Powered by Techcity

Cập nhật các kịch bản tăng trưởng năm 2024

Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị. Ảnh: Tuệ Nghi

Tăng trưởng quý I/2024 cao nhất kể từ năm 2020

Tổng cục Thống kê cho biết, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so cùng kỳ năm trước là mức cao nhất của quý I từ năm 2020 đến nay.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66% là khá phù hợp với các diễn biến kinh tế trong 3 tháng đầu năm. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98% do hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục ổn định, đáp ứng nguồn cung cho tiêu dùng trong nước, hoạt động chế biến và xuất khẩu.

Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng 6,28% nhờ hoạt động công nghiệp chế biến đang dần tích cực với nguồn cung nguyên liệu và máy móc thiết bị từ nhập khẩu được bảo đảm; sản xuất điện tăng cao bảo đảm phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và tiêu dùng.

Đáng lưu ý, các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế đang phục hồi rõ nét hơn. Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, ngành chế biến, chế tạo là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,98%, đóng góp 1,73 điểm phần trăm.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I/2024 theo giá hiện hành ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so cùng kỳ, phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng phục hồi ở nhiều ngành, lĩnh vực.

Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam quý I/2024 ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so cùng kỳ, đạt mức cao nhất của quý I các năm từ 2020 đến nay. “Mức tăng này dự báo sẽ tạo đà tiếp tục bứt phá cho các quý tiếp theo, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức”, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh nhận định.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất, nhập khẩu tăng trở lại cũng đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 17% và nhập khẩu tăng 13,9% so cùng kỳ. Cán cân thương mại, quý I duy trì thặng dư với giá trị xuất siêu đạt 8,1 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Khu vực dịch vụ tăng 6,12%, trong đó một số hoạt động dịch vụ cũng khá sôi động, đặc biệt dịch vụ hỗ trợ vận tải, kho bãi phục vụ xuất khẩu tăng mạnh; hoạt động du lịch có bước tăng trưởng tốt trong ba tháng đầu năm 2024, tính chung quý I/2024, Việt Nam đón khoảng 4,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 72% so cùng kỳ năm 2023.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 8,2%, trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 7,0%, doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 13,4%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 46,3%; doanh thu dịch vụ khác tăng 9,5%. Như vậy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý đầu năm là có sự đóng góp lớn của các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ du lịch lữ hành vào mức tăng trưởng chung.

2 kịch bản tăng trưởng

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh cho biết, tuy tăng trưởng quý I/2024 chưa phục hồi bằng thời điểm cùng kỳ năm 2018 và 2019 (trước đại dịch Covid-19) nhưng mức tăng trưởng này là kết quả cho những nỗ lực, sát sao, kịp thời trong điều hành chính sách của Chính phủ, các bộ, ngành và sự cố gắng, quyết tâm của các địa phương, doanh nghiệp, người dân trên con đường khôi phục và phát triển kinh tế.

Theo kịch bản điều hành tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, mục tiêu tăng trưởng năm 2024 đạt từ 6%-6,5%.

Trong đó, quý I có mức tăng trưởng tương ứng theo 2 kịch bản là 5,2% và 5,6%. Như vậy, nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao.

Căn cứ kết quả hoạt động kinh tế trong nước và diễn biến kinh tế thế giới trong quý I/2024, Tổng cục Thống kê cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng theo Nghị quyết 01/NQ-CP như sau:

Kịch bản 1: Tăng trưởng GDP cả năm 6%. Cụ thể, quý I tăng 5,66%; 9 tháng cuối năm tăng khoảng 6,12%, trong đó quý II tăng khoảng 5,85%; quý III tăng khoảng 6,22%; quý IV tăng khoảng 6,28%.

Kịch bản 2: Tăng trưởng GDP cả năm 6,5%. Cụ thể, quý I tăng khoảng 5,66%; 9 tháng cuối năm tăng khoảng 6,75%, trong đó quý II tăng khoảng 6,32%; quý III tăng khoảng 6,79%; quý IV tăng khoảng 7,08%.

Về diễn biến lạm phát, Tổng cục Thống kê cho biết, theo quy luật tiêu dùng, nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, kéo theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2024 giảm 0,23% so tháng trước. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so cùng kỳ; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, trên cơ sở tình hình thị trường trong nước quý I/2024, đánh giá tình hình thế giới và phân tích các yếu tố tác động tới lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê xây dựng 3 kịch bản lạm phát cho năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%.

Các kịch bản lạm phát được xây dựng thông qua dự báo biến động giá của các nhóm hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, xăng dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục…

Nguồn

Cùng chủ đề

Phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo. (Ảnh: LINH KHOA) Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồng chí lão thành cách mạng! Kính thưa Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước! Theo chương trình Kỳ họp, Chính phủ đã gửi đến Quốc hội 45 báo cáo, tờ trình, tài liệu trên nhiều lĩnh vực. Được...

Không chủ quan với lạm phát

Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị. (Ảnh: Tuệ Nghi) Theo cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ giữa tháng 5 này, giá bán điện bình quân tối thiểu được điều chỉnh 3 tháng/lần, thay vì điều chỉnh 6 tháng/lần như trước đây. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao

Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Theo Tổng cục Thống kê, cả nước có 57 địa phương có tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trong quý I, trong đó có 5 địa phương ghi nhận GRDP tăng trưởng ở mức hai con số. Dẫn đầu về tăng trưởng GRDP là Bắc Giang với mức tăng trưởng đạt 14,18%, là địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I cao nhất trong...

Cùng tác giả

Xã Đại Phú phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,57%

Đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lý Thu Năm 2024, Đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt nhiều kết quả. Thu ngân sách trên 9,3 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch giao; thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm; xã giữ vững các...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trên 4,1%

Năm 2024, sản xuất nông nghiệp đối mặt với khó khăn nhất trong lịch sử, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, cùng với đó giá cả vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao, trong khi giá bán nông sản không tăng. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền cùng với sự đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp, HTX, nông dân,...

Tổng kết Khối thi đua ngành Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc

Đồng chí Vân Đình Thảo, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư – đơn vị Trưởng khối thi đua dự và chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang Vân Đình Thảo chủ trì hội nghị. Khối thi...

Lâm Bình triển khai nhiều hoạt động tại Lễ hội Lồng Tông

Tại Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình, du khách được trải nghiệm với nghề dệt của dân tộc Pà Thẻn. Theo đó, lễ hội diễn ra trong 2 ngày 8, 9 - 2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong khuôn khổ của lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như: Lễ hội Lồng Tông; đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày xã...

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

(MPI) – Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2024 được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 06/01/2025, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhưng nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong phòng chống và khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thiên tai,...

Cùng chuyên mục

Thành lập Cụm công nghiệp An Hòa – Long Bình An

Cụm công nghiệp An Hòa - Long Bình An có quy mô 74,88 ha. Cụm công nghiệp có quy mô 74,88 ha, tại xã Thái Long và phường Đội Cấn (Tp Tuyên Quang). Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp là Công ty cổ phần Đầu tư LLN An Hòa. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (dự kiến) là 662,506 tỷ đồng, được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ...

UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp vụ Xuân năm 2025

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố căn cứ kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp được giao, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các giải pháp cụ thể để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Người dân xã Ninh Lai (Sơn Dương) cấy lúa Xuân 2025. Trong đó, theo dõi sát lịch xả nước của hồ thủy điện Tuyên Quang để bố trí lịch cấp nước, làm đất khoa học, hợp lý để...

Triển khai 30 gian hàng bình ổn thị trường và kích cầu tiêu dùng dịp Tết

Đông đảo người dân tham quan, lựa chọn mua sắm các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, từ ngày 5-1 đến 27-1, tại sảnh chính Vincom Plaza Tuyên Quang, 30 gian hàng bình ổn thị trường, kích cầu tiêu dùng dịp Tết. Các gian hàng bày bán những nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP, quần áo, hàng tiêu dùng… của Tuyên Quang và các tỉnh, thành phố cả nước.  Các sản phẩm đều đảm...

Agribank Tuyên Quang nguồn vốn tăng trưởng cao nhất 5 năm qua

Lãnh đạo Agribank chi nhánh Tuyên Quang chủ trì đối thoại với người lao động. Năm 2024 Agribank Chi nhánh Tuyên Quang hoàn thành xuất sắc 6/6 chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do Agribank giao: Nguồn vốn tăng trưởng 15% cao nhất trong năm 5 qua, tổng dư nợ đến cuối năm đạt 11.812 tỷ đồng, hoàn thành 145% kế hoạch; nguồn vốn huy động đạt 12.535 tỷ đồng, tăng 1.636 tỷ đồng so với năm 2023, đạt 210% kế hoạch tăng trưởng...

Hỗ trợ 200 triệu đồng thực hiện đề án khuyến công địa phương

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến thực phẩm của hộ kinh doanh Lê Quang Hải, thôn 21, xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang. Các đề án gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gỗ ván ép của Công ty TNHH trà Phú Lâm, tổ 8, phường Mỹ Lâm, thành...

Ngày 12-1 thủy điện Tuyên Quang xả nước phục vụ sản xuất vụ xuân 2025

Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi Hoàng Khai (Yên Sơn) kiểm tra trạm bơm để chuẩn bị cho việc bơm tích trữ nước phục vụ sản xuất. Đợt 1, bắt đầu từ 0h00’ ngày 12 đến hết ngày 16-1; đợt 2, bắt đầu từ 0h00’ ngày 8 đến hết ngày 14-2- 2025. Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ban quản lý, khai thác...

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Dồn sức thực hiện Theo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 31-12, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh đạt gần trên 4.294,8 tỷ đồng, tương đương 68,6% kế hoạch. Với kết quả giải ngân này, tỉnh đứng trong tốp các tỉnh có mức giải ngân khá của cả nước. Tuy nhiên, chưa đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân được nhận định chủ yếu là do cơ chế, chính sách,...

Các vùng rau an toàn chuẩn bị cung ứng hàng Tết

Nông dân xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) chăm sóc diện tích dưa chuột để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có khoảng 8.000 ha rau, đậu các loại, sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 96.000 tấn, tập trung chủ yếu ở các xã Ninh Lai, Thiện Kế (Sơn Dương); Trung Môn, Chân Sơn, Hoàng Khai (Yên Sơn); Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh...

Cú huých từ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Công thương trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024 cho các đơn vị. Những năm qua, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng, đáp ứng đủ điều kiện đăng ký tham gia bình chọn cấp...

Năm mới, động lực mới

Động lực phát triển Khi trung ương chỉ đạo về sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW, tỉnh Tuyên Quang đã nhanh chóng thực hiện sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị. Tỉnh đã triển khai các nội dung sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị theo định hướng của Trung ương.  Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang. Việc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất