Powered by Techcity

Cần tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho địa phương tự quyết định

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 25/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ủng hộ mở rộng đối tượng thụ hưởng

Về điều chỉnh phạm vi đầu tư, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nêu rõ, dù đã được quan tâm rất lớn, được đầu tư nhiều nhưng thống kê cho thấy, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hết sức khó khăn với 5 “cái nhất” đáng buồn, đó là: vùng khó khăn nhất, vùng có chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, vùng có kinh tế-xã hội phát triển chậm nhất, vùng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất và vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn). (Ảnh: DUY LINH)

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc mở rộng các đối tượng hưởng thụ của Chương trình áp dụng cho 4 nhóm: một số trường dự bị đại học, trường đại học, các trường phổ thông dân tộc nội trú không nằm địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; một số trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện có vai trò quan trọng; các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.

“Đây là các đối tượng tác động trực tiếp đến 3/6 chỉ số đo lường của chuẩn nghèo đa chiều: giáo dục, y tế và văn hóa thông tin”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Nhấn mạnh lại các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đại biểu đoàn Lạng Sơn đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ việc mở rộng đối tượng thụ hưởng của Chương trình. Hơn nữa, theo Tờ trình của Chính phủ, việc bổ sung 4 nhóm đối tượng với hơn 4.000 tỷ đồng nêu trên cũng không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14. Như vậy, không có tác động về nguồn lực đầu tư.

Về thẩm quyền và hình thức văn bản, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhất trí đưa vào Nghị quyết Kỳ họp thứ 7 với 2 nội dung:

Một là, Quốc hội nhất trí điều chỉnh nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nêu tại khoản 3 Điều 1 là “Nguồn vốn đầu tư của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm theo các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm và các quy định hiện hành”.

Hai là, Quốc hội đồng ý về sự cần thiết và bổ sung đầu tư, hỗ trợ 4 nhóm đối tượng vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn năm 2021 đến năm 2025; giao Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách cụ thể, bảo đảm mục tiêu của Chương trình và bảo đảm không làm tăng tổng mức đầu tư đã được Nghị quyết 120 của Quốc hội quyết định.

Lưu ý thời gian còn lại của giai đoạn 1 chỉ 1,5 năm, đại biểu đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát ban hành ngay danh mục các đối tượng thụ hưởng cụ thể; ban hành kế hoạch triển khai; quyết liệt chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện.

Trong quá trình xác định danh mục các đối tượng, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị cần lưu ý tránh trùng lắp, nhất là đối với các đối tượng đã được đầu tư theo chương trình phục hồi kinh tế và theo Nghị quyết số 99/2023/QH15 về giám sát chuyên đề việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Ủng hộ việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình, đại biểu Ngô Trung Thành (đoàn Đắk Lắk) cũng thống nhất quan điểm đưa hai nội dung đề xuất sửa đổi vào Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, không cần thiết phải ban hành một Nghị quyết riêng.

Tăng cường phân cấp cho địa phương

Tham gia thảo luận tại tổ, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) bày tỏ đồng tình với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc.

Qua thực tế tham gia giám sát ở một số địa phương, đại biểu nhận thấy khi triển khai thực hiện Chương trình, một số đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc, trường phổ thông dân tộc nội trú, thiết chế lịch sử, văn hóa tiêu biểu, y tế tuyến huyện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, liên quan trực tiếp tới nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình còn rất nhiều khó khăn, thật sự thiếu thốn, cần có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.

Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên). (Ảnh: DUY LINH)

Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị, tổ chức nêu trên chưa được quy định rõ tại chủ trương đầu tư Chương trình (do có trụ sở đóng ngoài địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), dẫn đến một số khó khăn trong bố trí vốn.

“Việc mở rộng các đối tượng thụ hưởng của Chương trình là cần thiết theo tinh thần các văn kiện của Trung ương và Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”, đại biểu Tạ Thị Yên cho hay.

Đại biểu cũng nhất trí về nguyên tắc điều chỉnh nguồn vốn thực hiện Chương trình theo đề nghị của Chính phủ, theo đó nguồn vốn đầu tư của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm theo các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm và các quy định hiện hành.

Để việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình sớm đi vào cuộc sống, đại biểu Tạ Thị Yên nhất trí với đề xuất của Hội đồng Dân tộc là bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và không ban hành nghị quyết riêng vì với nội dung điều chỉnh không lớn, qua đó tạo điều kiện chủ động cho Chính phủ có các quy định chi tiết, đồng thời phân cấp thực thi các điều chỉnh này trong tổng mức đầu tư của Chương trình đã được Quốc hội quyết định.

Bên cạnh đó, nữ đại biểu đoàn Điện Biên đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan hết sức chú ý tới tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình cũng như tiến độ giải ngân vì thời gian của kế hoạch 5 năm 2021-2025 còn lại rất ít, trong khi đó tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và giải ngân các nguồn vốn chưa tương xứng.

Đại biểu nhấn mạnh cần tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho địa phương tự quyết định trong tổng nguồn vốn Trung ương phân bổ cho các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, từng năm cũng như trung hạn 5 năm, có như vậy mới có thể đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

Nguồn

Cùng chủ đề

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững

Nỗ lực đồng bộ để giảm nghèo Huyện Sơn Dương, với 29 xã và 1 thị trấn, là nơi cư trú của 22 dân tộc anh em, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 47% dân số. Huyện đã tích cực rà soát các nguyên nhân tái nghèo, từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp với từng hộ dân. Xác định đào tạo nghề là một trong những giải pháp trọng tâm của huyện, để giảm nghèo...

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý kiến vào dự thảo Luật. Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tại doanh nghiệp theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến góp ý dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và tiếp xúc cử tri chuyên...

 Đại biểu dự hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khóa XV; Âu Thị Mai, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh; lãnh đạo MTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành, Công ty Điện lực Tuyên Quang. Tại hội...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang lên 4 làn xe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo cuộc họp. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) Điều chỉnh thiết kế đồng bộ, giảm thiểu phá dỡ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo nhất quán việc đầu tư các tuyến cao tốc hoàn chỉnh 4 làn xe để bảo đảm an toàn kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, Quốc hội đã quyết định bổ sung...

Phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Nhân dân

Nhiều đóng góp chất lượng từ thực tiễn địa phương Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết: Kỳ họp thứ Bảy là kỳ họp có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, cả về xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong đó, nhiều nội dung được bổ sung vào chương trình...

Cùng tác giả

Nâng cấp và xây mới nhiều bệnh viện tại miền Bắc, Nam, Trung và Tây Nguyên

Nội soi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, một trong số bệnh viện sẽ được đầu tư mạnh trong giai đoạn 2025-2030 – Ảnh: HỒNG HÀ Theo đó, về phân bổ mạng lưới y tế, sẽ có hai nhóm bệnh viện đa khoa cấp tỉnh đảm nhận chức năng vùng (ví dụ Bệnh viện Đa khoa Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang đảm nhận chức năng bệnh viện vùng trung du –...

Miền Bắc đứng giá sau nhiều ngày tăng

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (25/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận không có sự điều chỉnh giá như ngày hôm qua (24/12. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 25/12/2024: Miền Bắc đứng giá sau nhiều ngày liên tục tăng. Ảnh: Phúc Lộc Trong đó, hôm nay ghi nhận nhiều tỉnh giao dịch ở mức 69.000 đồng/kg, gồm: Phú Thọ,...

Nậm Nhùn (Lai Châu): Bế mạc lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của dân tộc Mảng

Dự buổi bế mạc có ông Hà Văn Ruệ- Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Trưởng Ban Tổ chức lớp truyền dạy; ông Sùng Thải Sinh- Phó Chủ tịch UBND xã Trung Chải cùng các thành viên Ban Tổ chức, quản lý lớp, các Nghệ nhân, học viên tham gia lớp truyền dạy. Lớp học được tổ chức trong vòng 9 ngày, dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, biên đạo múa nên các học viên đã...

Tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ lĩnh vực y tế

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang. Chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang có đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, thành phố, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh. Năm 2024, ngành Y tế đạt 3/3 chỉ tiêu kinh tế - xã...

Thành phố Tuyên Quang tổ chức nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ

Rước Mẫu hoàn cung tại Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La (thành phố Tuyên Quang) năm 2024. Theo đó, từ ngày 25/12/2024 - 15/3/2025 sẽ diễn ra các hoạt động: Chợ hoa Tết, trưng bày các cây cảnh, sinh vật cảnh, đồ gỗ mỹ nghệ gốm sứ, đồ trang trí gắn với không khí Tết; biểu diễn văn nghệ; các hoạt động thi đấu thể thao: Giải bóng chuyền hơi thành phố Tuyên Quang; Giải Pickcleball; các hoạt động giao lưu thi đấu các môn...

Cùng chuyên mục

12 loại cây lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cây dâu tằm được trồng trên đất lúa mang lại thu nhập cao tại xã Tân Long (Yên Sơn). Có 12 loại cây lâu năm gồm: cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây phật thủ, cây ổi, cây thanh long, cây na, cây táo, cây chè, cây mía, cây dâu tằm và nhóm dược liệu lâu năm sẽ được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Sở Nông nghiệp và Phát triển...

Dự án hỗ trợ bò H’Mông: Tạo sinh kế cho người dân

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bò H’Mông trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Thời gian thực hiện dự án trong 5 năm (2024-2028). 60 hộ dân thuộc 2 xã Xuân...

Agribank Tuyên Quang: Đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn dịp cuối năm

Ông Đào Quang Uy, Phó Giám đốc Agribank Tuyên Quang cho biết: Cuối năm thường là thời điểm tội phạm có chiều hướng gia tăng với nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động giao dịch, Agribank Tuyên Quang yêu cầu các phòng ban, bộ phận, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc luôn...

Một năm vượt bão thành công

Tín hiệu vui từ xuất khẩu nông sản Những ngày đầu tháng 10-2024, lô hàng gồm các sản phẩm nông sản của Tuyên Quang lần đầu tiên làm lễ xuất sang thị trường Anh. Đây là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm của tỉnh đã nhận được phản hồi tốt về phía khách hàng...

Sẵn sàng các phương án bảo đảm điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân dịp năm mới

Công nhân Điện lực Tuyên Quang kiểm tra vận hành hệ thống điện Trạm biến áp 110kV Gò Trẩu (TP Tuyên Quang). Nhu cầu sử dụng điện trong dịp cuối năm tăng mạnh, đặc biệt là cho các hoạt động liên quan đến sản xuất và kinh doanh, phục vụ sản xuất cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo các phòng chức năng, các điện lực trực thuộc tổ...

Khuyến công đồng hành, hỗ trợ hiệu quả hợp tác xã phát triển

Giai đoạn 2020-2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 56 đề án khuyến công quốc gia và địa phương trên địa bàn toàn tỉnh với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng. Các nội dung hỗ trợ được tập trung có trọng tâm, trọng điểm như: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới; hỗ trợ...

20 gian hàng tham gia Phiên chợ trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại Chiêm Hóa

Đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Phiên chợ có trên 20 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm OCOP; sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu tại phiên chợ. Phiên chợ là chuỗi hoạt động hưởng ứng phát triển thị trường trong...

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục – Bài cuối: Bài học đoàn kết

Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Bài 2: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ Đoàn kết vượt bão Trận lũ lịch sử hồi trung tuần tháng 9 được đánh giá là mạnh nhất 30 năm qua. Sự tàn phá của thiên tai đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho tỉnh và tưởng chừng sẽ khó có thể gượng dậy được. Vậy mà bằng nỗ lực, tinh thần đoàn kết một lòng...

Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ vào phát triển doanh nghiệp Hiện toàn tỉnh có hơn 2.600 doanh nghiệp. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng thực hiện đổi mới, đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến vào một số ngành sản xuất công nghiệp mà tỉnh có lợi thế như: Chế biến chè chất lượng cao, sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, sản xuất giấy, thép, bột đá siêu mịn; sản xuất gạch, cấu...

Nhiều hoạt động thiết thực tri ân khách hàng

Hưởng ứng Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong tháng 12-2024, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Vệ sinh công nghiệp miễn phí trạm biến áp cho 30 khách hàng có trạm biến áp riêng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Triển khai chương trình nhắn tin Tri ân đến khách hàng qua tin nhắn SMS, Email…, từ ngày 15 đến ngày 22-12...

Tin nổi bật

Tin mới nhất