Powered by Techcity

Bước chuyển từ các tiểu thương

Trong vài năm trở lại đây, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, quét mã QR để chuyển khoản đã trở nên phổ biến trong hoạt động giao thương của các tiểu thương tại các chợ truyền thống từ địa bàn thành phố đến địa bàn các huyện. Trên các quầy hàng quần áo, giày dép, thực phẩm, hoa quả… hầu hết đều có mã QR để khách hàng thanh toán khi mua hàng, sử dụng dịch vụ.

Kinh doanh các sản phẩm trang trí, mỹ phẩm tại chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang) từ nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Nga chia sẻ: “Trước đây, đa số khách trả tiền mặt hoặc khi khách chuyển khoản, tôi thường đọc số tài khoản nhưng khoảng hơn 1 năm nay, tôi đã sử dụng mã quét QR để thanh toán. Hiện nay, hầu như quầy hàng nào cũng có bảng mã QR, thậm chí một quầy còn có 2 – 3 mã của các ngân hàng. Hình thức thanh toán này rất tiện lợi và ngày càng nhiều khách hàng thanh toán theo hình thức này”.

Bà Nguyễn Thị Dương kinh doanh thịt lợn mấy chục năm nay tại chợ Tam Cờ cho biết, bà đã lớn tuổi nên việc tiếp cận công nghệ không giỏi như lớp trẻ, việc mở tài khoản và sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt với bà cũng mất nhiều thời gian hơn những người khác. Mò mẫm một lúc không được là bà không sử dụng nữa.

Tiểu thương bán hoa quả ở chợ Phan Thiết (TP Tuyên Quang) sử dụng mã QR của các ngân hàng cho khách hàng thanh toán thuận tiện, nhanh chóng.

Nhưng từ khi dịch Covid-19 xảy ra, việc cầm tiền thanh toán của khách thôi cũng thấy sợ, thế là bà phải học cho bằng được. Sau khi biết dùng, bà bảo biết thuận tiện thế này thì bà đã chịu khó học sử dụng sớm hơn rồi. Từ khi biết dùng, bà không còn phải đi thu tiền mặt mỗi ngày từ các nhà hàng bà giao thịt nữa. Khách đến mua lẻ có mã QR bà dán sẵn bàn quầy khách chỉ việc thanh toán. 

Hơn 20 năm buôn bán theo kiểu truyền thống, bà Nguyễn Thị Năm – tiểu thương kinh doanh hoa quả phía sau chợ Tam Cờ không nghĩ đến gian hàng trái cây của mình lại xuất hiện trên zalo, facebook mỗi ngày. Ban đầu nhờ có sự trợ giúp của các con, nhưng sau một thời gian thì giờ đây bà Năm rất rành rẽ trong việc chụp hình các loại trái cây, viết content quảng bá trên các nhóm, fanpage “chợ mạng”.

Thậm chí, mùa cam Hàm Yên vừa qua, hàng tấn cam sành được khách hàng khắp các tỉnh, thành trong nước đặt mua. Khách hàng nhờ bà Năm đóng thành từng thùng, mỗi thùng 10 – 20 kg gửi cho người thân làm quà biếu, tặng… Khách đặt đi biếu cũng được bà chăm chút cẩn thận, kỹ lưỡng và không quên “chụp hình” lại để quảng bá. Khách mua lẻ không dùng tiền mặt bà cho quét mã QR, khách ở xa thì thanh toán chuyển khoản. Tiền thanh toán cho chủ vườn cam để nhập hàng bà cũng chuyển khoản cho tiện.

“Nếu chỉ ngồi bán ở chợ thì mỗi ngày có khoảng hai chục khách mua lẻ, mỗi người vài cân, mỗi ngày chỉ bán được 1 – 2 tạ. Trái cây thường xuyên bị hư hỏng vì tiêu thụ chậm. Nhưng với việc bán online thì số lượng trái cây nhập về đã gấp 5, gấp 10 lần so với trước, lượng khách hàng cũng tăng cao” – bà Năm chia sẻ.

Không riêng gì chị Nga, bà Dương, bà Năm, nhiều tiểu thương cho biết muốn trụ lại với chợ truyền thống thì không có cách nào khác buộc phải thay đổi hình thức kinh doanh, tiếp cận thị trường, đặc biệt là trong xu thế chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ trên khắp mọi lĩnh vực hiện nay. Các tiểu thương giờ đây không chỉ phải biết bán hàng qua trang mạng mà còn livestream, quảng cáo, cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà. Đồng thời hầu hết các tiểu thương đều  biết đến thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách chuyển khoản, quét mã QR…

Agribank chi nhánh huyện Na Hang triển khai chương trình tặng mã QR cho các tiểu thương tại chợ trung tâm huyện.

Mô hình thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ được các tiểu thương ở địa bàn thành phố Tuyên Quang áp dụng mà còn lan tỏa đến các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh từ chợ thị trấn Na Hang (Na Hang) đến các chợ địa bàn huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương…

Tuy nhiên để tồn tại và phát triển ngoài việc các tiểu thương bắt nhịp chuyển đổi số thì cần phải bảo đảm kinh doanh thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nâng cao được sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại trên thị trường. Đồng thời, xây dựng văn hóa kinh doanh văn minh, lịch sự, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng khi đến với chợ truyền thống.

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng 2030 của Chính phủ với quan điểm là phát triển mỗi người dân thành một doanh nhân số, mỗi doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thành một doanh nghiệp số, ứng dụng công nghệ số để kinh doanh trên môi trường mạng. Mục tiêu là đến 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP.

Như vậy, các tiểu thương kinh doanh tại chợ truyền thống cũng không thể đứng ngoài cuộc. Nhưng để đạt mục tiêu này, việc gia tăng các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong công tác quản lý Nhà nước về chợ trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong quản lý, phục vụ hoạt động của chợ truyền thống là một trong các yêu cầu cấp thiết. Đồng thời trong quá trình chuyển đổi số của các tiểu thương ở các chợ truyền thống, cần có sự chung tay của ban quản lý chợ, chính quyền địa phương cùng xây dựng chợ thành nơi mua sắm phù hợp với thói quen mới, văn minh, hiện đại, phù hợp với xu thế.

Nguồn

Cùng chủ đề

Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2025

Dự và chỉ đạo có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh. Đại biểu dự hội nghị. Trong năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh triển khai công tác chỉ đạo điều hành về lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển...

Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2025

 Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Dự tại điểm cầu Tuyên Quang có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Năm 2024, Bộ TT&TT đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt,...

Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả – Bài cuối: Phát triển kinh tế số và thúc đẩy đổi...

>> Bài 1: Bắt kịp xu thế >> Bài 2: Xây dựng chính quyền số Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế số Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tuyên Quang đã sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với...

Ưu tiên hàng đầu là phát triển hạ tầng số

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội thảo. Dự hội thảo có đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin  và Truyền thông; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các tập đoàn, tổng công ty; các doanh nghiệp trong và ngoài...

Tiếp tục quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chuyển đổi số

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Thời gian qua, Công an các đơn vị địa phương đã bám sát các nhiệm vụ được giao theo tiến độ kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Công an, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án 06 và dịch vụ công trực tuyến; cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý, trọng...

Cùng tác giả

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung xem xét...

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Ngày Thơ Việt Nam

Các đại biểu dự Ngày Thơ Việt Nam tại Tuyên Quang. Dự Ngày thơ Việt Nam có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam; Sở Văn hoá, Thể thao...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan trọng nhất là chăm lo đời sống cho Nhân dân

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga báo cáo với Tổng Bí thư về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự buổi làm việc, về phía Trung ương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ...

Nhộn nhịp thị trường vàng ngày vía Thần Tài

Mẫu mã đa dạng Để phục vụ nhu cầu mua sắm vàng dịp đầu năm và trong ngày vía thần tài, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn TP. Tuyên Quang như: Cửa hàng vàng bạc Tuấn Anh, Kim Dung, Minh Dung, Giang Sơn, PNJ… đều chủ động lượng lớn vàng và mẫu mã đa dạng. PNJ ra mắt bộ sưu tập Xuân - Thần Tài 2025 với hàng loạt thiết kế trang sức và...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Đón tiếp và cùng đi với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu...

Cùng chuyên mục

Nhộn nhịp thị trường vàng ngày vía Thần Tài

Mẫu mã đa dạng Để phục vụ nhu cầu mua sắm vàng dịp đầu năm và trong ngày vía thần tài, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn TP. Tuyên Quang như: Cửa hàng vàng bạc Tuấn Anh, Kim Dung, Minh Dung, Giang Sơn, PNJ… đều chủ động lượng lớn vàng và mẫu mã đa dạng. PNJ ra mắt bộ sưu tập Xuân - Thần Tài 2025 với hàng loạt thiết kế trang sức và...

Trao đổi công tác quản lý kỹ thuật vận hành lưới điện trung áp

Đại biểu dự hội thảo. Tới dự có lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; lãnh đạo Điện lực các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Công ty Thí nghiệm điện miền Bắc. Tại hội thảo, lãnh đạo Ban Kỹ thuật, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc báo cáo công tác triển khai quản lý sự cố lưới điện trung áp, tình hình sự cố năm 2025. Đồng thời, đại biểu đã dành thời...

25 chủ vườn đăng ký đạt chuẩn “Vườn mẫu nông thôn mới”

Vườn thanh long của ông Đỗ Văn Hưng, thôn 1 Minh Phú (Hàm Yên) rộng 7 ha đạt chuẩn Vườn mẫu nông thôn mới. Trong đó, huyện Sơn Dương có số lượng chủ vườn đăng ký nhiều nhất với 10 vườn; Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang mỗi huyện, thành phố 5 vườn; huyện Yên Sơn, Na Hang mỗi huyện 2 vườn và huyện Hàm Yên 1 vườn.   5 tiêu chí để công nhận được vườn mẫu gồm: diện...

Công ty Điện lực Tuyên Quang hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ 2025

Cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Tuyên Quang tham gia hưởng ứng Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025. Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty Điện lực Tuyên Quang cùng cán bộ, công nhân ngành điện đã hưởng ứng Tết trồng cây năm 2025, đồng thời, kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty tích cực tham gia trồng cây tại khuôn viên trụ sở của các điện lực trực thuộc, nhằm...

Sôi nổi không khí lao động đầu xuân

Các đơn vị thi công tuyến Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang xuyên Tết. Lao động làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên Seshin Vn2 ở Khu Công nghiệp Long Bình An.  Công nhân sản xuất thép tại Nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang ở Khu Công nghiệp Long Bình An (TP Tuyên Quang). Nông dân xã Quyết Thắng (Sơn Dương) bừa ruộng chuẩn bị cấy. Người dân thành phố Tuyên Quang ra đồng cấy lúa. Nguồn:...

Thực phẩm dồi dào sau Tết Nguyên đán

Chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang) mở bán hàng trở lại sau Tết. Theo khảo sát của phóng viên tại các chợ dân sinh cho thấy hiện giá rau, củ, quả, thịt, cá tương đối ổn định. Chị Nguyễn Thị Hoa, tiểu thương tại chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang) cho biết: “Các mặt hàng rau, củ thực phẩm sau Tết tôi nhập về và bán ra, có giá từ 8.000 - 30.000 đồng/kg tùy từng loại, mặc dù nhu cầu rau xanh...

Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế – xã hội của tỉnh

Tập thể lãnh đạo Sở KH&ĐT đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, các chi bộ, phòng chuyên môn, tổ chức đoàn thể tích cực, chủ động tham mưu thực hiện hoàn thành 137/137 nhiệm vụ Chủ tịch, UBND tỉnh giao; hoàn thành 8/8 nhiệm vụ theo Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2024.  Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vân Đình Thảo (thứ 3 từ trái sang) kiểm tra tiến độ thi công...

Vượt bão đón Xuân

Bão bủa vây Chưa có năm nào ngành Nông nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách như năm 2024. Những tháng đầu năm, thời tiết diễn biến phức tạp. Hạn hán, mưa bão liên tiếp xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Đỉnh điểm trận mưa lũ hoàn lưu cơn bão số 3 hồi đầu tháng 9. Theo báo cáo của Văn phòng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh,...

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lan tỏa niềm vui ngày Tết

Ông Lê Mạnh Thao, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là vào các dịp cao điểm cuối năm và lễ Tết, Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện hàng trăm đợt kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại. Cục đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm quan trọng, góp phần...

Nông dân thời hiện đại

Dám nghĩ, dám làm Năm 2023, anh Trương Công Định, một nông dân ở thôn Trại Mít, xã Hào Phú (Sơn Dương), đã gây bất ngờ khi đầu tư nửa tỷ đồng mua máy bay không người lái để phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều người ban đầu cho rằng anh “gàn dở”, nhưng anh đã chứng minh rằng đó là quyết định đúng đắn. Chị Nông Thị Lịch,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất