Powered by Techcity

Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm khiến một số chính sách hỗ trợ còn chậm, kém hiệu quả

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận chiều 25/5. (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 25/5, Quốc hội tiếp tục giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Nghị quyết số 43 được xây dựng trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khi tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, doanh nghiệp gặp nhiều thách thức.

Chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu bị đứt gãy để lại hệ quả rất lớn, đòi hỏi phải có một gói chính sách với một quy mô đủ lớn đề hỗ trợ cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ổn định đời sống và phục hồi dần kinh tế-xã hội.

Theo Bộ trưởng, thời gian xây dựng và thực hiện chương trình là rất ngắn; chương trình có quy mô lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tổ chức, đối tượng; tuy nhiên, thủ tục còn phức tạp, rườm rà; kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế; phối hợp giữa các cơ quan còn bất cập, chưa tốt.

“Bên cạnh đó, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây cũng là nguyên nhân khiến việc thực hiện một số chính sách còn chậm, một số chính sách chưa hiệu quả, một số chính sách chưa thực hiện được”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Bộ trưởng cho biết, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây là nguyên nhân khiến việc thực hiện một số chính sách còn chậm, kém hiệu quả. (Ảnh: DUY LINH)

Đánh giá chung về Nghị quyết số 43, Bộ trưởng cho biết, qua thực tiễn và kết quả đạt được như trong báo cáo của Đoàn giám sát và các đại biểu Quốc hội đã nêu cho thấy, trước hết đây là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ để giải quyết ngay được những vấn đề cấp thiết của nền kinh tế và của đất nước đặt ra, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Kết quả thực hiện về tổng thể là đạt yêu cầu khi qua 2 năm thực hiện với một khối lượng vốn rất lớn, thời gian ngắn nhưng phát triển kinh tế duy trì ổn định, kinh tế vĩ mô tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn bảo đảm.

Bên cạnh đó, kết quả lớn hơn, theo Bộ trưởng, là quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết đã mang lại bài học kinh nghiệm hết sức quý báu để khi gặp phải các tình huống tương tự thì phản ứng chính sách phải nhanh, cách tiếp cận và xây dựng chính sách phải tốt, hiệu quả, đi vào cuộc sống được.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đã xong thủ tục và đang triển khai thực hiện

Về tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hết sức cố gắng và nỗ lực. Chính phủ đã ban hành khoảng 20 nghị định, 1 chỉ thị, 7 công điện, thành lập 5 tổ công tác, 26 đoàn công tác phân công cho tất cả các thành viên Chính phủ phải xuống từng địa phương để giải quyết các ách tắc, vướng mắc, khó khăn của từng dự án đầu tư công, từng dự án của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Liên quan đến phản ánh của đại biểu Quốc hội về tiến độ thực hiện và giải ngân vốn nhiều dự án chậm, không bảo đảm tiến độ, Bộ trưởng lý giải do thời gian chuẩn bị ngắn, thủ tục lại rất phức tạp và chưa có cơ chế cho làm rút gọn, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.

Đối với vấn đề này, Chính phủ tiếp thu các ý kiến tâm huyết của các đại biểu, thời gian tới sẽ tập trung đôn đốc, thúc đẩy các dự án chưa hoàn thành thủ tục thì nhanh chóng, khẩn trương hoàn thành (hiện có 8 dự án chưa hoàn thành thủ tục, 35 dự án chưa triển khai, chủ yếu ở lĩnh vực y tế và chuyển đổi số). Những dự án đã xong thủ tục và đang triển khai thực hiện thì tập trung đẩy nhanh tiến độ từ giải phóng mặt bằng cho đến tổ chức thi công, để sớm đưa công trình vào khai thác hiệu quả.

3 bài học kinh nghiệm

Về bài học kinh nghiệm rút ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết phương thức hỗ trợ sau này sẽ cần phải xem lại, dẫn bài học ở một số nước hỗ trợ bằng tiền mặt thẳng cho người dân, mỗi người dân được khoảng 1.500-2.000 USD, qua đó giúp nguồn tiền được đưa ngay vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng.

Các đại biểu dự phiên thảo luận ở hội trường ngày 25/5. (Ảnh: DUY LINH)

“Chúng ta đang tiếp cận qua các chính sách, như thế phải có văn bản hướng dẫn, phải có quy trình, thủ tục nên mất rất nhiều thời gian và không còn tính hiệu quả. Khi chúng ta làm xong thì vấn đề đã không còn thời sự nữa. Nếu giữ thời gian như trong chương trình thì không nên đưa các dự án lớn vào, nếu đưa vào thì phải cho kéo dài thời gian thực hiện”, Bộ trưởng nói.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng, các chính sách phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thống nhất, dễ làm, dễ giám sát, dễ thực hiện, đây là nguyên tắc rất quan trọng; việc hoàn thiện thể chế phải căn cơ, đồng bộ và thống nhất, tránh để “một rừng” vướng mắc kéo dài như hiện nay.

Một bài học nữa được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đề cập là đã là chương trình đặc biệt thì phải có chính sách đặc biệt, tức là phải có thủ tục đặc biệt, quy trình đặc biệt. Xây dựng chính sách, pháp luật phải dựa trên niềm tin giữa trung ương và địa phương, giữa cấp dưới và cấp trên. Thêm nữa, phải phân cấp, phân quyền triệt để hơn, kể cả trung ương đối với địa phương và kể cả Quốc hội đối với Chính phủ.

“Quốc hội tập trung làm những vấn đề lớn như quyết sách, thể chế, giám sát. Những vấn đề chi tiết trong điều hành nên giao lại cho Chính phủ, như vậy sẽ có thể đẩy nhanh tiến độ, thời gian thực hiện sẽ rút đi rất nhiều”, Bộ trưởng nói và cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang cho nghiên cứu rà soát, sửa lại Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để đáp ứng được các yêu cầu, rút ngắn thời gian triển khai thực hiện.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Nhân dân

Nhiều đóng góp chất lượng từ thực tiễn địa phương Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết: Kỳ họp thứ Bảy là kỳ họp có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, cả về xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong đó, nhiều nội dung được bổ sung vào chương trình...

Đoàn ĐBQH tỉnh cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và một số...

Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Chẩu Văn Lâm chủ trì phiên thảo luận. Tham dự phiên thảo luận có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ...

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tổ vào một số dự án luật

Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì, điều hành thảo luận. Tham gia góp ý vào dự án Luật Công chứng (sửa đổi), đại biểu Âu Thị Mai, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật. Tham gia vào nội dung cụ thể: về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, đại biểu...

Nhiều chính sách mới, quan trọng về đất đai dự kiến có hiệu lực sớm từ 1/8

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. (Ảnh: DUY LINH) Chiều 8/6, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,07% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng...

Thông cáo báo chí số 19 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quang cảnh phiên làm việc ngày 8/6. (Ảnh: DUY LINH) Buổi sáng Từ 08 giờ 00 đến 09 giờ 00: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe các nội dung: - Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trình bày Tờ trình về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên...

Cùng tác giả

HĐND tỉnh họp kỳ chuyên đề, thông qua 6 nghị quyết

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga và các đại biểu dự kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh. Các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ...

100 gian hàng tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

100 gian hàng của 18 địa phương đã tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024. Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024 được tổ chức tại khu vực quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), thu hút sự tham gia của 100 gian hàng giới thiệu các sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề của 18 tỉnh, thành phố. Các địa phương như...

Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang: Chuyển đổi số – Tạo đà phát triển bền vững

Kho nguyên liệu của công ty. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang-VVMI, một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất xi măng...

Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả – Bài cuối: Phát triển kinh tế số và thúc đẩy đổi...

>> Bài 1: Bắt kịp xu thế >> Bài 2: Xây dựng chính quyền số Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế số Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tuyên Quang đã sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga: Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 để không...

Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; đại biểu các Ban Đảng Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo một số sở, ban, ngành. Hội nghị được tổ chức...

Cùng chuyên mục

Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang: Chuyển đổi số – Tạo đà phát triển bền vững

Kho nguyên liệu của công ty. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang-VVMI, một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất xi măng...

Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả – Bài cuối: Phát triển kinh tế số và thúc đẩy đổi...

>> Bài 1: Bắt kịp xu thế >> Bài 2: Xây dựng chính quyền số Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế số Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tuyên Quang đã sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với...

Kết nối cung – cầu: Nâng tầm giá trị sản phẩm

Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Tuyên Quang được giới thiệu tại Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa tại thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2022 đến nay, Sở Công thương tỉnh tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại và Hội chợ OCOP tại tỉnh Tuyên Quang. Nổi bật năm 2024, đơn vị đã tổ chức thành công Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Buôn...

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi tại thôn Vĩnh Bảo, xã Vinh Quang (Chiêm Hoá). Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và giao trách nhiệm: Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết,...

Tập trung khai thác rừng, sẵn sàng cho vụ mới

Tập trung khai thác hết diện tích Cánh rừng keo thuộc Đội sản xuất Đèo Mon, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sơn Dương (Sơn Dương) những ngày này rộn vang tiếng cưa máy, tiếng nói, cười của công nhân khai thác gỗ. Anh Lý Văn Đông, Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật kiêm Đội trưởng đội sản xuất Đèo Mon phấn khởi cho biết: Những tháng đầu năm mưa nhiều đội không thể khai thác nhưng đến thời điểm này...

Woodsland xây dựng thương hiệu Quốc gia

Giữ vững uy tín thương hiệu Để có sản phẩm trở thành thương hiệu quốc gia là sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh. Với hơn 22 năm hoạt động và phát triển, Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang đã trở thành một trong các đơn vị sản xuất, chế biến gỗ hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm đồ gỗ do Woodsland sản xuất đã có mặt hầu...

“3 ca 4 kíp” thi công cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Hình hài cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đang dần lộ diện Hiện nay, các nhà thầu tập trung xẻ đồi, vượt sông mở đường tạo mặt bằng thi công với khối lượng đào đắp hàng triệu m3 đất, đá. Tại Km23, đoạn qua xã Tứ Quận (Yên Sơn) hàng chục phương tiện cơ giới cùng cả trăm công nhân được huy động san gạt tạo mặt bằng. Đoạn tuyến này hiện đang giai đoạn mở đường, san đắp nền. Một...

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Nhà thầu huy động máy móc, thiết bị khẩn trương thi công tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua xã Tứ Quận (Yên Sơn). Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo người đứng đầu các các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, các chủ đầu tư xây dựng công trình, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, chủ động rà soát, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và phối hợp chặt...

Ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Tuyên...

Tới dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; UBND huyện Lâm Bình, Sơn Dương; các doanh nghiệp, Hợp tác xã tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đại biểu tham quan trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang, các cơ hội đầu tư và các chính sách khuyến khích, ưu đãi...

Khai mạc Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu...

Đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí đại biểu dự lễ khai mạc. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND huyện Sơn Dương; Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh. Đại biểu cắt băng khai mạc chương trình. Tuần hàng có quy mô trên 100 gian hàng của 50 doanh nghiệp, hợp tác xã có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất