Powered by Techcity

Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

Dự phiên bế mạc có đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, các ban, ngành, doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.

Các đại biểu dự phiên bế mạc.

Phát biểu bế mạc Diễn đàn, đồng chí Lê Quốc Minh khẳng định: Sau 10 phiên thảo luận chuyên sâu, Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã thành công tốt đẹp. Diễn đàn đã đón nhận rất nhiều tham luận, ý kiến đánh giá, thảo luận tâm huyết từ các nhà báo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu.

Tóm lược những nội dung nổi bật cũng như kết luận cụ thể với từng phiên thảo luận, đồng chí cho biết, trong phiên thứ nhất “Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, các ý kiến đã thống nhất cao ở những vấn đề mấu chốt cơ bản: Đó là vai trò quan trọng của báo chí cách mạng trong tuyên truyền phố biến định hướng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước; cầu nối gắn bó mật thiết với nhân dân; lực lượng tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần chống lại cái xấu cái tiêu cực, bảo vệ tôn vinh cái đẹp, giá trị nhân văn.

Các ý kiến đều khẳng định, tính Đảng, tính định hướng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hoạt động báo chí cách mạng, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những thách thức to lớn, như cạnh tranh thông tin trong kỷ nguyên số, khi tâm lý, thị hiếu công chúng thay đổi, phương tiện thay đổi; những hạn chế, điểm yếu, dư địa đổi mới nằm ngay trong bản thân cơ chế hoạt động của các cơ quan báo chí của Đảng.

Bên cạnh đó là sự trì trệ xơ cứng ở một bộ phận người làm báo; sự chậm đổi mới trong phương thức quản trị tòa soạn, chỉ đạo thông tin, đầu tư cho đội ngũ và cơ sở vật chất làm báo; tính bất xứng trong kỳ vọng về trách nhiệm dẫn dắt chủ đạo thông tin với cơ chế đã bộc lộ khiếm khuyết, đầu tư không đúng tầm và đội ngũ không theo kịp cả về năng lực trình độ và bản lĩnh.

Trong phiên thứ 2 “Xây dựng môi trường văn hóa báo chí”, các diễn giả nhấn mạnh môi trường văn hóa báo chí là bệ đỡ để báo chí Việt Nam phát triển đúng định hướng, chuyên nghiệp. Do đó, cần đề cao yếu tố văn hóa trong hoạt động nghiệp vụ và trong tác phẩm báo chí; nêu cao tính nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hướng đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”, lan tỏa những điều tốt đẹp, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, tiêu cực, bồi đắp nền tảng tinh thần tốt đẹp cho xã hội.

Đồng thời, phải xây dựng được một cái lõi văn hóa, từ việc nghiêm chỉnh thực hiện 6 tiêu chí trong xây dựng cơ quan báo chí văn hóa; 6 tiêu chí của người làm báo văn hóa. Các cơ quan báo chí phải thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng trong gìn giữ, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đối với câu chuyện kinh tế có làm “phai nhạt” yếu tố văn hóa trong hoạt động báo chí, các diễn giả cho rằng, các cơ quan quản lý báo chí phải sáng tạo, năng động để tìm ra được nguồn kinh tế bảo đảm, để từ đó người làm báo mới có thể sống được với nghề báo của mình. Những người làm báo phải tìm đến những giá trị đích thực và vốn có của nghề báo: đó là tính nhân văn, sự trung thực, là chiến đấu vì công lý.

Phiên thứ 3 “Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội”, kết quả thảo luận cho thấy, các cơ quan báo chí cho chiến lược nội dung vượt trội hiệu quả đều phải phát triển báo chí dữ liệu. Nguồn dữ liệu mở, dữ liệu liên kết, dữ liệu tự thân của các cơ quan báo chí, đặc biệt là dữ liệu cho việc phân tích xu hướng báo chí sẽ là cơ sở cho việc lọc và làm giàu dữ liệu, phân tích đánh giá, trực quan hoá dữ liệu là những thao tác cơ bản để ứng dụng báo chí dữ liệu trong kể chuyện đa phương tiện, tạo tính đặc sắc và vượt trội của nội dung báo chí.

Để phát triển báo chí dữ liệu, cần hiểu rõ bản chất, vai trò, điều kiện thực thi nó, có giải pháp tổng thể trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn năng lực, nguồn lực, xu hướng thế giới, đặc thù công chúng của từng cơ quan báo chí. Chỉ có nội dung vượt trội khi cơ quan báo chí đổi mới sáng tạo cả 4 lĩnh vực: chiến lược sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực công chúng – khách hàng và kinh tế báo chí truyền thông.

Các ý kiến cũng khẳng định, báo chí dữ liệu là hướng đi không thể tách rời dòng chảy báo chí Việt Nam. Để có một sự phát triển bền vững, ngoài tự thân các cơ quan báo chí chủ động nghiên cứu, tìm kiếm cho riêng mình mô hình báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội thì cần xây dựng một hệ sinh thái báo chí truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại, hướng tới báo chí số. Thông qua hệ sinh thái này, các cơ quan báo chí có khả năng sẵn sàng chia sẻ, kết nối dữ liệu.

Để thực hiện điều này, vai trò của các cơ quan có tính định hướng, quản lý, dẫn dắt như Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Hội nhà báo Việt Nam rất quan trọng. Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tham mưu, hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; Hội Nhà báo có vai trò dẫn dắt, tư vấn xây dựng các mô hình quản lý và mô hình nghiệp vụ của các cơ quan báo chí trong xây dựng hệ sinh thái này.

Phiên thứ 4 “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”, các diễn giả nhận định, báo chí trong kỷ nguyên số sẽ không thể tách rời công nghệ, thậm chí công nghệ đang dẫn dắt báo chí và đa phần các tòa soạn lớn sẽ phát triển theo xu hướng trở thành các tập đoàn công nghệ-truyền thông. Nhưng muốn thực hiện tham vọng đó, các tòa soạn cần phải đa dạng hóa nguồn thu, phát triển những mô hình kinh doanh kỹ thuật số. Như vậy, việc đầu tư cho công nghệ cũng chính là hướng đến phương thức tạo nguồn thu mới, thay thế cho các nguồn thu truyền thống.

Nhà báo Thi Uyên (Báo Nhân Dân) trình bày tham luận trong phiên thảo luận về đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trí tuệ Nhân tạo (AI) đang trở thành nhân tố có thể làm thay đổi cuộc chơi, không chỉ với báo chí mà còn trên bình diện rộng hơn. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí Việt Nam lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thiếu hành lang pháp lý cho đến công nghệ lõi để bước vào sân chơi này.

Từ các vấn đề trên, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp phù hợp để các tòa soạn vừa và nhỏ cũng có thể lựa chọn và tìm ra cho mình những hướng đi đúng đắn, nhằm bắt kịp với xu hướng của báo chí thế giới.

Phiên thứ 5 “Đa dạng nguồn thu các cơ quan báo chí”, các ý kiến có chung nhận định, nguồn thu báo chí đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan báo chí hiện nay. Nếu chỉ trông chờ, phụ thuộc nhiều vào quảng cáo, các cơ quan báo chí sẽ luôn phải đối diện với nguy cơ sụt giảm doanh thu, trong bối cảnh nhiều cách tìm khách hàng không còn phải đi qua các cơ quan báo chí. Các doanh nghiệp đã và đang tìm những phương thức quảng bá sản phẩm, bán hàng có hiệu quả khác. Thêm nữa, việc các trang tin, trang mạng xã hội lấy lại nội dung có chọn lọc một cách chủ đích từ các cơ quan báo chí cũng thu hút doanh thu quảng cáo khiến miếng bánh kinh tế cho các cơ quan báo chí ngày một nhỏ đi.

Các tòa soạn đang nỗ lực đa dạng hóa tiếp cận độc giả bằng cách tiếp cận các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn. Trong đó, nỗ lực đa dạng các kênh tiếp cận độc giả, bởi có độc giả mới có nguồn thu. Cũng theo các diễn giả, các cơ quan báo chí đã có những bước chuyển mới khi phần lớn nguồn thu hiện nay chuyển sang nền tảng số. Sự chuyển đổi này đến từ việc đầu tư nhiều vào công nghệ, thay đổi tư duy, thói quen làm báo của các nhóm phóng viên, biên tập viên.

Phiên thứ 6 “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích”, các diễn giả đã đưa ra 4 giải pháp và kiến nghị để phát triển báo chí điều tra.

Một là, tiếp tục có chương trình, giáo trình, có đội ngũ nhân sự để đào tạo các phóng viên điều tra ngay từ khi các em còn học đại học

Hai là, tại các cơ quan báo chí nhất là các cơ quan báo chí lớn, tùy điều kiện khôi phục lại nhóm/ tổ/ phòng ban chuyên về thể loại điều tra. Trên các số báo; giao diện; chương trình của các cơ quan báo chí nên duy trì những chuyên mục, chương trình với tên gọi gắn với thể loại nhằm “giữ lửa” cho thể loại và giữ chân độc giả yêu thích thể loại này đồng thời lôi kéo phát triển các nhóm độc giả mới.

Ba là, cần có cơ chế chính sách phù hợp về điều kiện làm việc, thu nhập, nhằm khuyến khích những cây viết lĩnh vực này yên tâm công tác, có thu nhập khá, có sự đảm bảo khi gặp rủi ro, sự cố. Cần thiết có thể thành lập “Quỹ phòng ngừa rủi ro”. Cơ quan báo chí ưu tiên đầu tư về công nghệ phương tiện để hỗ trợ các tác phẩm báo chí không chỉ có chất lượng cao mà còn có hình thức hấp dẫn, tiếp cận nhanh nhất đến độc giả.

Bốn là, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cần nghiên cứu cơ chế, chính sách; đưa ra các kiến nghị để coi người làm báo chí điều tra là những người thi hành công vụ.

Phiên thứ 7 “Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI”, với 4 bản trình bày, phiên thảo luận và những video trình chiếu, hội thảo đã đi tới những nhận định: Công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh có tính cách mạng trong việc tạo ra những hình ảnh và nội dung sinh động. Đồng thời, đây cũng là một công cụ để hiểu và phục vụ được công chúng một cách tốt nhất.

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh sẽ tạo ra sự giải phóng sức lao động, cũng như nâng cao năng suất lao động một cách vượt bậc trong sản xuất sản phẩm truyền hình. Điều đó giúp cho ngành truyền hình phát huy được thế mạnh của mình.

Bên cạnh đó, những rủi ro mà trí tuệ nhân tạo tạo sinh mang lại cũng là những thách thức rất lớn trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra những nội dung tương tự như những nội dung có bản quyền. Điều này dẫn tới sự vi phạm sở hữu trí tuệ.

Khi thông tin ban đầu là không chính xác, dễ gây hiểu lầm; hoặc dữ liệu không đầy đủ, sai lệch; thậm chí là thông tin giả, các mô hình AI sáng tạo khó có thể kiểm chứng một cách minh bạch về các sự thật khách quan.

Sự bất bình đẳng, thiên vị, phản ánh những thông tin thiếu tính nhân văn… cũng có thể là những rủi ro mà trí tuệ nhân tạo tạo sinh có thể mang lại cho truyền hình nếu chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ này.

Không thể phủ nhận, trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang và sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Tuy nhiên vai trò của trí tuệ con người đối với những sản phẩm mà trí tuệ nhân tạo tạo ra càng cần phải được phát huy và tập trung cao độ.

Song song với đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI, chúng ta cần tiếp tục tạo ra và chia sẻ những thông tin mang tính xác thực và có giá trị nhân văn. Đó là những dữ liệu đóng góp vào kho dữ liệu lớn của Việt Nam. Từ đó, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển rất lớn, giá trị năng lực cạnh tranh của truyền hình cũng ngày càng tăng lên. Trí tuệ nhân tạo sẽ chắp cánh sáng tạo cho những người làm truyền hình.

Phiên thứ 8 “Phát thanh năng động trong môi trường số”, ý kiến tham luận và khán giả đều thống nhất: chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc, không thể cưỡng lại đối với tất cả cơ quan báo chí. Các Đài Phát thanh – Truyền hình cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội phát triển trong kỷ nguyên số, để có những chiến lược đầu tư phát triển phù hợp.

Cùng với đó, để thích ứng với môi trường số, việc thay đổi nhận thức của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý phát thanh là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, yếu tố con người là vấn đề trung tâm trong phát triển nội dung số, từ những phóng viên, biên tập viên, đến thính giả.

Ngoài ra, cần quan tâm đầu tư nguồn lực, cả nhân lực, vật lực và tài chính để phát thanh phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các loại hình báo chí trong môi trường số.

Các ý kiến cho rằng, để các Đài Phát thanh – Truyền hình, các kênh sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam có thể tồn tại, phát triển, rất cần xây dựng chiến lược để phát triển các nội dung phát thanh trên nền tảng số. Chiến lược này đòi hỏi những giải pháp cụ thể, và cả những đề xuất, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền để phát thanh Việt Nam phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các loại hình báo chí khác trên nền tảng số.

Phiên thứ 9 “Mô hình hợp tác hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo”, các diễn giả nhất trí cho rằng, không chỉ giới hạn ở các mô hình hợp tác quảng cáo, truyền thông thương hiệu, báo chí và doanh nghiệp hoàn toàn có thể hợp tác trong các hoạt động giáo dục công chúng, tuyên truyền, định hướng khuynh hướng tiêu dùng phù hợp với lối sống xanh, có trách nhiệm, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Điều này cũng trực tiếp mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp đang phát triển theo mô hình ESG – môi trường, xã hội, quản trị bền vững.

Sự hợp tác xây dựng hình ảnh minh bạch, khách quan cho doanh nghiệp trên các nền tảng báo chí xác tín, tin cậy, chính là cơ sở để xây dựng niềm tin đối với doanh nghiệp. Xu hướng marketing bằng nội dung chính là phương thức hợp lý và hiệu quả, mở đường cho giải pháp hợp tác gọi là branded content – nội dung báo chí mang tính truyền thông cho thương hiệu, dưới nhiều hình thức khác nhau, trên mặt báo hoặc bên ngoài mặt báo, phù hợp cho mô hình đa nền tảng của báo chí hiện đại.

Theo các diễn giả, doanh nghiệp phải nhận thức lợi ích riêng của mình nằm trong tổng thể lợi ích chung của ngành, của khu vực, của quốc gia và toàn bộ nền kinh tế-xã hội. Việc tham gia cùng báo chí trong các dự án, chương trình truyền thông, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, văn hoá… chính là sự hợp tác sâu rộng và bền vững. Về phía báo chí, cũng cần quan tâm xây dựng những chương trình phù hợp với từng doanh nghiệp, thật sự quan trọng đến đời sống xã hội, và có khả năng hỗ trợ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp một cách tích cực và hiệu quả.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tặng hoa cho các diễn giả tham gia các phiên thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024.

Phiên thứ 10 “Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số”, cuộc thảo luận đặt ra một số vấn đề: hệ thống văn bản pháp luật về tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và quyền liên quan là cơ sở để cảnh báo, ngăn ngừa, phát hiện và xử phạt vi phạm. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập và phân tán. Và ở góc độ chủ thể và người sáng tạo nội dung, các nhà báo và cơ quan báo chí cũng còn lúng túng và chưa thật sự quyết liệt trong bảo vệ quyền lợi của mình.

Các diễn giả đã cùng thảo luận về giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bản quyền báo chí trong môi trường số; nâng cao năng lực bảo vệ và khai thác bản quyền tác phẩm báo chí; đóng góp kinh nghiệm xử lý bảo vệ bản quyền báo chí. Đồng thời, đóng góp vào quá trình sửa đổi Luật báo chí nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền báo chí và thúc đẩy hoạt động kinh tế báo chí phát triển.

Đánh giá cao chất lượng của tất cả 10 phiên làm việc, đồng chí Lê Quốc Minh kỳ vọng những kết quả thảo luận của Diễn đàn báo chí toàn quốc năm nay sẽ được hiện thực hóa và mang lại những thay đổi tích cực trong báo chí cách mạng Việt Nam.

Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Đại tướng Phan Văn Giang (thứ 2, bên phải) và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng (giữa) trao giải Nhất tặng các tác giả đoạt giải. Dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý...

1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Vòng sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII-năm 2023

Khai mạc Vòng sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII-năm 2023. Báo cáo công tác tổng hợp tác phẩm Vòng sơ khảo, Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo, Trưởng Ban Thư ký tổng hợp giải Đỗ Thị Thu Hằng cho biết: Năm nay, Giải Báo chí quốc gia nhận được sự tham gia của 18/21 liên chi hội, 30 chi hội trực thuộc, và 63/63 hội nhà báo tỉnh, thành phố. Công tác tổ chức thực hiện Giải...

Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang là 1 trong 29 tập thể …

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự và chỉ đạo hội nghị. Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã nghe báo cáo sơ kết, đánh giá kết quả 3 năm thực hiện “Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn...

Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024

Các đại biểu dự diễn đàn. Tới dự phiên khai mạc Diễn đàn báo chí có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Lưu Quang, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia...

Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động …

Quang cảnh tọa đàm bàn tròn trong khuôn khổ phiên thảo luận "“Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”. Đổi mới phương thức tuyên truyền, bảo đảm “đúng, trúng, kịp thời, hấp dẫn” Tham luận tại phiên họp, nhà báo Tăng Hữu Phong, Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng nhấn mạnh, thời gian qua, báo chí Việt Nam nói chung, Báo Sài Gòn Giải Phóng nói riêng đã luôn đề cao tính Đảng, tính...

Cùng tác giả

Đóng điện và gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Tuyên Quang 2

Đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Tuyên Quang 2, phường Mỹ Lâm (TP Tuyên Quang). Dự án đường dây và Trạm biến áp 110kV Tuyên Quang 2 có quy mô gần 1ha với nhà điều hành, 2 máy biến áp 40MVA, 50m đường dây 110kV, hệ thống camera giám sát và điều khiển từ xa, phòng cháy chữa cháy tự động, theo tiêu chí trạm biến áp không người trực. Đây là trạm biến...

Tổng duyệt chương trình Tuyên Quang chào năm 2025

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương phát biểu đánh giá chương trình. Ảnh: Quang Hòa Tại chương trình sẽ công bố 10 sự kiện nổi bật của tỉnh năm 2024, vinh danh công dân tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024 và chương trình nghệ thuật đặc sắc “Tuyên Quang chào năm 2025” với chủ đề “Tuyên Quang – Niềm tin tương lai.” Chương trình nghệ thuật được Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh phối hợp với đơn vị tổ chức sự kiện dàn...

Phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh

Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dự hội nghị. Đến dự, chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Nga, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Trung tướng Phạm Thế Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực...

Khối thi đua Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh phát động thi đua năm 2025

Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Nguyễn Hưng Vượng phát biểu tại hội nghị. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Trong năm qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,...

Kích hoạt nông nghiệp tuần hoàn theo hướng tăng trưởng xanh

Niềm vui từ những nông sản xuất ngoại Những ngày cuối  năm 2024, tin vui đến với người nông dân Tuyên Quang khi 7 sản phẩm OCOP của tỉnh được xuất khẩu sang Anh. Đây được xem là bước đi đầu tiên mở đường cho các mặt hàng nông sản của tỉnh xuất hiện trên thị trường châu Âu - thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, vệ sinh...

Cùng chuyên mục

Phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh

Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dự hội nghị. Đến dự, chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Nga, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Trung tướng Phạm Thế Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực...

Khối thi đua Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh phát động thi đua năm 2025

Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Nguyễn Hưng Vượng phát biểu tại hội nghị. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Trong năm qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,...

Hội Nông dân tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Các đại biểu dự hội nghị. Trong năm 2024, các cấp Hội bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh và hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân. Nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội có nhiều đổi mới, hướng mạnh về cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua mang lại hiệu quả thiết...

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban MTTQ tỉnh Đổi mới công tác dân vận gắn với xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội  Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tuyên Quang đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và phát huy dân chủ cơ sở. Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu xây dựng...

Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

 Các đại biểu dự hội nghị. Năm 2024, các cơ quan thành viên Khối thi đua cơ quan Đảng tỉnh cơ bản hoàn thành 100% các nhiệm vụ đã đề ra theo Chương trình công tác; chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và kịp thời cụ thể hóa, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương về các mặt...

Tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang. Dự tại điểm cầu Tuyên Quang có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố của tỉnh. Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2024 cho thấy, trong năm qua, dưới chỉ đạo,...

Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát để chuẩn bị tốt đại hội Đảng các cấp

Sáng 30-12, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hồng Trang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Các đại biểu dự hội nghị Dự hội nghị có các đồng chí Ủy...

Triển khai nhiệm vụ tuyên giáo, báo chí năm 2025

Các đại biểu dự hội nghị. Hội nghị dưới sự chủ trì của các đồng chí: Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh; Đỗ Hồng Thanh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang; Nguyễn Thanh Hà, Giám...

Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2025

 Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Dự tại điểm cầu Tuyên Quang có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Năm 2024, Bộ TT&TT đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt,...

Các chính sách dân tộc đã thay đổi diện mạo Hàm Yên

Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên về tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Phóng viên: Xin ông cho biết, trong thời gian qua, các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện như thế nào? Ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên: Hàm Yên là huyện miền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất