Powered by Techcity

Bánh trứng kiến – hạt ngọc của núi rừng

Vào những ngày tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm, người Tày ở vùng cao lại náo nức kéo nhau lên rừng để thu hoạch trứng kiến. Những hạt trứng kiến quý giá, trắng muốt, bóng loáng như những hạt ngọc nhỏ lấp lánh núi rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây.

Người dân thôn Bản Thàng, xã Phúc Yên tham gia làm bách trứng kiến trong Ngày hội Văn hóa ẩm thực, trải nghiệm du lịch sinh thái xã Phúc Yên năm 2024.

Món ăn truyền thống

Chúng tôi đến thôn Bản Thàng, xã Phúc Yên (Lâm Bình) thăm ngôi làng nhỏ nằm sâu trong dãy núi Pù Kha Hao vào đúng mùa trứng kiến. Khung cảnh xanh tươi, thanh bình với những ngôi nhà sàn của đồng bào người Tày hiện ra trước mắt khi gia đình chị Chẩu Thị Tiêu đang tất bật chuẩn bị làm bánh trứng kiến.

Chị Tiêu với đôi bàn tay khéo léo, nhẹ nhàng lấy từng nắm trứng kiến trắng mịn, cẩn thận sàng lọc những tạp chất ra khỏi và nhanh chóng thực hiện các công đoạn tiếp theo. Vừa làm, chị vừa chia sẻ với chúng tôi rằng: “Món bánh truyền thống này năm nào gia đình tôi cũng làm. Khi còn bé, được bố mẹ làm cho ăn, đến khi trưởng thành thì học cách tự làm rồi truyền lại cho con cháu”.

Chị cho biết thêm, vào ngày Tết Thanh minh, hầu hết các gia đình trong làng đều làm bánh trứng kiến để tỏ lòng hiếu thuận với tổ tiên và truyền lại tín ngưỡng cho thế hệ trẻ. Trong không khí ấm áp của ngôi nhà, mọi người cùng nhau gói bánh, tiếng cười nói rộn ràng hòa cùng mùi thơm của bột gạo và trứng kiến, làm cho không khí trở nên ấm cúng và đậm đà tình thân.

Chị Chẩu Thị Tiêu (bên phải), thôn Bản Thàng, xã Phúc Yên (Lâm Bình) kiểm tra chất lượng tổ kiến vừa được thu hái.

Việc làm bánh trứng kiến không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng của người Tày mà còn là cách để họ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên. Những chiếc bánh được đặt lên bàn thờ, trở thành biểu tượng của sự tri ân và gắn bó gia đình, là lời cảm ơn chân thành đến những công lao và nỗ lực mà tổ tiên đã dành cho gia đình.

Đặc sản vùng cao

Bánh nếp nhân trứng kiến (hay còn gọi là Pẻng lăng lay), là một món ăn đậm đà bản sắc của dân tộc Tày. Món ăn này được chế biến từ nếp nương và trứng kiến (ấu trùng kiến), tạo nên hương vị độc đáo và hấp dẫn. Không chỉ vậy, sự kỳ công trong quá trình thu hái và chế biến cũng góp phần làm nên sức hút đặc biệt của món bánh này. Trứng kiến được thu hái từ các tổ kiến trong rừng, đòi hỏi người thu hái phải kiên nhẫn và khéo léo. Sau đó, chúng được chế biến cùng nếp nương thơm dẻo, tạo thành những chiếc bánh nếp nhân trứng kiến thơm ngon.

Chị Tiêu vừa bóc từng chiếc lá để gói bánh vừa kể về quá trình làm bánh trứng kiến: Bột nếp nương được nhào mềm, sau đó cán mỏng và cho nhân trứng kiến vào giữa, gói lại thành từng miếng bánh vuông vức. Bánh được bọc trong lớp lá ngoã, rồi hấp chín trong khoảng 60 phút. Mỗi chiếc bánh thường được bọc trong 2-3 lớp lá, với lớp lá non mềm bên trong có thể ăn được, mang lại hương vị đặc trưng, trong khi lớp lá ngoài được chọn từ lá già hơn để giữ hình dáng của bánh khi hấp, không bị vỡ.

 Những chiếc bánh trứng kiến vuông vắn, thơm ngon là món ăn độc đáo của người dân vùng cao.

Ban đầu, chị Tiêu làm bánh trứng kiến phụ vụ cho nhu cầu gia đình, nhưng sự khen ngợi từ bạn bè và người thân về hương vị ngon và độc đáo đã thôi thúc chị mở rộng sản xuất để cung cấp cho du khách vào dịp lễ hội. Nhiều du khách sau khi thưởng thức đã gọi điện đặt hàng, tạo động lực cho chị phát triển kinh doanh bánh trứng kiến thành sản phẩm đặc trưng của vùng.

Nhờ sự phát triển của việc kinh doanh bánh trứng kiến, gia đình chị Tiêu có thêm nguồn thu nhập giúp cải thiện cuộc sống, nuôi dưỡng con cái học hành đồng thời còn góp phần bảo tồn và phát huy nét văn hóa ẩm thực độc đáo của dân tộc Tày.

Theo TQĐT

Nguồn: http://dulichtuyenquang.gov.vn/DetailView/50948/31/26/Banh-trung-kien—hat-ngoc-cua-nui-rung.html

Cùng chủ đề

Đặc sản trám rừng

Núi rừng xứ Tuyên đang vào mùa trám. Loại quả này xuất hiện trong bữa cơm gia đình bình dị của người vùng cao với những món ngon dân dã, đậm đà như: xôi trám, hay trám kho thịt, kho cá. Cá kho trám. Trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao, vị chua là một trong những vị ưa thích trong chế biến các món ăn. Trám có vị chua chua, chát nhẹ và ngọt đậm sau khi ăn...

Du khách nước ngoài hào hứng với món ăn thất truyền …

Món cơm nổ được đầu bếp tái hiện làm bằng tay. Tại sự kiện, nhiều món ăn xưa được tái hiện lại cho du khách thưởng thức như: vịt thả dầm, cá nục kho khô kiểu Phan Thiết ăn kèm cháo trắng lá dứa, khoai lang hầm đường… Các món ăn do nghệ nhân ẩm thực Bình Thuận nấu; đồng thời đầu bếp chia sẻ những công thức và bí quyết món ăn, những câu chuyện, kỷ niệm và giá trị tinh thần ẩn sau...

Cùng tác giả

Mùa vàng đẹp như tranh vẽ giữa non nước Tuyên Quang

Mùa thu, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm cánh đồng đẹp như tranh vẽ, trải nghiệm nhiều lễ hội thú vị. Ruộng bậc thang ở Hồng Thái, xã vùng cao cách trung tâm huyện lị Na Hang hơn 50km. Ảnh: Trang Vũ Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Hồng Thái là một trong những địa phương ở vùng núi non cao nhất tỉnh, khí hậu mát...

Hương vị bún Tày

Tuyên Quang có thức ngon nổi tiếng không kém phở Hà Nội, bún bò Huế, Hủ tiếu Sài Gòn… ấy là bún Tày. Bún Tày Bún Tày được đồng bào vùng cao làm thủ công và cầu kỳ. Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún... Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành...

Đặc sản trám rừng

Núi rừng xứ Tuyên đang vào mùa trám. Loại quả này xuất hiện trong bữa cơm gia đình bình dị của người vùng cao với những món ngon dân dã, đậm đà như: xôi trám, hay trám kho thịt, kho cá. Cá kho trám. Trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao, vị chua là một trong những vị ưa thích trong chế biến các món ăn. Trám có vị chua chua, chát nhẹ và ngọt đậm sau khi ăn...

Thực hành, sáng tạo và truyền dạy

Sau khi Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nghiên cứu vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Giữ vốn truyền thống Tuyên Quang là tỉnh đi đầu trong nghiên cứu lập hồ sơ Nghi lễ then đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật...

Khuyến công Tuyên Quang chú trọng hỗ trợ “kép”

Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được triển khai theo hướng chú trọng hỗ trợ “kép”: vừa mở rộng sản xuất, vừa phát triển thị trường cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp. Nhiều cơ sở đã có sản phẩm xuất khẩu Những năm qua, chương trình khuyến công đã hỗ trợ hiệu quả các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến của tỉnh Tuyên Quang trong việc...

Cùng chuyên mục

Mùa vàng đẹp như tranh vẽ giữa non nước Tuyên Quang

Mùa thu, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm cánh đồng đẹp như tranh vẽ, trải nghiệm nhiều lễ hội thú vị. Ruộng bậc thang ở Hồng Thái, xã vùng cao cách trung tâm huyện lị Na Hang hơn 50km. Ảnh: Trang Vũ Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Hồng Thái là một trong những địa phương ở vùng núi non cao nhất tỉnh, khí hậu mát...

Hương vị bún Tày

Tuyên Quang có thức ngon nổi tiếng không kém phở Hà Nội, bún bò Huế, Hủ tiếu Sài Gòn… ấy là bún Tày. Bún Tày Bún Tày được đồng bào vùng cao làm thủ công và cầu kỳ. Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún... Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành...

Đặc sản trám rừng

Núi rừng xứ Tuyên đang vào mùa trám. Loại quả này xuất hiện trong bữa cơm gia đình bình dị của người vùng cao với những món ngon dân dã, đậm đà như: xôi trám, hay trám kho thịt, kho cá. Cá kho trám. Trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao, vị chua là một trong những vị ưa thích trong chế biến các món ăn. Trám có vị chua chua, chát nhẹ và ngọt đậm sau khi ăn...

Thực hành, sáng tạo và truyền dạy

Sau khi Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nghiên cứu vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Giữ vốn truyền thống Tuyên Quang là tỉnh đi đầu trong nghiên cứu lập hồ sơ Nghi lễ then đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật...

Khuyến công Tuyên Quang chú trọng hỗ trợ “kép”

Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được triển khai theo hướng chú trọng hỗ trợ “kép”: vừa mở rộng sản xuất, vừa phát triển thị trường cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp. Nhiều cơ sở đã có sản phẩm xuất khẩu Những năm qua, chương trình khuyến công đã hỗ trợ hiệu quả các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến của tỉnh Tuyên Quang trong việc...

Tuyên Quang viết tiếp trang sử hào hùng

Đã 78 năm trôi qua, niềm tự hào về những năm tháng vinh dự được bảo vệ Đảng, cách mạng, bảo vệ Bác Hồ; tự hào là điểm khởi nguồn cho việc ra đời Nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tắt trong mỗi trái tim người dân vùng đất xứ Tuyên. Trong thanh âm của đất trời những ngày thu, lời tuyên thệ của Người trong ngày ra mắt Quốc dân Đại hội (17/8/1945)...

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội

Chiều 26/7, các đồng chí: Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã chủ trì Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ...

Đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), sáng 26/7, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và thành phố Tuyên Quang do đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Kim Dung dự hội thảo của Hội LHPN Việt Nam

Sáng 25/7, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tham dự Hội thảo “Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù” khu vực miền Bắc. Hội thảo do Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với tỉnh Yên Bái tổ chức. Tham dự hội thảo...

Thách thức trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, nhiều địa phương sau khi về đích NTM tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM nâng cao. Tuy nhiên để sớm hoàn thành mục tiêu rất cần sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, người dân và sự trợ lực từ Nhà nước. Theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất