Powered by Techcity

Tăng giá trị nông sản nhờ áp dụng khoa học-công nghệ

10 năm qua, cả nước có 529 giống mới được công nhận, trong đó có 393 giống cây trồng, 12 giống thủy sản, 82 giống cây lâm nghiệp và 42 giống vật nuôi. Công tác chọn tạo và sản xuất giống đã có hiệu quả lớn, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Đóng góp tích cực vào tăng trưởng ngành

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng: “10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, phát triển toàn diện, trong đó phải kể đến sự tham gia mạnh mẽ, tâm huyết của cộng đồng các nhà khoa học. Nhiều thành quả nghiên cứu được tạo ra và ứng dụng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp từ giống cây trồng, vật nuôi mới; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch sản phẩm nông nghiệp… Các giống lúa được chọn tạo được chuyển giao và ứng dụng trên phạm vi cả nước với diện tích khoảng 6,2 triệu ha, chiếm gần 80% diện tích lúa cả nước. Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các giống lúa do nhà khoa học Việt Nam chọn tạo chiếm hơn 80% diện tích toàn vùng, trong đó giống lúa OM5451 được gieo trồng với diện tích gần một triệu héc-ta. Cây cà-phê với năng suất khoảng 27 tạ/ha, cao gấp 1,5 lần so với Brazil, ba lần so với Colombia và Indonesia. Diện tích trồng mới các giống cà-phê chọn tạo trong nước là 130 nghìn ha, chiếm 100% diện tích trồng tái canh…”.

Việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường như: VietGAP, GlobalGAP… ngày càng được phổ biến nhân rộng giúp tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, các kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu cũng được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh ứng dụng khoa học-công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: Tôm, cá tra…

Việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường như: VietGAP, GlobalGAP… ngày càng được phổ biến nhân rộng giúp tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, các kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu cũng được đẩy mạnh.

Cụ thể, đã phát triển, nhân rộng các quy trình sản xuất chất lượng cao, an toàn, hữu cơ, như “ba giảm ba tăng”, “một phải năm giảm”, xuống giống tập trung né rầy, giảm lượng giống gieo sạ, tưới nước tiết kiệm…

Trong đó, quy trình kỹ thuật “ba giảm ba tăng”, “một phải năm giảm” đến nay đã được ứng dụng cho khoảng 1,1 triệu ha lúa (chiếm hơn 35% diện tích) ở Đồng bằng sông Cửu Long, làm lợi khoảng 1.617 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, nhiều công nghệ mới mang tầm quốc tế và khu vực trong lĩnh vực thủy lợi, phòng, chống thiên tai đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn, điển hình như công trình thủy lợi Cái lớn-Cái bé…

Những nghiên cứu, chọn tạo, ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất đó đã giúp ngành nông nghiệp liên tục đạt được những kết quả cao trong thời gian gần đây.

Riêng năm 2023 tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD; một số mặt hàng đạt cao kỷ lục như: Rau quả 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%, gạo 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, điều 3,63 tỷ USD tăng 17,6%.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, từ năm 2020 đến nay, hệ thống khuyến nông đã chuyển giao 233 tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất trên cả nước.

Điển hình như dự án trồng rừng gỗ lớn thâm canh theo hướng quản lý rừng bền vững phục vụ chế biến và xuất khẩu, quy mô 40 ha với 17 hộ ở hai xã Trung Sơn và Đạo Viên, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) tham gia.

Chủ nhiệm dự án, Thạc sĩ Trần Thanh Sơn cho biết: “Dự án thực hiện trong năm 2022 và năm 2024, sử dụng các giống keo lai mô với các dòng AH1, AH7, BV16. Các dòng này được cơ quan chức năng công nhận là giống có chất lượng cao, với điểm ưu việt là cây phát triển đều, năng suất cao hơn so với các giống keo cũ. Ngoài ra, dự án giúp tuyên truyền cho người dân chuyển đổi từ trồng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, tăng thu nhập”.

Phát triển nguồn nhân lực

Bên cạnh kết quả đã đạt được, lĩnh vực khoa học-công nghệ trong nông nghiệp cũng còn có những hạn chế, bất cập như: Chất lượng nguồn nhân lực ngày một giảm; thiếu nhà khoa học giỏi, đầu ngành, trong khi nhân lực làm nghiên cứu đông nhưng chưa mạnh; một số nơi việc sử dụng nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa hiệu quả; thiếu sự phối hợp giữa đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp, nhất là việc tiếp nhận kết quả nghiên cứu để chuyển giao vào sản xuất; chất lượng nghiên cứu nhiều sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Mặt khác, việc thương mại hóa, chuyển giao kết quả nghiên cứu sản phẩm, công trình khoa học-công nghệ còn chậm; một số công trình, đề tài nghiên cứu hàm lượng sáng tạo, tính mới chưa cao…

Trao đổi về vấn đề này, GS, TS Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: “Mặc dù tuyển sinh đại học tăng nhưng các ngành nông nghiệp lại giảm nên thiếu hụt nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao; sản phẩm khoa học-công nghệ nhiều nhưng tính ứng dụng chưa cao, chưa gắn kết với đào tạo; cơ sở vật chất, học liệu chưa đáp ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của thực tế sản xuất, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0 và nông nghiệp thông minh”.

Cũng theo Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cần khuyến khích, kêu gọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, các hiệp hội, ngành hàng trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo; chủ động xây dựng và mở rộng các chương trình hợp tác và liên kết đào tạo với nước ngoài; đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: “Ngành nông nghiệp đang đối mặt những khó khăn thách thức từ tác động của giá vật tư đầu vào và giá lương thực, thực phẩm tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn luôn tiềm ẩn đe dọa đến sản xuất nông nghiệp. Để biến thách thức thành cơ hội, ngành nông nghiệp đã đưa ra các định hướng, chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế. Trong đó, phát triển khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là mũi nhọn, chìa khóa thành công, tạo nền tảng cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Đồng thời khoa học-công nghệ cũng phải gắn với phát triển bền vững, giảm phát thải, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị, mang lại giá trị gia tăng”.

Nguồn: https://nhandan.vn/tang-gia-tri-nong-san-nho-ap-dung-khoa-hoc-cong-nghe-post816286.html

Cùng chủ đề

20 gian hàng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Trung Sơn

Các đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Chương trình có quy mô 20 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh. Các gian hàng tham gia trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tại phiên chợ là các sản phẩm nông sản đặc hữu, các sản...

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn tiếp đoàn công tác KOICA tại Việt Nam

Ông Song Yang - hoon, Chuyên gia Nông nghiệp, Trưởng đoàn khảo sát khả thi Dự án Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phát biểu tại buổi làm việc. Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn khẳng định, trong 30 năm qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Tuyên Quang và Hàn Quốc ngày càng được tăng cường, mở rộng. Cùng với mối quan hệ tốt đẹp đó, tỉnh...

Đảng bộ Na Hang lãnh đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa

Triển khai đồng bộ 3 nhóm giải pháp Trong các nhiệm kỳ gần đây, huyện Na Hang xác định phát triển nông nghiệp hàng hóa là một trong những khâu đột phá. Nghị quyết số 26-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (Khóa XXII) về phát triển nông nghiệp hàng hóa đặc sản, giá trị gia tăng cao và bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra  mục tiêu chiến lược là phát triển nông nghiệp hàng hóa dựa...

Trung tâm Nông sản xanh Sáng Nhung: Đa dạng các sản phẩm đặc sản vùng miền phục vụ Lễ hội Thành Tuyên

Khách người nước ngoài thử các sản phẩm chế biến từ thịt lợn​. Với phương châm “ngon từ chất, thật từ tâm”, Trung tâm Nông sản xanh Sáng Nhung cung cấp sản phẩm thịt lợn thảo dược, sản phẩm độc quyền. Lợn được nuôi khép kín đạt chuẩn VietGAP, hướng tới hữu cơ, toàn bộ thức ăn được phối trộn thảo dược từ thiên nhiên như đinh lăng, cỏ nhọ nồi, cát sâm, cà gai leo, kim ngân, gừng, tỏi,...

Cùng tác giả

20 gian hàng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Trung Sơn

Các đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Chương trình có quy mô 20 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh. Các gian hàng tham gia trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tại phiên chợ là các sản phẩm nông sản đặc hữu, các sản...

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Bắc

Sở hữu ba công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Công viên địa chất Lạng Sơn cùng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các địa danh văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu di tích quốc gia...

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý kiến vào dự thảo Luật. Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tại doanh nghiệp theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự...

Toạ đàm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Mông

Các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Tăng Thị Dương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì toạ đàm. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đại biểu tiêu biểu đại diện dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ...

Cùng chuyên mục

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Bắc

Sở hữu ba công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Công viên địa chất Lạng Sơn cùng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các địa danh văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu di tích quốc gia...

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý kiến vào dự thảo Luật. Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tại doanh nghiệp theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự...

Toạ đàm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Mông

Các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Tăng Thị Dương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì toạ đàm. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đại biểu tiêu biểu đại diện dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ...

Thẩm tra báo cáo các cơ quan tư pháp trình tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh

Các đại biểu tại phiên họp thẩm tra. Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thẩm tra các báo cáo: Kết quả thực hiện công tác Toà án nhân dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 ; công tác của ngành Kiểm sát Tuyên Quang năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025; công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2024; phương hướng, nhiệm...

Diễn đàn Điều phối lần 2: Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026...

Nâng cao năng lực thể chế Tham gia diễn đàn có đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện UBND các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái; 11 nhà tài trợ quốc tế. Diễn đàn là hoạt động thuộc Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực thể chế để thực hiện Đề án tổng...

Công tác cán bộ nữ – những bài học quan trọng

Bài cuối: Bài học nâng cao ý thức về bình đẳng giới Phát huy lợi thế quyền lực mềm     Ở Tuyên Quang, nhiều nữ lãnh đạo ở cơ sở đã dùng những kỹ năng mềm dẻo vốn có của mình, không ngại khó khăn để hòa nhập vào đời sống của Nhân dân, chia sẻ, thấu hiểu, cảm hóa, vận động Nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Một trong những phụ nữ...

Tuyên Quang: Xây dựng văn hóa công vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới

Xây dựng văn hóa công vụ là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Tại Tuyên Quang, việc xây dựng văn hóa công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, từ đó góp phần cải thiện, nâng cao hiệu...

Thẩm tra các dự thảo nghị quyết lĩnh vực kinh tế, ngân sách

Sáng 29-11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thường lệ cuối năm. Dự họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Thị Minh Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.  Các đại biểu dự họp. Tại cuộc họp, các đại biểu thẩm...

Hà Nội quy hoạch bến xe Đông Anh rộng hơn 70 nghìn m2

Bến xe khách Đông Anh sẽ có nhà điều hành cao 3 tầng ở khu vực trung tâm bến xe được thiết kế hiện đại, mang đặc trưng của một bến xe liên tỉnh. Hà Nội xây dựng thêm bến xe phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Ảnh minh hoạ. Nhà chờ cho xe khách và bãi đỗ các loại phương tiện giao thông công cộng; điểm đầu cuối xe buýt. Bãi đỗ xe có bố trí mái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất