Powered by Techcity

Tín dụng chính sách tham gia giải quyết việc làm


Hỗ trợ nguồn lực đúng thời điểm

Vốn vay ưu đãi đến tay người dân kịp thời đã tiếp động lực cho nhiều cá nhân, hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Theo đó, nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp đã hình thành; các làng nghề truyền thống được khôi phục… góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Chị Dương Thị Luyến, dân tộc Mông, thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) vay vốn chính sách phát triển nghề dệt truyền thống.

Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Hoàng Hà, chuyên thiết kế, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm quần áo thời trang trẻ em của chị Long Thị Hằng, tổ 13, phường Đội Cấn (TP Tuyên Quang) thành lập năm 2019. Năm 2020, chị Hằng được Hội LHPN phường Đội Cấn đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội để vay 100 triệu đồng. Số vốn được vay đã “trợ lực”, giúp chị Hằng có thêm vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Công ty duy trì một xưởng may, tạo việc làm cho 10 lao động, với mức lương từ 4 – 10 triệu đồng/người/tháng.

Chị Hứa Thị Quyên, hội viên phụ nữ thôn Lăng Đén, xã Tri Phú (Chiêm Hóa) sau khi đi lao động ở khu công nghiệp trở về, chị được Chi hội Phụ nữ thôn tuyên truyền, vận động, định hướng để phát triển kinh tế. Năm 2022 chị Quyên bắt tay đầu tư vào mô hình chăn nuôi gà ri, nuôi giun quế, trồng dưa chuột. Chị Quyên  duy trì 3 lứa gà/năm, mỗi lứa nuôi 1.000 con gà ri. Chị trồng hơn 2.000 m2 dưa chuột và nuôi 20 m2 giun quế. Qua 1 năm, chị thấy mô hình cơ bản đạt hiệu quả, cho thu nhập tốt. Sau khi trừ chi phí, chị thu lãi 100 triệu đồng/năm. Năm nay, chị đã mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi lên hơn 100 m2.

Đôi tay đang thoăn thoắt cắt những sợi chỉ thừa trên khung dệt thổ cẩm, chị Dương Thị Luyến, dân tộc Mông, thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi (Yên Sơn), một trong những hộ người Mông trẻ tuổi có xưởng dệt vải thổ cẩm, phục vụ may trang phục Mông cho biết, vợ chồng chị đã đầu tư 500 triệu đồng mua máy thêu thổ cẩm. Vốn được vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Sơn và người thân. Qua 2 năm thấy nghề này có triển vọng phát triển nên hai vợ chồng tập trung làm. Khi có đơn hàng lớn hai người không làm kịp thì thuê thêm người trong thôn hỗ trợ. Số tiền lời chưa nhiều, mới được khoảng 20-30 triệu đồng/tháng nhưng công việc ổn định lại được làm ở nhà nên đỡ vất vả hơn nhiều.

Người dân xã Tân An (Chiêm Hoá) được vay vốn chính sách phát triển rừng gỗ lớn.

Anh Hoàng Văn Sông, chồng chị Dương đang tương tác trên Zalo, Facebook để bán hàng nói: “Hầu hết hàng dệt nhà tôi đều bán qua mạng. Chụp ảnh giới thiệu trên các nền tảng, khách hàng đặt hàng, chuyển cọc thì làm. Không sản xuất sẵn vì người Mông ở các nơi khác nhau có hoa văn khác nhau. Người Mông thật thà và tin tưởng nhau lắm! Cộng đồng người Mông có nhóm Zalo, Facebook trên toàn quốc ấy. Tôi mong tiếp tục được vay vốn của ngân hàng để mở mang xưởng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người Mông Nà Tang”.

Tăng cường cho vay giải quyết việc làm

Ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh cho biết, xác định chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân có thêm “cần câu” để thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, những năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm.

Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể từ tỉnh đến xã, thôn, bản đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Ngân hàng CSXH tỉnh chỉ đạo các phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện, thành phố xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm, chuyển tải nguồn vốn kịp thời đến với đối tượng thụ hưởng và tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhằm mang lại hiệu quả.

Người dân thôn Cốc Phường, xã Yên Thuận (Hàm Yên) được vay vốn chính sách trồng chanh tứ mùa.

Bên cạnh đó, cán bộ phòng giao dịch chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ cho vay và triển khai đầy đủ văn bản chỉ đạo liên quan đến chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đến cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp quản lý, hướng dẫn, thẩm định đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích và sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.

Đặc biệt, đây là một trong số các chương trình tín dụng hiệu quả nhất của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh trong thời gian qua. Các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu đầu tư vào phát triển trang trại, nâng cao hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, giúp thoát nghèo bền vững. Trong quá trình triển khai, cùng với tăng cường tuyên truyền, giải ngân cho các đối tượng vay vốn, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ phát triển ngành nghề, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững – ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh khẳng định.

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho hàng nghìn mô hình, dự án với trên 15 nghìn lượt hộ dân được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Tổng dư nợ đạt trên 600 tỷ đồng. Qua đó tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động. Thời gian tới, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để người lao động có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Từ đó góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/tin-dung-chinh-sach-tham-gia-giai-quyet-viec-lam-203566.html

Cùng chủ đề

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban VH-XH HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm...

Hội nghị Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tại Tuyên Quang. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyển với các tỉnh,...

Nêu gương thực hiện Quy định 144

Sớm cụ thể hóa Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hàm Yên đã nhanh chóng tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Kế hoạch thực hiện và cụ thể hóa Quy định số 144 của Bộ Chính trị. Từ Quy định số 144, Ban Thường vụ Huyện ủy Hàm Yên đã cụ thể hóa thành 39 chuẩn mực đạo đức tại 5 điều. Trong đó, một số chuẩn mực được cụ thể hóa gắn chặt với chức trách,...

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục – Bài 2: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Xây dựng nền hành chính hiện đại Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ là nền tảng để xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và chuyên nghiệp. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật, quy trình làm việc, cùng với ý thức trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ giúp bộ máy hành chính...

Du lịch mùa đông nét mới ở Tuyên Quang

Những trải nghiệm thú vị Đồng chí Lê Quốc Thu, Phó trưởng Ban Quản lý các Khu du lịch tỉnh cho biết: Năm 2024, mặc dù trải qua cơn bão Yagi, khiến một số hoạt động du lịch không thực hiện được theo Kế hoạch, nhưng công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì được những kết quả khả quan. Đến hết tháng 12/2024, việc đón tiếp khách du lịch ước đạt: 1.300.000 lượt. Trong đó,...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỳ thứ 60

 Các đại biểu dự hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại biểu các Ban Đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, Ban Thường...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Bảo tồn và phát huy văn hoá tạo đòn bẩy để phát triển du lịch

Ông Hà Đức Tăng, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Người có uy tín tại thôn Pác Cáp, xã Phù Lưu là hộ đầu tiên tự đầu tư trên 2 tỷ đồng để làm du lịch. Ông đã vận động 3 hộ khác tự đầu tư trên 1 tỷ đồng/hộ, để làm homestay và thuyết phục nhân dân đưa các hoạt động văn nghệ phục vụ du khách. Hiện nay, thôn đã thành lập đội văn nghệ với 35 thành...

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban VH-XH HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm...

Thành phố Tuyên Quang gặp mặt cán bộ quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác

 Các đại biểu dự chương trình gặp mặt. Dự gặp mặt có đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố. Tại Chương trình gặp mặt, các đại biểu đã ôn lại truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam; xem phóng sự tài liệu kết quả phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng...

Na Hang đạt và vượt 18/18 nhóm chỉ tiêu phát triển phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Các đại biểu dự kỳ họp. Trong năm 2024, huyện đạt và vượt 18/18 nhóm chỉ tiêu như: Tổng sản luợng lương thực đạt trên 19.300 tấn, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng trên 4%/năm; trồng rừng được 556 ha rừng, đạt 105,0% kế hoạch; thu hút trên 450.000 lượt khách du lịch, đạt 128,6% kế hoạch, tăng 81,8% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội về du lịch đạt 540 tỷ...

Cùng chuyên mục

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục – Bài 2: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Xây dựng nền hành chính hiện đại Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ là nền tảng để xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và chuyên nghiệp. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật, quy trình làm việc, cùng với ý thức trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ giúp bộ máy hành chính...

HTX Tâm Hương đa dạng hàng hoá phục vụ Tết

Cửa hàng phân phối đặc sản OCOP tại phường Tân Hà (TP Tuyên Quang). Năm 2024 là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh tế, trong đó có lĩnh vực bán lẻ. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các chiến lược phù hợp nên HTX Tâm Hương đã vượt qua khó khăn, đạt kết quả kinh doanh khả quan. HTX có 2 cửa hàng phân phối sản phẩm đặc sản, OCOP tại phường Phan Thiết và phường Tân Hà (TP Tuyên...

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục

Báo Tuyên Quang có loạt bài về vấn đề này: Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Trong bối cảnh không ít khó khăn thách thức, kinh tế của tỉnh vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Những nỗ lực của tỉnh, người dân và cộng đồng doanh nghiệp sẽ là những yếu tố then chốt để phát huy nội lực, bù đắp sự suy giảm tăng trưởng do các yếu tố thiên tai, khó...

Công đoàn cơ sở Cục Quản lý thị trường hướng về cơ sở

Quan tâm đời sống đoàn viên và người lao động Công đoàn cơ sở Cục QLTT Tuyên Quang hiện có 5 tổ công đoàn với 52 đoàn viên. Thời gian qua, công đoàn đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên và người lao động. Cục QLTT tỉnh tặng quà các cháu học sinh trường Mầm non Hoa Sen (TP Tuyên Quang). Ông...

Nỗ lực vượt khó, tạo đà phát triển

Công ty cổ phần Cơ khí Tuyên Quang được chuyển đổi từ Xí nghiệp Cơ khí cấp 3 thành công ty cổ phần vào năm 2010. Công ty hoạt động trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, sản xuất sản phẩm gỗ để xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Malaysia... Công ty cổ phần Cơ khí Tuyên Quang đầu tư hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị mới đáp ứng nhu cầu sản xuất ván...

Kết nối giao thương thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang

Ông Nguyễn Thế Huệ, Chủ tịch Hiệp hội Cụm đồng bằng sông Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh chia sẻ về những giải pháp kích cầu du lịch. Ảnh: Thu Trang Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh; lãnh đạo Hiệp hội du lịch cụm Đồng bằng sông Hồng; hiệp hội Du lịch, lữ hành...

Tọa đàm nông nghiệp giữa người làm kinh tế VACR với nhà khoa học, doanh nghiệp

Đại biểu dự buổi tọa đàm. Tại tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi về cách khắc phục giống cam sành đã bị già cỗi; các cơ chế chính sách hỗ trợ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; phòng chữa bệnh trong chăn nuôi và cây ăn quả; phương pháp chọn giống không cận huyết… và được các chuyên gia, nhà khoa học giải...

Sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết

Chủ động nguồn hàng Thời điểm này, thị trường hàng hóa bán lẻ đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo ghi nhận của phóng viên, lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay dồi dào, chủng loại đa dạng, nên không lo tình trạng khan hàng, sốt giá. Cửa hàng bánh kẹo Long Ly, phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang) đã sẵn sàng các mặt...

Chủ động phòng chống cháy rừng mùa hanh khô

Chủ động sớm các phương án Theo số liệu thống kê, tổng diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh hiện có trên hơn 440 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó, hơn 46 nghìn ha đất rừng đặc dụng, gần 121 nghìn ha đất rừng phòng hộ, hơn 272 nghìn ha đất rừng sản xuất và hơn 13 nghìn ha diện tích rừng tre, nứa. Độ ẩm không khí thấp, dưới 55% trong nhiều ngày qua là...

Hải quan siết chặt kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu dịp cuối năm

Cán bộ Chi cục Hải quan Tuyên Quang hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục hải quan tại bộ phận “Một cửa”. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Kế hoạch tập trung vào việc quản lý chặt chẽ địa bàn hoạt động hải quan, không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu, đảm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất