Powered by Techcity

Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp: Cơ hội và thách thức


Bài 1: Hướng tới nông nghiệp hiện đại

Đột phá trong sản xuất nông nghiệp

Mô hình trồng dưa lưới của Hợp tác xã (HTX) Nông, lâm nghiệp Kim Bình (Chiêm Hóa) được các ngành chức năng đánh giá triển vọng mới trong việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu.

Mô hình có diện tích trên 3.000 m2 ban đầu trồng dưa baby, sau đó là trồng dưa lưới. Anh Lục Văn Thùy, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Kim Bình cho biết, mỗi năm HTX trồng 4 lứa dưa các loại, thu về từ 200 đến 300 triệu đồng tiền bán quả. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên ở mảnh đất cách mạng Kim Bình. Mô hình không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.

Mô hình trồng dưa lưới của Hợp tác xã Nông, lâm nghiệp Kim Bình (Chiêm Hóa) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với việc triển khai các mô hình sản xuất mới, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm dần các loại cây kém hiệu quả, đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, ngành Nông nghiệp huyện Chiêm Hóa đã gặt hái nhiều thành quả, nhất là lĩnh vực trồng trọt. Huyện xuất hiện nhiều mô hình kinh tế thông minh trồng trọt và chăn nuôi. Huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng tập trung cây lạc, cây lúa, ngô sinh khối, cây rau an toàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai 11 dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đều hình thành dựa trên cơ sở cánh đồng mẫu lớn, tích tụ, tập trung đất đai, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ. Thông qua các chuỗi liên kết không chỉ nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp mà còn từng bước hình thành tư duy sản xuất hiện đại, mang tính thị trường cho người dân.

Nhiều năm nay, HTX Dịch vụ sản xuất, chế biến Nông lâm nghiệp Hợp Hòa (Sơn Dương) đã trở thành điểm sáng trong việc thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân.  Anh Bùi Văn Hoàng, Giám đốc  HTX Dịch vụ sản xuất, chế biến Nông lâm nghiệp Hợp Hòa cho biết, HTX được thành lập từ năm 2019 gắn liền với việc phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu trồng cà gai leo và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, HTX có 13 thành viên và hơn 40 hộ liên kết trồng cà gai leo. Với liên kết này, người dân bỏ đất, bỏ sức lao động và phân bón, HTX cấp giống, hướng dẫn sát sao kỹ thuật và cam kết tiêu thụ tại chỗ, ổn định, bền lâu theo giá hợp đồng. Hiện cây cà gai leo được trồng ở 5 xã Đông Thọ, Quyết Thắng, Sơn Nam, Hợp Hòa, Thiện Kế với hơn 15 ha, trung bình mỗi ha cho doanh thu đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Không chỉ các HTX mà các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, cùng “bắt tay” với người nông dân để nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có gần 100 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm đang triển khai, thực hiện. Các sản phẩm tham gia liên kết bao gồm mía, dưa chuột, ớt, ngô, chè,  sachi, cà gai leo, cây gai xanh, gia súc, gia cầm… Từ những liên kết này, đã tiêu thụ được trên 16.000 tấn sản phẩm nông sản cho nông dân.

Hướng tới tăng trưởng bền vững

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã lựa chọn khâu đột phá là: “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, cấp ủy, chính quyền tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, đề án, chính sách, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 – 2025, làm căn cứ để ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh triển khai tái cơ cấu sản xuất, tập trung vào những sản phẩm đặc sản, có lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở quy hoạch vùng để thúc đẩy sản xuất phát triển và phát huy tối đa lợi thế của địa phương.

Nhờ đó đến nay, nền nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn với năng suất và chất lượng ngày càng cao. Đồng thời, từng bước chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị trên cùng một đơn vị diện tích và thu nhập cho nông dân.

Hiện toàn tỉnh có 8.653 ha cam, trong đó 687 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 30 ha theo tiêu chuẩn hữu cơ, 8.468 ha chè, trong đó, sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững là 729 ha; tiêu chuẩn VietGAP 93 ha và tiêu chuẩn hữu cơ 24 ha; 4.568 ha lạc; 5.190 ha bưởi; 2.900 ha mía; 140.000 ha rừng, trong đó trên 35.000 ha đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC. Đến nay, toàn tỉnh đã có 248 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, sản phẩm cam sành Hàm Yên, chè Shan tuyết Na Hang, bưởi Soi Hà được chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Riêng Cam sành Hàm Yên là một trong 50 trái cây ngon nhất Việt Nam…  Năm 2024, tỉnh có 7 sản phẩm nông sản gồm trà túi lọc đậu đen xanh lòng; trà ổi, hoa đu đủ đực ngâm mật ong; chuối sấy dẻo; bưởi Soi Hà; siro chanh, siro tắc được chọn xuất khẩu vào thị trường Anh quốc.

Sản xuất nông nghiệp phát triển đúng hướng, khối lượng sản phẩm tạo ra hàng năm rất lớn. Sản lượng nông sản lớn đã thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã thu hút đầu tư hàng chục dự án phát triển sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản với tổng số vốn cam kết hàng chục tỷ đồng. Hiện có gần 100 doanh nghiệp đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản, tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động/năm.

Đồng chí Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện, đảm bảo về an ninh lương thực, góp phần quan trọng trong ổn định chính trị – xã hội. Những năm qua, mặc dù ngành Nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh cũng như là giá cả vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao, song sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn trụ vững, vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, trước hết bảo đảm an ninh lương thực, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt trên 4%/năm đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung kinh tế của tỉnh. Điều này cho thấy nông nghiệp là một ngành kinh tế bao trùm, một cấu trúc kinh tế – xã hội hoàn toàn không phải một ngành kinh tế đơn lẻ, bởi nó đem lại cuộc sống và lợi ích của hàng trăm nghìn con người.

Có thể thấy, sau nhiều năm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nông nghiệp tỉnh đã có những bước chuyển tích cực. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang từng bước hội nhập, đổi mới và vận dụng hiệu quả những thành tựu của nền nông nghiệp theo xu thế hiện đại.

Bài, ảnh: Lý Thu

(còn nữa) 



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/co-cau-lai-nganh-nong-nghiep-co-hoi-va-thach-thuc-197347.html

Cùng chủ đề

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

Kết nối cung – cầu: Nâng tầm giá trị sản phẩm

Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Tuyên Quang được giới thiệu tại Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa tại thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2022 đến nay, Sở Công thương tỉnh tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại và Hội chợ OCOP tại tỉnh Tuyên Quang. Nổi bật năm 2024, đơn vị đã tổ chức thành công Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Buôn...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn tiếp đoàn công tác KOICA tại Việt Nam

Ông Song Yang - hoon, Chuyên gia Nông nghiệp, Trưởng đoàn khảo sát khả thi Dự án Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phát biểu tại buổi làm việc. Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn khẳng định, trong 30 năm qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Tuyên Quang và Hàn Quốc ngày càng được tăng cường, mở rộng. Cùng với mối quan hệ tốt đẹp đó, tỉnh...

Đòn bẩy đưa sản phẩm vươn xa

Sản phẩm của HTX Nông sản hữu cơ Bình Minh được khách hàng tin tưởng lựa chọn. HTX Nông sản hữu cơ Bình Minh được đánh giá cao khi ngay từ những ngày đầu thành lập, HTX đã chú trọng đầu tư toàn bộ cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP định hướng hữu cơ. Anh Đỗ Thanh Kim, Phó Giám đốc HTX cho biết, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng...

Đảng bộ Na Hang lãnh đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa

Triển khai đồng bộ 3 nhóm giải pháp Trong các nhiệm kỳ gần đây, huyện Na Hang xác định phát triển nông nghiệp hàng hóa là một trong những khâu đột phá. Nghị quyết số 26-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (Khóa XXII) về phát triển nông nghiệp hàng hóa đặc sản, giá trị gia tăng cao và bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra  mục tiêu chiến lược là phát triển nông nghiệp hàng hóa dựa...

Cùng tác giả

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Cùng chuyên mục

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư...

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn rất nhiều khối lượng phải thực hiện để hoàn thành trong năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến nay nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh mới đạt 43,3%, không đáp ứng yêu cầu đã đặt ra. Đặc biệt là số vốn năm 2023 được phép kéo dài thời gian thực...

Khai mạc Chương trình trưng bày giới thiệu thương mại, du lịch, làng nghề vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền...

Một tiết mục văn nghệ tại buổi khai mạc. Chương trình có quy mô trên 100 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm đặc trưng vùng miền, địa phương, sản phẩm OCOP; tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Các đại biểu cắt băng khai mạc. Đây là chuỗi hoạt...

Hội thao Khối thi đua kinh tế năm 2024

 Ban tổ chức Hội thao trao giải nhất bóng chuyền hơi cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang. Tham dự hội thao có 124 vận động viên của 11 cơ quan, đơn vị trong khối, tham gia thi đấu ở 4 môn: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền hơi và cờ tướng. Kết thúc hội thao, Ban tổ chức đã trao 12 giải nhất, 12 giải nhì, 12 giải ba và 2 giải phong trào cho các đội tham...

Ngân hàng số Vikki mở 4.000 tài khoản miễn phí cho người dân xã Xuân Vân

 Ngân hàng số Vikki tư vấn quản lý tài chính cá nhân, mở tài khoản và tặng 300.000 đồng vào tài khoản cho người dân xã Xuân Vân. Trong 3 ngày triển khai chương trình, Ngân hàng số VikkiDba đã mở khoảng 4.000 tài khoản miễn phí cho người dân xã Xuân Vân, cung cấp tư vấn quản lý tài chính cá nhân và tặng 300.000 đồng vào tài khoản nhằm hỗ trợ bà con chủ động chi tiêu thiết yếu...

20 gian hàng bán và giới thiệu sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu các tỉnh

Khách thưởng thức ẩm thực tại các gian hàng. Chương trình có quy mô  20 gian hàng bán và giới thiệu các sản phẩm nông sản, đặc sản tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận. Hoạt động nhằm  tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm  OCOP, hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng Việt Nam chất lượng cao... trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành...

Khởi động dự án và đánh giá chất lượng cảm quan vịt bầu Minh Hương

Các đại biểu đánh giá chất lượng cảm quan sản phẩm vịt bầu Minh Hương. Vịt bầu Minh Hương là giống vịt bầu bản địa có từ lâu đời ở xã Minh Hương. Giống vịt bầu được nuôi thả tự nhiên từ nguồn nước suối của cánh rừng đặc dụng Cham Chu và ăn nguồn thức ăn tự nhiên của sông suối nên thịt thơm ngon đặc trưng, được người tiêu dùng ở nhiều địa phương ưa chuộng. Trong những...

Cấp mã số vùng trồng: Minh bạch hóa lâm sản xuất khẩu

Minh bạch thông tin rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) vừa phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao chứng nhận cấp mã số vùng trồng rừng nguyên liệu cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn. Mã số được cấp có diện tích 1ha, trồng thuần keo lai từ năm 2022, thuộc vùng trồng rừng nguyên liệu Đội 821, xã Đạo Viện (Yên Sơn). Thông tin về tọa độ vùng trồng được xác định chính...

Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang: Chuyển đổi số – Tạo đà phát triển bền vững

Kho nguyên liệu của công ty. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang-VVMI, một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất xi măng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất