Powered by Techcity

Cảnh giác với chiêu trò mạo danh “phản biện xã hội” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam

Những mưu đồ đội lốt “phản biện xã hội” 

Những năm qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức hậu thuẫn, kích động các đối tượng trong nước lợi dụng phản biện xã hội để tập hợp lực lượng chống đối chính trị, thúc đẩy sự đối kháng trong xã hội, tạo các lực lượng đối lập. Họ nhân danh phản biện để phản bác, chống đối các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Họ thường lợi dụng các thời điểm nhạy cảm chính trị của đất nước như trước và trong quá trình tổ chức đại hội Đảng, các kỳ bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp hoặc khi diễn ra những sự kiện quốc tế quan trọng; khi Quốc hội, Chính phủ lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo luật, chương trình, đề án… để lấy danh nghĩa phản biện xã hội tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Những hoạt động này của các thế lực thù địch khá đa dạng, song tập trung ở một số thủ đoạn: (1) Lợi dụng internet, mạng xã hội, lấy danh nghĩa phản biện xã hội để đưa ra những bài nói, bài viết, các video clip nêu những ý kiến sai lệch về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quyết sách cụ thể ở các bộ, ngành, địa phương; (2) thông qua hình thức gửi “thư ngỏ”, “kiến nghị” gửi các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước với dụng ý không lành mạnh; (3) lợi dụng các diễn đàn quốc tế, các cơ quan báo chí nước ngoài để nêu quan điểm bằng bài nói, bài viết, trả lời phỏng vấn với nội dung xuyên tạc, thổi phồng, bôi đen những hạn chế trong nước, nhất là tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước, hòng làm cho thế giới hiểu sai về đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam; (4) khi Đảng, Nhà nước, các cơ quan bộ, ngành, địa phương không tiếp nhận những ý kiến “phản biện” (thực chất là các luận điệu, quan điểm, ý kiến phản động, phá hoại) thì vu khống Đảng, Nhà nước ta vi phạm, đàn áp dân chủ.

Cách đây hơn 10 năm, trong quá trình Đảng, Nhà nước ta lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo Hiến pháp năm 2013, một nhóm nhân sĩ, trí thức, cựu quan chức có tư tưởng bất mãn, cực đoan chính trị đã tập hợp nhau lại để đưa ra cái gọi là “kiến nghị” đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điều 4 của Hiến pháp, với lý lẽ vừa hết sức ngụy biện, vừa suy diễn một cách tùy tiện, vừa công kích nói xấu Đảng ta.

Hay gần đây, lợi dụng chủ trương góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số trang web, blogger đã tham gia “góp ý” theo kiểu cố ý bẻ cong sự thật, làm cho người dân hiểu sai từ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” thành “đất đai là độc quyền sở hữu của Nhà nước”, coi đó là cội nguồn của đầu cơ, tham nhũng đất đai. Thậm chí, họ còn xuyên tạc rằng việc sửa luật như “đẽo cày giữa đường”, “càng sửa càng mù mờ”… từ đó kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ảnh minh họa: TTXVN 

Điểm qua một vài ví dụ trên để thấy rằng, dưới chiêu bài “dân chủ”, lấy danh nghĩa phản biện xã hội, các thế lực thù địch, chống đối, phản động không từ một thủ đoạn nào để phá hoại đất nước và chế độ ta. Mục đích của chúng đương nhiên không phải để “góp ý”, giúp cho Đảng, Nhà nước thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý, mà là để phá hoại uy tín của Đảng, Nhà nước, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ, bất đồng trong nội bộ Đảng; chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, gây mất ổn định chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đi tới mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhận thức và ứng xử đúng mực về phản biện xã hội ở Việt Nam

Phản biện xã hội là việc phân tích, đánh giá, lập luận, tranh luận có tính chất độc lập, khoa học của các lực lượng xã hội (bao gồm cá nhân hoặc tổ chức) nhằm khẳng định hoặc bác bỏ, hay đề xuất sửa đổi chủ trương, chính sách, từ đó giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp hơn với lợi ích chung của cộng đồng. Xét về bản chất, phản biện xã hội là một hình thức thể hiện quyền tự do được xây dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn luận. Theo đó, phản biện xã hội chính là quyền bày tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ của cá nhân đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về quyền con người.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Hiến pháp và pháp luật, nước ta đã cụ thể hóa quyền tham gia phản biện xã hội của các tổ chức chính trị-xã hội, các tầng lớp nhân dân. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã hiến định một số quyền con người, quyền công dân có nội dung liên quan mật thiết đến phản biện xã hội như quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, quyền trưng cầu ý dân, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Theo đó, Điều 28 quy định: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Hiến pháp năm 2013 cũng chính thức ghi nhận phản biện xã hội với tính chất là một chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quy định này lại tiếp tục được cụ thể hóa tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022…

Nhằm làm cho hoạt động phản biện xã hội thực sự đi vào hiện thực cuộc sống, tạo ra bầu không khí dân chủ và cởi mở trong xã hội, Đảng, Nhà nước ta còn chú trọng quan tâm hoàn thiện các điều kiện bảo đảm thực hiện phản biện xã hội. Các điều kiện đó là:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống thể chế minh bạch, dân chủ, ghi nhận đầy đủ các quyền của chủ thể phản biện xã hội (bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền thực hiện phản biện xã hội…); quy định rõ trách nhiệm công khai thông tin và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ hai, bảo đảm thực thi quyền tiếp cận thông tin của người dân, xác định rõ trách nhiệm cung cấp và công khai thông tin từ phía các cơ quan công quyền, đặc biệt là các cơ quan hành chính; quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin cũng như có chế tài rõ ràng, cụ thể và nghiêm minh đối với những hành vi che giấu hoặc từ chối cung cấp thông tin của các cơ quan và công chức nhà nước.

Thứ ba, nâng cao ý thức tôn trọng tự do ngôn luận, đối thoại, lắng nghe và phản hồi của chủ thể được phản biện, trực tiếp là các cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước, kết hợp giữa giáo dục với cơ chế ràng buộc để chủ thể được phản biện không chỉ lắng nghe ý kiến của xã hội mà còn phải biết tiếp thu, hiện thực hóa nó trong những chính sách cụ thể; xây dựng cơ chế thông tin hai chiều giữa Nhà nước và công dân.

Thứ tư, nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân nhận thức rõ về quyền lợi và trách nhiệm công dân; giúp nhân dân có nhận thức đầy đủ về nguyên tắc, nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành phản biện xã hội…

Những dẫn chứng trên đây đã cho thấy, phản biện xã hội ở Việt Nam không chỉ kế thừa mà còn có sự bổ sung, phát triển các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực về dân chủ, tự do ngôn luận nói chung, về phản biện xã hội nói riêng. Việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị-xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia phản biện xã hội, qua đó phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là một chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, trong hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. 

Phản biện xã hội ở Việt Nam là một phương thức hữu hiệu để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, là bước phát triển cao của hình thức dân chủ trực tiếp, thể hiện rõ vai trò chủ thể quyền lực của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Người dân có thể sử dụng quyền lực của mình một cách trực tiếp thông qua việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, hoặc kiến nghị, đóng góp ý kiến, phản biện, hoặc trực tiếp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và biểu quyết khi được trưng cầu ý kiến.

Như vậy, phản biện xã hội ở Việt Nam không chỉ là con đường, phương thức để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình mà còn là để bảo vệ quyền làm chủ của mình; không chỉ là công cụ để nhân dân kiểm soát quyền lực Nhà nước mà còn để bảo vệ Đảng, Nhà nước. Bản chất tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa quy định phản biện xã hội ở Việt Nam phải thể hiện được tính xây dựng, không phải để tạo ra sự xa cách, chia rẽ, đối lập nhân dân với Đảng, Nhà nước, mà là để nhân dân tiến gần hơn với hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, làm cho “ý Đảng hợp với lòng dân”, để nhân dân thực thi một cách trực tiếp, thực chất hơn quyền lực của mình, đồng thời giúp cho Nhà nước hoàn thành tốt hơn vai trò phục vụ nhân dân. Do đó, mọi âm mưu, hành vi lợi dụng phản biện xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ phá hoại mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.

Đại tá, PGS, TS PHẠM THANH GIANG, Phó chủ nhiệm Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị

Nguồn

Cùng chủ đề

Phản biện xã hội đối với dự thảo Quyết định của UBND tỉnh quy định một số mức hỗ trợ, tái định cư khi...

Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ  ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Nguyễn Hưng Vượng chủ trì hội nghị. Căn cứ các điều, khoản của Luật Đất đai năm 2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định Quy định một số mức hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước...

Khẳng định vai trò, vị thế của MTTQ qua giám sát, phản biện xã hội

Giám sát từ thực tiễn cuộc sống Năm 2023, thông qua hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông mới tại các xã đạt chuẩn, vấn đề nổi cộm được Ủy ban MTTQ tỉnh chỉ ra đó là một số xã đã công nhận về đích nông thôn mới, nhưng khi đối chiếu với các tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 thì ở một...

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Với gần 60 năm hoạt động cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gắn liền với công tác lý luận chính trị của Đảng và trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, từ chuyên viên, biên tập viên đến Tổng Biên tập của Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc Hội; Chủ tịch nước; và cuối cùng là Tổng Bí thư....

“Giữ gìn Đảng ta thật trong sạch…”

Giữ đoàn kết như giữ con ngươi mắt mình Lời dặn đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng, trước hết khẳng định vị trí, vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ...

Cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình hành động nhiệm kỳ 2019-2024 và Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV, MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ động bám sát thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng với phương châm hướng về cơ sở. Các đồng chí: Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn...

Cùng tác giả

Cú huých từ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Công thương trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024 cho các đơn vị. Những năm qua, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng, đáp ứng đủ điều kiện đăng ký tham gia bình chọn cấp...

Đoàn khách du lịch “xông đất” Tuyên Quang năm 2025

Các đại biểu dự buổi lễ đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025. Đoàn du khách gần 50 người thuộc Hội Cựu chiến binh thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn là những vị khách du lịch đầu đầu tiên “xông đất” Tuyên Quang năm 2025. Đoàn đã dâng hương, tham quan lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, trải nghiệm...

Xây dựng Tuyên Quang phát triển, giàu bản sắc

Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Ngọc Hưng Năm 2024, tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Song, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, phát huy truyền thống đoàn kết,...

Chương trình Tuyên Quang chào năm 2025: Niềm tin tương lai

Các đại biểu dự Chương trình Tuyên Quang chào năm mới 2025. Ảnh: Thanh Phúc Dự chương trình có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ; các...

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

Củng cố mối quan hệ với các địa phương bạn năm 2024 tỉnh Tuyên Quang tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với địa phương, tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác với tỉnh. Cụ thể với tỉnh Xiêng Khoảng, Lào, hai địa phương duy trì các hoạt động trao đổi thư, điện mừng nhân ngày lễ lớn, sự kiện chính trị của hai nước, địa phương; tiếp nhận 30 học sinh tỉnh...

Cùng chuyên mục

Xây dựng Tuyên Quang phát triển, giàu bản sắc

Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Ngọc Hưng Năm 2024, tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Song, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, phát huy truyền thống đoàn kết,...

Chương trình Tuyên Quang chào năm 2025: Niềm tin tương lai

Các đại biểu dự Chương trình Tuyên Quang chào năm mới 2025. Ảnh: Thanh Phúc Dự chương trình có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ; các...

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

Củng cố mối quan hệ với các địa phương bạn năm 2024 tỉnh Tuyên Quang tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với địa phương, tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác với tỉnh. Cụ thể với tỉnh Xiêng Khoảng, Lào, hai địa phương duy trì các hoạt động trao đổi thư, điện mừng nhân ngày lễ lớn, sự kiện chính trị của hai nước, địa phương; tiếp nhận 30 học sinh tỉnh...

Thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm phục vụ tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga dự và chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự, chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang. Cùng dự có đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh...

Hàm Yên quyết tâm trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang vào năm 2025.

Phóng viên: Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, là năm tăng tốc, bứt phá và có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình hoàn mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025; kế hoạch 05 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Xin ông chia sẻ rõ hơn về những thành tựu...

Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,...

Các đại biểu dự hội nghị. Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; đại biểu Ban...

Sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong kỷ nguyên mới

  Mùa xuân mới này, Đảng ta trải qua 95 mùa xuân lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Một Đảng được tôi luyện và trưởng thành trong muôn vàn thách thức gian lao và ngày nay vẫn tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và tự chỉnh đốn mình để luôn là một Đảng của trí tuệ, Đảng của đạo đức và gắn bó máu thịt với Nhân dân. Luôn xứng đáng với sứ mệnh lãnh đạo nhân dân ta xây...

Đồng loạt tăng cả ba miền

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (31/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá trở lại tại các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 30/12/2024: Đồng loạt tăng cả ba miền (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Bắc Giang là tỉnh có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg....

Sáng tạo, dám nghĩ, dám trong kỷ nguyên

  Mùa xuân mới này, Đảng ta trải qua 95 mùa xuân lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Một Đảng được tôi luyện và trưởng thành trong muôn vàn thách thức gian lao và ngày nay vẫn tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và tự chỉnh đốn mình để luôn là một Đảng của trí tuệ, Đảng của đạo đức và gắn bó máu thịt với Nhân dân. Luôn xứng đáng với sứ mệnh lãnh đạo nhân dân ta xây...

Ngành Giao thông Vận tải triển khai nhiệm vụ năm 2025

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cẩu Tuyên Quang. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Tuyên Quang có đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh. Năm 2024, ngành GTVT đã hoàn thành kế hoạch đề ra, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nổi bật là: Công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất