Powered by Techcity

Kinh tế Tuyên Quang 6 tháng đầu năm Top 10 cả nước – Bài cuối: Khắc phục khó khăn để bứt phá


Tập trung cao độ cho sản xuất

6 tháng cuối năm, ngành Công Thương đặt ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 12.143 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 109,5 triệu USD bằng 64,4%, Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 16.069 tỷ đồng.

Để hoàn thành mục tiêu này, Giám đốc Sở Công Thương Hoàng Anh Cương cho biết: Ngành tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đồng hành cùng các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án công nghiệp mới để đưa vào hoạt động, tạo ra sản phẩm công nghiệp mới.

Trong đó, tập trung phối hợp với các ngành đẩy nhanh tiến độ 6 dự án công nghiệp đang đầu tư, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2024 gồm: Nhà máy điện sinh khối Công ty TNHH Erex Sakura Biomass Tuyên Quang; bao bì nhựa của Công ty cổ phần cơ khí thương mại Đức Hùng; vải bản tarpuulin tại Khu công nghiệp Long Bình An của Công ty Joyung Ind.corp.LTD; 2 dự án cấp nước sạch ở phường Mỹ Lâm TP Tuyên Quang. Các dự án mới dự kiến đóng góp khoảng 524,6 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp của năm 2024.

Đồng chí Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: Phấn đấu sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng cuối năm 2024 tăng trên 5%, đóng góp khoảng 24,72% tăng trưởng GRDP của tỉnh, ngành tập trung chỉ đạo, phối hợp với các địa phương thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất vụ mùa, trồng và chăm sóc rừng, phát triển chăn nuôi, thủy sản, phòng chống thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Lãnh đạo Sở Công Thương nắm bắt tình hình sản xuất tại Cụm công nghiệp Phúc Ứng (Sơn Dương).

Đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, ngành thực hiện rà soát, đánh giá kỹ từng tiêu chí, đối chiếu với những điều chỉnh mới các tiêu chí để có giải pháp thực hiện, nhanh chóng phối hợp với các địa phương khắc phục những tiêu chí chưa đạt như tiêu chí quy hoạch và nâng cao chất lượng tiêu chí hộ nghèo, thu nhập… Cương quyết thu hồi quyết định đạt chuẩn nông thôn mới đối với các xã sụt giảm từ 6 tiêu chí trở lên.

Đại biểu HĐND tỉnh Nguyễn Vũ Linh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, Giám đốc Công ty TNHH Chính Hòa (TP Tuyên Quang) cho rằng: Kết quả phát triển kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh ấn tượng. Tỉnh đã đồng hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nỗ lực vượt qua thách thức, duy trì sản xuất đóng góp chung vào sự phát triển của tỉnh.  Tuy nhiên, để sản xuất kinh doanh phát triển ổn định thì vẫn còn những khó khăn nhất định như giá nguyên vật liệu tăng, giá vận chuyển cao, thị trường tiêu thụ chậm… đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh linh hoạt mới duy trì được sản xuất, tăng doanh thu.

Quyết liệt thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm mới đạt 48,2% do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; tiến độ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất còn chậm chưa đảm bảo theo dự toán; một số dự án ngoài ngân sách như dự án Khu đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh còn chậm tiến độ chưa phát sinh nguồn thu; doanh nghiệp nợ thuế…Để hoàn thành nhiệm vụ thu nội địa 6 tháng cuối năm 2024 trên 1.967 tỷ đồng và hoàn thành vượt mức dự toán được UBND tỉnh giao năm 2024 cho ngành thuế là 3.862 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 3.800 tỷ đồng và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 62 tỷ đồng.

Đưa ra các giải pháp tăng thu ngân sách, đồng chí Trương Thế Hùng, Cục trưởng Cục thuế tỉnh cho biết: Cơ quan thuế tiếp tục rà soát, khai thác và quản lý chặt chẽ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ; xây dựng và tổ chức thực hiện kịch bản thu trong 6 tháng cuối năm 2024 chi tiết đến từng khoản thu, sắc thuế đảm bảo đến 30-12, tổng số thu trên địa bàn đạt trên 100% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Cơ quan thuế phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố tháo gỡ khó khăn các khoản thu từ đất.

Tiếp tục tăng cường công tác phân tích và kiểm tra tại cơ quan Thuế, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin, khai thác hiệu quả các ứng dụng của ngành trong việc nhận diện, phân tích rủi ro, kiểm tra giám sát hồ sơ khai thuế; đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tiếp tục thực hiện các giải pháp chống thất thu NSNN đối với một số lĩnh vực như: Quản lý xây dựng cơ bản vãng lai, kinh doanh xăng dầu, sản xuất kinh doanh nông lâm sản, hoạt động Thương mại điện tử, chuyển nhượng Bất động sản, kinh doanh, chế tác vàng bạc…

Quan điểm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư” được tỉnh chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng vẫn chưa đạt kỳ vọng đề ra, hơn nữa 6 tháng cuối năm 2024, ngoài vốn kế hoạch, tỉnh vừa được phân bổ thêm gần 1.000 tỷ đồng nguồn vốn, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội gần 8.000 tỷ đồng đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương làm chủ đầu tư phải “căng mình” thực hiện.

Cam kết thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Nguyễn Thiện Tuyên cam kết: 6 tháng đầu năm đơn vị đã giải ngân đạt gần 50% số vốn được giao. Để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn năm 2024, đơn vị đã thực hiện ký cam kết tiến độ với các đơn vị thi công, kiểm tra, chỉ đạo thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ đối với các công trình trọng điểm do Ban quản lý làm chủ đầu tư; bảo đảm tiến độ thi công công trình Ban nhận ủy thác, quản lý dự án.

Riêng đối với dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang qua địa bàn tỉnh, Ban tiếp tục chủ động làm việc với UBND huyện, thành phố về tháo gỡ các điểm nghẽn mặt bằng, tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ; thực hiện kiểm tra toàn tuyến vào thứ 7 hằng tuần nắm tiến độ thi công, những vướng mắc để giải quyết cũng như tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thực hiện thi công “3 ca, 4 kíp”, đảm bảo tiến độ thi công, tiến độ giải ngân nguồn vốn theo cam kết.

Quyết tâm giải phóng mặt, phục vụ thi công cao tốc, đồng chí Đỗ Đức Chiến, Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên khẳng định: Huyện đã có phương án gỡ khó đối với 83 hộ chưa nhận tiền giải phóng mặt bằng. Huyện cam kết đến 30-7 sẽ cơ bản giải quyết xong các điểm nghẽn về GPMB dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang qua địa bàn huyện.

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu: Để đạt tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh 6 tháng cuối năm 2024 đạt 9% trở lên, các ngành, địa phương tiếp tục đưa ra các giải pháp, cụ thể hóa, triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của tỉnh, nhất là các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời rà soát toàn bộ các chỉ tiêu, nhiệm vụ còn lại của 6 tháng cuối năm để có giải pháp thực hiện phù hợp, đảm bảo duy trì tốc độ, chất lượng tăng trưởng thực hiện theo phương châm “5 quyết tâm, 5 đảm bảo, 5 đẩy mạnh”.

Với mục tiêu cụ thể, giải pháp rõ ràng, tin tưởng bức tranh kinh tế, xã hội của tỉnh tiếp tục sáng 6 tháng cuối năm 2024, tạo tiền đề để Tuyên Quang bứt phá, trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong các tỉnh miền núi phía Bắc vào năm 2025.

►Bài 1: Kết quả ấn tượng



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/kinh-te-tuyen-quang-6-thang-dau-nam-top-10-ca-nuoc-bai-cuoi-khac-phuc-kho-khan-de-but-pha-194467.html

Cùng chủ đề

Kinh tế Tuyên Quang 6 tháng đầu năm: Top 10 cả nước

Báo Tuyên Quang giới thiệu loạt 2 bài, đánh giá những kết quả ấn tượng đã đạt được trong 6 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện các mục tiêu của năm 2024. Bài 1:  Kết quả ấn tượng 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 8,84% so với cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Chế biến gỗ xuất khẩu...

Cùng tác giả

Đoàn công tác tỉnh Bến Tre dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn công tác nghe thuyết minh về di tích lán Nà Nưa. Tham gia đoàn công tác tỉnh Bến Tre có các đồng chí: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Trúc Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ Bến Tre. Về phía tỉnh Tuyên Quang, tham gia dâng hương có đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga: Cần ổn định nơi ở cho người dân mất nhà ở do bão Yagi trước...

Các đại biểu tham dự cuộc họp. Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung thảo luận cho ý kiến về việc hỗ trợ kinh phí cho UBND các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Sơn Dương để triển khai thực hiện các dự án khẩn cấp bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập  trung trong vùng thiên tai bị ảnh hưởng của cơ bão số 3 (Yagi) đợt 1. Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND...

Bến Tre hỗ trợ Tuyên Quang 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung phát biểu cảm ơn Đoàn công tác tỉnh Bến Tre đã thăm hỏi và hỗ trợ nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Thị Minh Xuân, Phó Chủ tịch...

Hỗ trợ các trường mầm non vùng cao ở Tuyên Quang tái thiết sau bão Yagi

2 trường mầm non Phúc Ninh (điểm Cầu Giát) và Hùng Lợi (điểm thôn Chương), huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão số 3 vừa được nhận chương trình hỗ trợ khẩn cấp,...

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tổ về chủ trương phát triển thành phố Hải Phòng và Thừa Thiên Huế

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 31-10, Quốc hội thảo luận tại các Tổ đại biểu Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải phòng chủ...

Cùng chuyên mục

Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang hiện đang quản lý vận hành 290,39 km đường dây 110kV cấp điện tới 7 trạm biến áp/13 máy biến áp 110kV với tổng công suất đặt 476 MVA. Trong đó có 1.607 TBA/1.612 MBA phân phối với công suất đặt 314.901 kVA, đảm bảo cung cấp điện cho trên 280.000 khách hàng. Công nhân Điện lực Sơn Dương kiểm tra an toàn hệ thống lưới điện. Xác định công tác tuyên truyền an toàn điện...

Gỡ nút thắt trong quản lý, vận hành công trình nước sạch

Việc kiểm tra, bảo dưỡng các công trình nước sạch nông thôn được thực hiện định kỳ, đảm bảo công trình vận hành hiệu quả. Vừa qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có bài viết với tiêu đề “Cấp nước sạch nông thôn: Rối như tơ vò!” với nội dung về thực trạng cấp nước sạch nông thôn tại các công trình do Trung tâm Nước sạch Tuyên Quang quản lý. Nội dung bài viết đã nêu ra các khó khăn, vướng mắc trong việc...

Khôi phục lại nghề nuôi trồng thủy sản

Khởi nghiệp lại Hơn 1 tháng nay, anh Đỗ Anh Việt, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) cùng tốp thợ sắt làm lại hệ thống lồng nuôi cá. Anh Việt tâm sự: Trận lũ lịch sử vừa qua đã cuốn sạch tài sản của gia đình, 2 lồng bị vùi lấp, cuốn trôi, những lồng còn sót lại cũng bị lũ quật nát, không thể tái sử dụng. Theo lời anh Việt, từ đời ông, cha, đến anh sinh kế...

Hải quan Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cán bộ Chi cục Hải quan Tuyên Quang đăng tải các văn bản pháp luật lên trang web giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là việc làm quan trọng, Hải quan Tuyên Quang đã có nhiều cách làm hiệu quả. Đơn vị đã niêm yết công khai các văn bản về chính sách xuất, nhập khẩu, hướng dẫn quy trình, thủ tục hải quan đang có hiệu lực thi hành...

Bài 2: Kiểm tra, giám sát: Chìa khoá để xây dựng một Vietcombank Tuyên Quang trong sạch, vững mạnh

Triển khai hiệu quả Hiện nay, trước đòi hỏi của công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cán bộ ngân hàng trong sạch, vững mạnh, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng trong toàn cán bộ, đảng viên cần được tăng cường, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả toàn diện về mọi mặt,. Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng vừa đáp ứng yêu cầu chuyên...

Bài cuối: Chính sách tài chính của Vietcombank: Nâng tầm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhiều chính sách tín dụng ưu đãi Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Vietcombank Tuyên Quang đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các chương trình này không chỉ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư và phát triển trong tương lai. Lãnh đạo Vietcombank Tuyên Quang ký kết...

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tuần hoàn

Lợi ích “kép” Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, hầu hết các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã sản xuất theo chuỗi liên kết khép kín, tuần hoàn trong cung cấp thức ăn, giống, thuốc thú y, xử lý môi trường và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất như sử dụng 100% giống ngoại năng suất, chất lượng cao, hệ thống...

Hướng dẫn khảo sát, đánh giá, xếp hạng chỉ số hài lòng cấp tỉnh của hợp tác xã năm 2024

Các đại biểu tham gia lớp tập huấn tại điểm cầu Tuyên Quang. Tại điểm cầu tỉnh có 160 lãnh đạo hợp tác xã trong tỉnh và 11 cán bộ Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Ủy ban Kiểm tra Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã hướng dẫn những nội dung cơ bản trong phiếu khảo sát và trao đổi với các điểm cầu Liên minh HTX các tỉnh. Qua đây, HTX Việt Nam nắm bắt tâm tư, nguyện...

Chi bộ Vietcombank Tuyên Quang phát huy năng lực lãnh đạo, nâng tầm hiệu quả hoạt động ngân hàng

Bài 1: Phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong hoạt động ngân hàng Một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Để có được điều đó, trong những năm qua, Chi bộ Vietcombank Tuyên Quang đã luôn tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, thực hiện hiệu...

Hỗ trợ vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh: Tiếp sức phát triển sản xuất vùng khó

Hỗ trợ kịp thời Theo Nghị quyết số 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay vốn mua trâu, bò nuôi sinh sản; mỗi cá nhân được hỗ trợ lãi suất 1 lần vay. Mức cho vay có hỗ trợ lãi suất tối đa 35 triệu đồng/con trâu cái sinh sản; 25 triệu đồng/con bò cái sinh sản. Tổng mức vốn vay được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất