Powered by Techcity

Triển khai hiệu quả các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản

Toàn cảnh Hội nghị

Ngày 26/4, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm: Quyết định số 333/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; Quyết định 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) Nguyễn Ngọc Thành cho biết: Để triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản, cũng như phối hợp giải quyết một số vấn đề còn tồn tại, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Công thương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, hiệu đính, cập nhật các nội dung trong quá trình triển khai quy hoạch; bảo đảm không làm thay đổi mục tiêu, định hướng tổng quát của quy hoạch; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản; chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch khoáng sản; góp ý hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về khoáng sản.

Theo Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công thương) Nguyễn Việt Sơn, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia yêu cầu bảo đảm tính tuân thủ, kế thừa các Nghị quyết, chương trình hành động, các quy hoạch ngành và kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành liên quan đã được phê duyệt; không hợp thức hóa các sai phạm đối với các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã quyết định đầu tư.

Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than Nguyễn Việt Sơn báo cáo tại hội nghị.

Bên cạnh đó, kế hoạch này cũng yêu cầu bảo đảm phát triển tối ưu tổng thể các yếu tố khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với không gian và lợi thế so sánh của các vùng, địa phương; tiếp tục thúc đẩy phát triển khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý; phát triển năng lượng đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái; coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng bền vững trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ chế thị trường đối với các loại năng lượng; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia đầu tư, sử dụng năng lượng và đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng, địa phương.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Công thương) Bùi Huy Sơn chia sẻ, theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia, cần bảo đảm hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến xăng dầu đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021-2030 và 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

Dự trữ quốc gia cần bảo đảm sức chứa từ 500.000-1 triệu m3 sản phẩm xăng dầu và 1-2 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021-2030; bảo đảm sức chứa từ 500.000-800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2-3 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 25-30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

Về khí đốt, chúng ta cần bảo đảm hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021-2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030; đối với LNG đạt 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021-2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

Để tổ chức thực hiện thành công các Kế hoạch vừa được phê duyệt, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Công thương và các bộ, ngành Trung ương sẽ cùng phối hợp nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định, cơ chế chính sách liên quan, bảo đảm đủ mạnh, đồng bộ, khả thi, nhất là chính sách liên quan tới các cơ chế tài chính, cơ chế giá điện, giá khí và các cơ chế gắn hoạt động thăm dò, khai thác đồng bộ, liên kết với đầu tư chế biến khoáng sản,… nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản.

Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp các bên liên quan tập trung xây dựng, triển khai có hiệu quả các Chương trình quốc gia về khoa học-công nghệ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành năng lượng và khai khoáng, nhất là trong các ngành năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí và nhân lực kỹ thuật tay nghề cao vận hành máy móc, thiết bị khai thác chế biến khoáng sản nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới và nâng cao năng suất, chất lượng khai thác, chế biến các loại khoáng sản.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương chủ động chỉ đạo rà soát, cập nhật, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh các nội dung liên quan của quy hoạch tỉnh để bảo đảm phù hợp với các Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản; rà soát, cập nhật các quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành của địa phương (quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng), bảo đảm tính đồng bộ, liên thông, làm cơ sở tiếp nhận, triển khai các dự án đầu tư về năng lượng và khai khoáng theo quy định của pháp luật.

Các địa phương cần tổ chức lựa chọn chủ đầu tư tự thực hiện các dự án năng lượng, khoáng sản trên địa bàn được đề ra trong các Kế hoạch theo phân cấp quản lý và đúng quy định, nhất là các dự án đầu tư trọng điểm; quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho các Quy hoạch năng lượng và khoáng sản; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dân, tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai cho các dự án theo quy định.

Bộ trưởng cũng đề nghị các Tập đoàn, Tổng công ty năng lượng, khoáng sản (như EVN, PVN, TKV, Hóa chất, Xăng dầu, PVGas,…) và các hiệp hội ngành nghề tập trung quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch; đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách khả thi và tích cực tham gia góp ý với các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng các quy định, chính sách liên quan đến lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, vừa tăng cường sự quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp;

Các doanh nghiệp cần chủ động đề xuất và nỗ lực triển khai các dự án đầu tư được đề ra trong các các kế hoạch, nhất là các dự án phát triển năng lượng quy mô lớn, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt và các dự án đầu tư mới chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng; đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn (Bài 4)

Cuộc khảo sát thực trạng chợ Năm 2021, Tổng cục Thống kê đã thực hiện cuộc điều tra mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc. Theo kết quả điều tra, cả nước có 8.581 chợ các loại, bao gồm 236 chợ hạng 1; 902 chợ hạng 2 và 7.443 chợ hạng 3. Ở khu vực miền núi, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu là chợ hạng 3. Chợ hạng 3 là chợ có dưới 200...

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 – 2030, tầm...

Một góc thành phố Tuyên Quang. Ảnh: Hoàng Thảo. Quyết định thực hiện Quy hoạch tập trung vào các nội dung chủ yếu: Các chương trình dự án triển khai thực hiện, bao gồm vốn đầu tư công, dự án đầu tư sử dụng vốn khác ngoài vốn đầu tư công, các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện đến năm 2030; Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2025-2030;...

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn...

Một góc thành phố Tuyên Quang. Ảnh: Hoàng Thảo. Quyết định thực hiện Quy hoạch tập trung vào các nội dung chủ yếu: Các chương trình dự án triển khai thực hiện, bao gồm vốn đầu tư công, dự án đầu tư sử dụng vốn khác ngoài vốn đầu tư công, các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện đến năm 2030; Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2025-2030;...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Bắt đầu từ 4 giờ sáng7/9, tại Hạ Long, Quảng Ninh đã xuất hiện mưa nhỏ kèm gió nhẹ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,...

Phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông...

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang. Dự hội nghị có đồng chí Vân Đình Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện Hàm Yên, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang.  Đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang. Mở đầu phiên họp, Thủ...

Cùng tác giả

Phát huy lợi thế về cơ sở vật chất để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân

​ Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác Bộ Y tế với tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thanh Phúc Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, lãnh...

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đại biểu dâng hương tại Lán Nà Nưa. Đoàn đã đến dâng hương tại Lán Nà Nưa, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến tháng 8 năm 1945 để lãnh đạo chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đại biểu dâng hương tại Đình Tân Trào. Đoàn dâng hương tại Đình Tân Trào, nơi đây vào ngày 16 - 17/8/1945, Quốc dân Đại hội đã họp quyết định thông qua chủ trương Tổng khởi...

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, làm việc tại Tuyên Quang

Các đại biểu dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Phúc Đón tiếp, làm việc với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về sắp xếp tổ chức, bộ máy một số cơ quan theo chủ trương tinh gọn bộ...

Các đồng chí dự họp. Dự họp có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh. Cuộc họp đã tập trung cho ý kiến về Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 về bố trí thực hiện dự...

Tuyên Quang tập trung thúc đẩy kinh tế số trên 5 nhóm ngành trọng tâm

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh là 1 trong 5 nhóm ngành trọng tâm. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tập trung thúc đẩy kinh tế số trên 5 nhóm ngành trọng tâm: Thương mại điện tử, Du lịch thông minh, Nông nghiệp thông minh, Sản xuất thông minh và Logistics thông minh. Đồng thời, triển khai đồng bộ hạ tầng tiện ích số, như tích hợp chữ...

Cùng chuyên mục

Tuyên Quang tập trung thúc đẩy kinh tế số trên 5 nhóm ngành trọng tâm

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh là 1 trong 5 nhóm ngành trọng tâm. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tập trung thúc đẩy kinh tế số trên 5 nhóm ngành trọng tâm: Thương mại điện tử, Du lịch thông minh, Nông nghiệp thông minh, Sản xuất thông minh và Logistics thông minh. Đồng thời, triển khai đồng bộ hạ tầng tiện ích số, như tích hợp chữ...

Tuyên Quang tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang. Kế hoạch đề ra một số mục tiêu cụ thể trong năm 2025 như: Chỉ số PCI đạt trên 68,5 điểm, xếp vào nhóm khá của cả nước; Chỉ số PGI đạt trên 23,3 điểm; thành lập mới trên 350 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên hơn 3.000. Kế hoạch đề ra các nhóm giải pháp chính, trong đó tập trung vào việc tháo gỡ...

Hiệu quả từ nộp thuế trên thiết bị di động

Nhanh, gọn, hiệu quả Chỉ một vài thao tác, anh Trần Chu Văn Dũng, chủ cửa hàng xe máy tại thị trấn Na Hang đã hoàn thành việc kê khai và nộp thuế cho chiếc xe máy mà mình vừa bán. Anh Dũng cho rằng, việc cài đặt và sử dụng phần mềm này tiết kiệm rất nhiều thời gian cho anh. Nếu như trước đây, anh phải đến Chi cục Thuế rất nhiều lần trong một tháng để thực...

Chủ động kiểm kê tài sản công

Minh bạch, siết chặt kỷ luật tài chính Tỉnh đã thành lập các ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Ngày 10-5-2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Tổng kiểm kê tài sản công theo Quyết định số 213. Trong đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập tổ kiểm kê tài sản công, rà soát số liệu, nguyên giá, giá trị còn lại, năm đưa...

Thúc đẩy sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ: Vì một nền nông nghiệp bền vững

Tác động xấu từ phân bón vô cơ Phân bón là vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, người nông dân trong tỉnh đã lạm dụng, sử dụng mất cân đối, không đúng kỹ thuật phân bón vô cơ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, sinh vật có ích, đe dọa đến sự phát triển bền vững  nông nghiệp. Hàm Yên nổi danh cả nước với chất lượng, mẫu...

Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước

Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh; phòng, chống hạn hán mùa khô; chủ động bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương để triển khai...

Thanh tra ngành Tài chính kiến nghị xử lý gần 14.000 tỷ đồng

Tối 10-2, Bộ Tài chính công bố tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 1-2025 của Bộ. Trong tháng 1-2025, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 10.231 cuộc thanh tra, kiểm tra tại đơn vị; kiểm tra 155.666 hồ sơ tại trụ sở cơ quan. Từ đó, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị đã kiến nghị xử lý tài chính 13.969.815 triệu đồng; trong đó, kiến...

Chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế năm 2025

Tạo động lực để phát triển Năm 2024 trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi, thử thách lớn hơn cơ hội, nhất là khi tỉnh phải trải qua cơn bão số 3 lịch sử,  Tuyên Quang đã nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức cả 20/20 chỉ tiêu chủ yếu, kinh tế đạt mức tăng trưởng 9,04%, đây là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh trong 10 năm gần đây. Kết quả này cho thấy trong...

Vượt khó trên tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Gỡ vướng mặt bằng Theo báo cáo của Ban Quản lý đầu tư các công trình giao thông tỉnh, hiện nay, các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đạt 63,99/69,4 km toàn tuyến, đạt 92,2%, đến ngày 1-2, tổng sản lượng giải ngân công trình đạt 1.260,105/4.789,751 tỷ đồng, đạt khoảng 26,3% giá trị hợp đồng. Nguyên nhân là do vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, gây khó khăn trong quá...

Nông dân tất bật “hồi sinh” đào sau Tết

Giai đoạn quan trọng  Sau khi được khách hàng thuê hoặc mua về chơi Tết, nhiều cây đào được trả lại vườn đào ở Nông Tiến để tiếp tục nuôi dưỡng, uốn thế cho mùa hoa tiếp theo. Công việc “hồi sinh” cây bắt đầu với công đoạn quan trọng như cắt tỉa cành, loại bỏ hoa và nụ còn sót lại, giúp cây tập trung dinh dưỡng vào thân. Đào cũng được bón phân, tưới nước đầy đủ, đặc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất