Powered by Techcity

Bước chuyển từ các tiểu thương

Trong vài năm trở lại đây, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, quét mã QR để chuyển khoản đã trở nên phổ biến trong hoạt động giao thương của các tiểu thương tại các chợ truyền thống từ địa bàn thành phố đến địa bàn các huyện. Trên các quầy hàng quần áo, giày dép, thực phẩm, hoa quả… hầu hết đều có mã QR để khách hàng thanh toán khi mua hàng, sử dụng dịch vụ.

Kinh doanh các sản phẩm trang trí, mỹ phẩm tại chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang) từ nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Nga chia sẻ: “Trước đây, đa số khách trả tiền mặt hoặc khi khách chuyển khoản, tôi thường đọc số tài khoản nhưng khoảng hơn 1 năm nay, tôi đã sử dụng mã quét QR để thanh toán. Hiện nay, hầu như quầy hàng nào cũng có bảng mã QR, thậm chí một quầy còn có 2 – 3 mã của các ngân hàng. Hình thức thanh toán này rất tiện lợi và ngày càng nhiều khách hàng thanh toán theo hình thức này”.

Bà Nguyễn Thị Dương kinh doanh thịt lợn mấy chục năm nay tại chợ Tam Cờ cho biết, bà đã lớn tuổi nên việc tiếp cận công nghệ không giỏi như lớp trẻ, việc mở tài khoản và sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt với bà cũng mất nhiều thời gian hơn những người khác. Mò mẫm một lúc không được là bà không sử dụng nữa.

Tiểu thương bán hoa quả ở chợ Phan Thiết (TP Tuyên Quang) sử dụng mã QR của các ngân hàng cho khách hàng thanh toán thuận tiện, nhanh chóng.

Nhưng từ khi dịch Covid-19 xảy ra, việc cầm tiền thanh toán của khách thôi cũng thấy sợ, thế là bà phải học cho bằng được. Sau khi biết dùng, bà bảo biết thuận tiện thế này thì bà đã chịu khó học sử dụng sớm hơn rồi. Từ khi biết dùng, bà không còn phải đi thu tiền mặt mỗi ngày từ các nhà hàng bà giao thịt nữa. Khách đến mua lẻ có mã QR bà dán sẵn bàn quầy khách chỉ việc thanh toán. 

Hơn 20 năm buôn bán theo kiểu truyền thống, bà Nguyễn Thị Năm – tiểu thương kinh doanh hoa quả phía sau chợ Tam Cờ không nghĩ đến gian hàng trái cây của mình lại xuất hiện trên zalo, facebook mỗi ngày. Ban đầu nhờ có sự trợ giúp của các con, nhưng sau một thời gian thì giờ đây bà Năm rất rành rẽ trong việc chụp hình các loại trái cây, viết content quảng bá trên các nhóm, fanpage “chợ mạng”.

Thậm chí, mùa cam Hàm Yên vừa qua, hàng tấn cam sành được khách hàng khắp các tỉnh, thành trong nước đặt mua. Khách hàng nhờ bà Năm đóng thành từng thùng, mỗi thùng 10 – 20 kg gửi cho người thân làm quà biếu, tặng… Khách đặt đi biếu cũng được bà chăm chút cẩn thận, kỹ lưỡng và không quên “chụp hình” lại để quảng bá. Khách mua lẻ không dùng tiền mặt bà cho quét mã QR, khách ở xa thì thanh toán chuyển khoản. Tiền thanh toán cho chủ vườn cam để nhập hàng bà cũng chuyển khoản cho tiện.

“Nếu chỉ ngồi bán ở chợ thì mỗi ngày có khoảng hai chục khách mua lẻ, mỗi người vài cân, mỗi ngày chỉ bán được 1 – 2 tạ. Trái cây thường xuyên bị hư hỏng vì tiêu thụ chậm. Nhưng với việc bán online thì số lượng trái cây nhập về đã gấp 5, gấp 10 lần so với trước, lượng khách hàng cũng tăng cao” – bà Năm chia sẻ.

Không riêng gì chị Nga, bà Dương, bà Năm, nhiều tiểu thương cho biết muốn trụ lại với chợ truyền thống thì không có cách nào khác buộc phải thay đổi hình thức kinh doanh, tiếp cận thị trường, đặc biệt là trong xu thế chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ trên khắp mọi lĩnh vực hiện nay. Các tiểu thương giờ đây không chỉ phải biết bán hàng qua trang mạng mà còn livestream, quảng cáo, cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà. Đồng thời hầu hết các tiểu thương đều  biết đến thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách chuyển khoản, quét mã QR…

Agribank chi nhánh huyện Na Hang triển khai chương trình tặng mã QR cho các tiểu thương tại chợ trung tâm huyện.

Mô hình thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ được các tiểu thương ở địa bàn thành phố Tuyên Quang áp dụng mà còn lan tỏa đến các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh từ chợ thị trấn Na Hang (Na Hang) đến các chợ địa bàn huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương…

Tuy nhiên để tồn tại và phát triển ngoài việc các tiểu thương bắt nhịp chuyển đổi số thì cần phải bảo đảm kinh doanh thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nâng cao được sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại trên thị trường. Đồng thời, xây dựng văn hóa kinh doanh văn minh, lịch sự, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng khi đến với chợ truyền thống.

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng 2030 của Chính phủ với quan điểm là phát triển mỗi người dân thành một doanh nhân số, mỗi doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thành một doanh nghiệp số, ứng dụng công nghệ số để kinh doanh trên môi trường mạng. Mục tiêu là đến 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP.

Như vậy, các tiểu thương kinh doanh tại chợ truyền thống cũng không thể đứng ngoài cuộc. Nhưng để đạt mục tiêu này, việc gia tăng các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong công tác quản lý Nhà nước về chợ trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong quản lý, phục vụ hoạt động của chợ truyền thống là một trong các yêu cầu cấp thiết. Đồng thời trong quá trình chuyển đổi số của các tiểu thương ở các chợ truyền thống, cần có sự chung tay của ban quản lý chợ, chính quyền địa phương cùng xây dựng chợ thành nơi mua sắm phù hợp với thói quen mới, văn minh, hiện đại, phù hợp với xu thế.

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả – Bài cuối: Phát triển kinh tế số và thúc đẩy đổi...

>> Bài 1: Bắt kịp xu thế >> Bài 2: Xây dựng chính quyền số Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế số Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tuyên Quang đã sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với...

Ưu tiên hàng đầu là phát triển hạ tầng số

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội thảo. Dự hội thảo có đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin  và Truyền thông; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các tập đoàn, tổng công ty; các doanh nghiệp trong và ngoài...

Tiếp tục quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chuyển đổi số

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Thời gian qua, Công an các đơn vị địa phương đã bám sát các nhiệm vụ được giao theo tiến độ kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Công an, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án 06 và dịch vụ công trực tuyến; cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý, trọng...

Khuyến công đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như chuyển đổi số là phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Hỗ trợ các cơ sở CNNT trong quá trình chuyển đổi số, Trung tâm Khuyến công tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tạo các gian hàng trực tuyến; lựa chọn công nghệ phù hợp, ứng dụng công...

Số hóa hoạt động thư viện: Việc cần làm ngay

Thiếu máy móc, công nghệ hỗ trợ Thư viện tỉnh hiện có trên 182 nghìn bản sách các loại. Trong số này, nhiều đầu sách có thời gian xuất bản đã hơn 80 năm. Bà Phạm Thị Kim Thoa, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: Việc lưu trữ sách mới chưa cấp thiết, nhưng việc lưu trữ những sách cũ, nhất là địa chí thì cần thiết và phải làm ngay. Mặc dù nhận thức rõ điều này, nhưng vì...

Cùng tác giả

Tuyên Quang có 5 tác phẩm lọt vào vòng chung kết Lễ hội đèn lồng quốc tế năm 2025

Mô hình “Ánh dương phương Đông - Long Quân trở về” của đội Sắc màu Thành Tuyên được lọt vào vòng chung kết. Cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế Ocean năm 2025 có chủ đề "Ánh sáng phương Đông”. Sau thời gian phát động, Ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng từ hàng chục đội thi đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Vượt qua các đội thi đến từ 5 quốc gia ở...

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối cung – cầu hàng hóa

Các doanh nghiệp, HTX tìm hiểu, trao đổi thông tin tại Hội nghị kết nối kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024. Ông Lộc Kim Liễn, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngày 22 tháng 11 vừa qua, Sở đã tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa địa phương. Hội nghị đã nhận được sự...

Tuyên Quang quyết liệt triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, năm 2024, tỉnh Tuyên Quang được giao tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 780.225 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư: 517.841 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 262.384 triệu đồng. Cụ thể, huyện Lâm Bình: 101.971 triệu đồng; huyện Na Hang: 125.160 triệu đồng; huyện Chiêm Hóa: 119.893 triệu đồng; huyện Hàm Yên: 82.821 triệu đồng; huyện Yên Sơn: 107.542 triệu đồng; huyện Sơn Dương:...

Kích cầu tiêu dùng trên thương mại điện tử

Cơ hội từ mua sắm trực tuyến Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, và các sàn TMĐT nhỏ hơn ở trong nước, người tiêu dùng tại Tuyên Quang có thể tiếp cận được hàng ngàn sản phẩm từ mọi nơi chỉ bằng vài cú click chuột. Điều này không chỉ đem lại sự tiện lợi cho người mua, mà còn mở rộng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp địa phương,...

Sơn Dương xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ

Thực hiện tốt công tác quy hoạch Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Dương luôn sát sao chỉ đạo các cơ quan đơn vị, các chi, đảng bộ cơ sở căn cứ vào các quy định, hướng dẫn chủ động rà soát, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đảm bảo về số lượng, hệ số cơ cấu 3 độ tuổi, nhất là quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy ở từng cấp. Việc thực hiện ở các...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối cung – cầu hàng hóa

Các doanh nghiệp, HTX tìm hiểu, trao đổi thông tin tại Hội nghị kết nối kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024. Ông Lộc Kim Liễn, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngày 22 tháng 11 vừa qua, Sở đã tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa địa phương. Hội nghị đã nhận được sự...

Kích cầu tiêu dùng trên thương mại điện tử

Cơ hội từ mua sắm trực tuyến Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, và các sàn TMĐT nhỏ hơn ở trong nước, người tiêu dùng tại Tuyên Quang có thể tiếp cận được hàng ngàn sản phẩm từ mọi nơi chỉ bằng vài cú click chuột. Điều này không chỉ đem lại sự tiện lợi cho người mua, mà còn mở rộng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp địa phương,...

Cục thuế tỉnh trao thưởng chương trình Hoá đơn may mắn

Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã trao 1 giải nhất (trị giá 5 triệu đồng), 3 giải nhì (mỗi giải trị giá 3 triệu đồng), 5 giải ba (mỗi giải trị giá 2 triệu đồng) và 6 giải khuyến khích (mỗi giải trị giá 1 triệu đồng) cho các cá nhân, hộ kinh doanh trúng thưởng trong quý I. Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh trao thưởng cho các cá nhân, hộ kinh doanh may mắn trúng thưởng quý I. Chương trình...

Phê duyệt xây dựng tuyến đường từ Trung tâm TP Tuyên Quang đi Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm

Một dự án của tập đoàn VinGroup triển khai tại phường Mỹ Lâm, TP Tuyên Quang. Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng đường từ Trung tâm thành phố Tuyên Quang đi Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm sẽ do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ; đơn vị chủ quản là Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang; chủ đầu từ là Ban Điều phối các dự án vốn nước ngoài tỉnh Tuyên Quang. Mục đích dự án sẽ xây...

Ban hành Nghị quyết về Quy định tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự...

Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất căn cứ theo tiêu chí của Nghị quyết 16/2024 /NQ-HĐND từ ngày 1-12-2024. Nghị quyết này quy định tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...

Kết nối giao thông nông thôn đồng bộ, hiệu quả – Bài 2: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu

>> Bài 1: Đột phá về hạ tầng giao thông Tháo gỡ điểm nghẽn Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những mục tiêu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nhưng với vùng “lõi nghèo” của tỉnh, nhất là với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông là một...

Kết nối giao thông nông thôn đồng bộ, hiệu quả – Bài 1: Đột phá về hạ tầng giao thông

>> Bài 2: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu Từ định hướng và tầm nhìn, hạ tầng giao thông, đặc biệt giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa những năm gần đây được đầu tư có trọng điểm, tăng khả năng kết nối vùng; được tỉnh xác định ưu tiên “đi trước” nhằm tạo sức bật mạnh mẽ phát triển kinh tế, xã hội, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Nghị quyết hợp lòng dân Hết năm 2020,...

Tuyên Quang tập trung triển khai hiệu quả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ

Tính đến 20 – 11 - 2024,  Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu quản lý, triển khai 55 đề tài, dự án khoa học và công nghệ. Trong đó, có 45 đề tài, dự án cấp tỉnh và 10 đề tài, dự án cấp quốc gia. Các đại biểu dự hội thảo khoa học. Các đề tài, dự án tập trung vào việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế...

Chi cục Hải quan Tuyên Quang nỗ lực thu ngân sách

Cán bộ Chi cục Hải quan Tuyên Quang tập trung thực hiện các giải pháp giảm thủ tục hành chính nhằm thu hút doanh nghiệp đăng ký tờ khai tại đơn vị để tạo nguồn thu. Đến giữa tháng 11-2024, Chi cục Hải quan Tuyên Quang đã thu nộp ngân sách được hơn 45 tỷ đồng, đạt 73% dự toán được giao. Đồng chí Khổng Mạnh Cường, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tuyên Quang cho biết, công tác...

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI NGHÈO VƯƠN LÊN  Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể theo các dự án thành phần của chương trình như: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế -...

Tin nổi bật

Tin mới nhất