Powered by Techcity

Như sinh ra lần hai nhờ bộ đội

Lính thời bình - Những cống hiến lặng thầm: Như sinh ra lần hai nhờ bộ đội - Ảnh 1.

Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai cứu giúp hàng chục hộ dân trong trận mưa lũ, sạt lở lịch sử tháng 9-2024 – Ảnh: Bộ chỉ huy BĐBP Lào Cai cung cấp

Chưa bao giờ người Tây Bắc thấy núi rừng nổi giận đến thế! Bão Yagi quét qua, mưa xối xả, núi sạt, suối lũ. Nhiều bản không còn chỗ trú thân an toàn và bao người đã được cứu sống nhờ các chú bộ đội hết lòng vì dân.

Vợ chồng chị La Thị Đào dọn về ở tạm với mẹ chồng tại bản Sín Chải, xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai). Nhà bà Ly Chuy Gơ, mẹ chồng chị Đào, là nhà trình tường (tường bằng đất nện) của người Hà Nhì, phía sau là ta luy. Cứ mưa là mẹ con bà Gơ phải chạy sang nhà hàng xóm ngủ nhờ.

Trong cơn bão hiểm nguy

Nhắc ngày thoát chết trong gang tấc của chị Đào, bà Gơ lại sụt sùi khóc, phần vì thương con, phần vì sợ. Bà kể sáng hôm ấy (9-9-2024) ta luy sau nhà nhão ra thành cháo ụp xuống. 

Bà chạy sang nhà hàng xóm lánh nạn, khóc gọi điện cho con ngày ấy không sang ở chung nhưng chẳng được, chỉ nghe báo khu ruộng có nhà con dâu và cháu ở bị lũ cuốn mất rồi. Hơn tuần sau, nghe tin con được các chú bộ đội cứu sống, bà lại khóc vì mừng.

Khu ruộng có nhà chị Đào cách Trạm kiểm soát biên phòng Y Tý vài trăm mét. Ngày lối mở biên giới chưa đóng, vợ chồng Đào và Phà Giờ Xá dựng nhà tạm làm sửa xe, bán hàng cho bà con. 

Dịch COVID-19, lối mở biên giới đóng, Xá đi Tuyên Quang làm thuê cho trại nuôi cá tầm. Chị Đào và con gái 3 tuổi ở lại căn nhà tạm này.

Mấy hôm trước đêm núi lở kinh hoàng ấy, bộ đội ở trạm biên phòng đến khuyên chị phải về nhà mẹ chồng ở, khi nào hết mưa mới quay lại.

Chị Đào là người Tày, quê xã Hợp Thành (TP Lào Cai) về đây làm dâu. Phần vì không biết tiếng Hà Nhì, khó giao tiếp mẹ chồng, phần vì lo đống thóc mới gặt để ở nhà tạm, chị không chịu đi, cứ ở căn nhà ấy.

Thiếu tá Nguyên Đạt Phong – trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Y Tý – đi một vòng quanh, gặp nhà nào có người ở cũng khuyên đi chỗ khác. Chị Đào không đi, anh dặn kỹ không được ngủ, nhớ sạc điện thoại, có vấn đề gì gọi ngay bộ đội.

Lính thời bình - Những cống hiến lặng thầm: Như sinh ra lần hai nhờ bộ đội - Ảnh 2.

Mẹ con chị Đào được bộ đội biên phòng cứu sống, đưa về trạm – Ảnh: Trạm biên phòng Y Tý cung cấp

Tiếng kêu cứu trong đêm lũ

Sau hai ngày mưa như thủng trời, đêm ấy núi lở khắp nơi. Cứ sau tiếng núi đồi nổ như bom là tiếng ầm ầm của đá lăn, cây gãy, tiếng nước lũ gầm thét. Trạm kiểm soát không ngủ, thức trắng đêm nghe gió rít, đá lăn.

Hơn 3h sáng, thiếu tá Phong chụp lấy chiếc điện thoại. Đầu bên kia chỉ nghe tiếng ầm ầm của lũ, tiếng người phụ nữ hốt hoảng yếu ớt: “Nhà em bị lũ rồi… cột đổ rồi…”. 

Xen lẫn trong tiếng lũ, tiếng kêu cứu là tiếng trẻ con khóc xé lòng. Thiếu tá Phong hét lên trong điện thoại: “Chạy ngay đi! Sang cái lều bên kia đường!…”.

Căn nhà khung gỗ quây tôn đã bẹp xuống, bùn đất ở đâu dềnh lên đầy nhà. Chị Đào ôm đứa con chui qua một cái lỗ dưới vách tôn đổ, chạy sang cái lều bên đường. Mẹ con run rẩy ôm nhau chờ bộ đội tới cứu.

Hai người lính biên phòng vơ lấy đèn pin, vội vã khoác áo mưa, lao ngay đi trong đêm tối. Con đường bê tông ngày nào giờ là dòng sông bùn, bước hụt chân là thụt tới bụng. 

Gần đến căn nhà tạm của chị Đào thì không đi được nữa, hai anh bộ đội dò dẫm đi men theo con suối lũ, xuyên qua mấy mảnh nương bỏ hoang. Lúc đến được chỗ hai mẹ con đang run rẩy thì trời đã tảng sáng.

Bốn người vừa đi một đoạn lại nghe nổ ầm một tiếng, quay lại thì thấy căn nhà chị Đào đã bị dòng nước nuốt chửng.

Hai mẹ con về tới trạm biên phòng, run bắn chẳng nói được câu nào. “Biết là được sống rồi, chẳng nhớ gì nữa!”, chị Đào kể vô cùng biết ơn các chú bộ đội đã cứu sống mạng hai mẹ con.

Từ lúc về đến trạm biên phòng thì mất điện, mất sóng liên lạc. Trạm bị cô lập gần một tuần, anh Phong chỉ báo cáo lên chỉ huy đồn biên phòng bằng điện tín quân đội: “Anh em ở trạm an toàn, đã đưa hai người dân bị sập nhà về trạm”.

Thiếu tá Phong nghĩ lại lúc hai người đi cứu dân cũng liều. Đêm tối không quan sát được, không biết đất đá sạt xuống lúc nào. “Nhưng không đi thì họ biết dựa vào ai? Lúc trước mình đã dặn rồi, phải gọi cho mình. Lúc dân gọi cầu cứu thì mình phải tìm mọi cách đến cứu”, anh Phong tâm sự.

Bình yên sống gần bộ đội

Chồng chị Đào nghe tin nhà mẹ đẻ bị sạt, vợ con ở lán chẳng có tin tức gì, lòng như lửa đốt. Xá ở lại không được, về cũng không xong vì đường tắc, mất liên lạc. Tuần sau anh mới nhận được tin báo mẹ đẻ an toàn, vợ con được biên phòng cứu, đang ở nhờ trong trạm.

Mấy ngày sau mưa là những ngày lại nắng cháy da cháy thịt. Bộ đội cắt rừng về bản, vận động bà con xuống giúp chị Đào dọn nhà. Vài chục người dân mang ủng, vác cuốc xẻng đến xúc bùn moi lên những gì còn dùng được.

Họ lôi lên được cái xe máy, tài sản lớn nhất của chị Đào. May thay cái vách tôn đè xuống trở thành lá chắn khiến đồ đạc không bị cuốn trôi hoàn toàn. 

Chị Đào cứu được hơn 30 bao thóc, chục bao ngô, toàn bộ vụ mùa trong năm. Chị phơi ngay sân đồn biên phòng, dồn lại được hơn 20 bao, số khác ướt quá nảy mầm thì mang về cho mẹ chồng chăn gà.

Người dân đến giúp, chị trả công bằng… bugi xe máy, phụ tùng xe (những thứ chồng chị làm nghề trước đây), ai thích cái nào chị cho cái ấy. Hai mẹ con được các chú lính biên phòng nuôi tròn 10 ngày. Lũ rút, núi hết lở, chị ôm con về ở với mẹ chồng trên bản, đồ đạc vẫn gửi trạm biên phòng.

Những ngày sau lũ, thỉnh thoảng chị lại vui mừng nhận điện thoại của bộ đội thông báo đi nhận đồ cứu trợ. Khi thì gạo nước, đồ ăn, khi thì chai mắm, lúc lại có cả tiền, chị gom góp lại đủ cả nhà ăn đến vụ mới.

Chị chỉ hy vọng sắp tới mở lại quán hàng, sửa xe. Ở đó vợ chồng chị yên tâm vì gần các chú bộ đội rất thương dân và luôn sẵn sàng vì dân.

Lính thời bình - Những cống hiến lặng thầm: Như sinh ra lần hai nhờ bộ đội - Ảnh 3.

Bộ đội tìm thi thể đồng bào tại Làng Nủ sau trận sạt lở khủng khiếp – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày tìm cứu đồng bào, đêm canh đồng đội ngủ

Thiếu úy Giàng A Lan (Trường trung cấp 24 Biên phòng), cùng đồng đội cứu hộ ở Làng Nủ, trải lòng đến giờ anh vẫn mơ những ngày lội bùn tìm đồng bào ở Làng Nủ.

Lan từng bị lún bùn sâu nửa người, đồng đội kéo mãi mới lên được. Đồng đội anh người giẫm phải đinh, người bị mảnh tôn cứa tóe máu rất nhiều. Họ phải nén đau thương, vượt gian khó để tìm thi thể đồng bào.

Nguy hiểm nhất là đêm không an toàn, đất đá sau đồi nơi bộ đội ngủ bị vết trượt, có thể đổ ụp. Họ phải thay nhau gác, cứ nghe tiếng động như cây gãy, đất đá trượt là vùng dậy chạy ra ngoài.

Anh lính lao xuống lũ cứu dân

Binh nhất Lý Văn Vũ (Đồn biên phòng Ngọc Côn, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng) lao xuống dòng lũ cứu được em Hoàng Ngọc Hân (14 tuổi) đang bị nước cuốn.

Đêm 2-8-2024, miền Bắc đang hứng chịu đợt mưa lũ lớn. Vũ cùng tổ công tác đi tuần tra thì nghe tiếng kêu cứu. Lúc đó nước sông Quây Sơn (Trùng Khánh, Cao Bằng) lên cao, Hân đang đi cùng chị gái thì bị lũ cuốn. Vũ lao ngay xuống dòng nước nguy hiểm, bơi dìu được Hân vào bờ rồi đưa về nhà an toàn.

Trong đợt mưa lũ sau cơn bão số 3, hàng chục tấm gương trong lực lượng vũ trang không ngại hiểm nguy cứu giúp người dân trong bão lũ.

Như cán bộ Đồn biên phòng A Mú Sung (Lào Cai) cắt rừng đưa dân về trạm tránh lũ an toàn. Cán bộ Đồn biên phòng Si Ma Cai (Lào Cai) đi bộ hơn 20 cây số, vượt qua hàng chục điểm sạt lở nguy hiểm đến đơn vị tham gia cứu hộ…

Nguồn: https://tuoitre.vn/nhu-sinh-ra-lan-hai-nho-bo-doi-20241221100609659.htm

Cùng chủ đề

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

Đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đặng Văn Long cùng đoàn công tác dâng hương trước Đền thờ các anh hùng liệt sĩ. ​Đoàn đã bày tỏ lòng tri ân, thành kính và biết ơn sâu sắc đến các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Phát huy truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt...

Thành phố Tuyên Quang gặp mặt cán bộ quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác

 Các đại biểu dự chương trình gặp mặt. Dự gặp mặt có đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố. Tại Chương trình gặp mặt, các đại biểu đã ôn lại truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam; xem phóng sự tài liệu kết quả phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà người có công

Đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tặng quà thương binh Nguyễn Thành Nan. Ảnh: Lan Phương Đồng chí Vân Đình Thảo, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thăm, tặng quà ông Nguyễn Thành Nan, sinh năm 1929, thương binh tỷ lệ 81%, thôn Trung Lợi; ông Trần Văn Dũng, sinh năm 1951, thương binh tỷ lệ 81%, thôn Tham Kha, xã Trung Hoà (Chiêm Hoá). Đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và...

Tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong Quân đội nhân dân Việt...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng tại Học viện Quốc phòng, ngày 12-9-2024 _Nguồn: qdnd.vn Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở và là “cầu nối” giữa Đảng với nhân dân. Khi bàn về công tác xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là...

Cùng tác giả

Agribank Tuyên Quang: Đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn dịp cuối năm

Ông Đào Quang Uy, Phó Giám đốc Agribank Tuyên Quang cho biết: Cuối năm thường là thời điểm tội phạm có chiều hướng gia tăng với nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động giao dịch, Agribank Tuyên Quang yêu cầu các phòng ban, bộ phận, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc luôn...

Đánh giá xếp loại tổ chức đảng, đảng viên: Cần thực chất, nghiêm túc

Chi bộ thôn Nhật Tân, xã Thiện Kế (Sơn Dương) họp kiểm điểm cuối năm. Việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn toàn tỉnh luôn bám sát các hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy, trong đó, các tổ chức đảng chú trọng đánh giá thực chất, hiệu quả, không chạy theo bệnh thành tích. Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức đảng đã đổi mới quy trình kiểm điểm tự phê...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, hôm nay ghi nhận...

Một năm vượt bão thành công

Tín hiệu vui từ xuất khẩu nông sản Những ngày đầu tháng 10-2024, lô hàng gồm các sản phẩm nông sản của Tuyên Quang lần đầu tiên làm lễ xuất sang thị trường Anh. Đây là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm của tỉnh đã nhận được phản hồi tốt về phía khách hàng...

Nâng tầm cây chè Sơn Dương

Cuộc sống ấm no nhờ cây chè Huyện Sơn Dương nổi tiếng với các làng nghề sản xuất, chế biến chè, như: Làng nghề chè thôn Vĩnh Tân (Tân Trào), làng nghề chè thôn Đồng Hoan (Tú Thịnh), làng nghề chè thôn Liên Phương (Phúc Ứng), làng nghề chè thôn Yên Thượng (Trung Yên), làng nghề chè thôn Đồng Đài (Hợp Thành), làng nghề chè thôn Cảy (Minh Thanh). Các làng nghề này đang hoạt động khá hiệu quả, đang...

Cùng chuyên mục

Đánh giá xếp loại tổ chức đảng, đảng viên: Cần thực chất, nghiêm túc

Chi bộ thôn Nhật Tân, xã Thiện Kế (Sơn Dương) họp kiểm điểm cuối năm. Việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn toàn tỉnh luôn bám sát các hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy, trong đó, các tổ chức đảng chú trọng đánh giá thực chất, hiệu quả, không chạy theo bệnh thành tích. Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức đảng đã đổi mới quy trình kiểm điểm tự phê...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, hôm nay ghi nhận...

Nâng tầm cây chè Sơn Dương

Cuộc sống ấm no nhờ cây chè Huyện Sơn Dương nổi tiếng với các làng nghề sản xuất, chế biến chè, như: Làng nghề chè thôn Vĩnh Tân (Tân Trào), làng nghề chè thôn Đồng Hoan (Tú Thịnh), làng nghề chè thôn Liên Phương (Phúc Ứng), làng nghề chè thôn Yên Thượng (Trung Yên), làng nghề chè thôn Đồng Đài (Hợp Thành), làng nghề chè thôn Cảy (Minh Thanh). Các làng nghề này đang hoạt động khá hiệu quả, đang...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương chúc mừng các giáo xứ nhân dịp Giáng sinh

Tham gia đoàn có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Công an tỉnh, huyện Sơn Dương. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương tặng hoa chúc mừng Giáo xứ Tuyên Quang. Đến thăm Nhà thờ Giáo xứ Tuyên Quang, phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang) và Nhà thờ Giáo xứ Đồng Chương, xã Vĩnh Lợi (Sơn Dương), thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đồng chí Hoàng Việt Phương đã gửi lời...

Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Ông Lê Mạnh Thao, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang cho biết, thực hiện nghiêm sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời cụ thể hoá các đường lối, chủ trương của Đảng thành các kế hoạch, chương trình hành động sát với tình hình thực tế của cơ...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát triển lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững

Để công tác trồng rừng đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm, UBND huyện Sơn Dương đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát diện tích đất trống, đồi trọc, diện tích rừng đến tuổi khai thác để yêu cầu các chủ rừng đẩy nhanh việc khai thác, sau đó trồng lại rừng ngay. Đồng thời, thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc cây giống lâm nghiệp tại từng vườn ươm trên địa bàn để...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Người đàn ông 62 tuổi ở Tuyên Quang suy gan cấp sau khi uống rượu ngâm cao lá

Ngày 22/12, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết, vừa qua, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của Bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị suy gan cấp do viêm gan nhiễm độc. Theo đó, bệnh nhân T.V.T (62 tuổi, ở Yên Sơn, Tuyên Quang) có tiền sử đặt 2 stent động mạch vành và dùng thuốc uống theo đơn ngoại trú, phẫu thuật thủng dạ dày cách đây 40...

Bé gái đang chơi cùng mẹ trong nhà bị ôtô lao vào tông tử vong

(NLĐO) – Đang chơi cùng mẹ trong nhà, bé gái 17 tháng tuổi bất ngờ bị xe ôtô lao vào nhà tông tử vong Trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe ôtô đang lưu thông trên đường đã bất ngờ đánh lái...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số...

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long; lãnh đạo một số vụ đơn vị của Uỷ ban Dân tộc; cùng lãnh đạo các Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố trong cụm. Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Cụm thi đua số 1 cho biết,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất