Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTuyển sinh đại học sớm "rất tai hại", học sinh sao nhãng...

Tuyển sinh đại học sớm “rất tai hại”, học sinh sao nhãng học hành


Tuyển sinh đại học sớm rất tai hại, học sinh sao nhãng học hành - 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (Ảnh: Mỹ Hà).

Tại hội nghị giáo dục đại học 2024, diễn ra ngày 9/8 tại Hà Nội, PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa TPHCM (ĐHBK TPHCM) đề xuất bỏ phương thức tuyển sinh sớm khi học sinh chưa hoàn thành chương trình giáo dục THPT.

Theo ông Phúc, trong một số chương trình tư vấn tuyển sinh vừa qua, một số tư vấn viên đề nghị thí sinh để nguyện vọng tuyển sinh sớm lên đầu, đây là điều không đúng nhưng vẫn tư vấn, dẫn đến thiếu công bằng, làm mất cơ hội tuyển sinh của các em.

Ông Phúc cho hay, từ năm 2022, ĐHBK TPHCM đưa ra các tiêu chí chung cho việc tuyển sinh chỉ bằng một phương thức, đó là kết hợp hết tất cả các yếu tố: Điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, các chứng chỉ…, như vậy mới đảm bảo công bằng cho các em.

Tuyển sinh đại học sớm rất tai hại, học sinh sao nhãng học hành - 2

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn (Ảnh: Mỹ Hà).

“Năm 2022, khi bắt đầu thực hiện tuyển sinh theo cách này, chúng tôi lo ngại đặc biệt quá sẽ khó tuyển sinh nhưng năm đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đã đạt mức 8.500 em và đến năm nay, có 17.200 thí sinh đăng ký vào ĐHBK TPHCM.

ĐHBK TPHCM ủng hộ việc tuyển sinh một lần duy nhất cho một nguyện vọng qua mạng, điều này giúp thí sinh có sự công bằng hoàn toàn”, ông Phúc nói.

Về việc tuyển sinh sớm, tại hội nghị trước đó chưa thu được ý kiến thống nhất khi một số trường đồng tình, một số khác đề xuất nên “dẹp”.

Theo PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng, thực trạng đa phần học sinh khi đã trúng tuyển sớm gần như không tập trung hết khả năng để thi tốt nghiệp THPT. Hầu hết, các em chỉ cần đỗ tốt nghiệp.

Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng cũng tiết lộ, trong những năm vừa qua, tỷ lệ ảo xét tuyển sớm vẫn ở ngưỡng 200-300%. Khi xét tuyển sớm, dữ liệu về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên chưa có nên khi hậu kiểm phát hiện có nhiều sai sót.

Từ đó, ông Bắc đề xuất từ năm 2025, Bộ nên có quy định chỉ được công bố trúng tuyển sau khi các em hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Chung băn khoăn, PGS.TS Nguyễn Hữu Công, Phó giám đốc Đại học Thái Nguyên, cho biết tại đơn vị này chỉ khoảng 20% thí sinh trúng tuyển sớm đăng ký nguyện vọng 1. Ưu điểm của xét tuyển sớm là giúp người học yên tâm nhưng “nhiều khi dẫn đến yên tâm quá”.

Mặt khác, các trường đại học cũng khó khăn trong dự báo tỷ lệ ảo. Vị phó giám đốc đề xuất từ năm 2025, xem xét lại phương thức xét tuyển sớm. Ông kiến nghị nên hạn chế phương án này, chỉ nên dành cho những ngành đặc thù, trọng yếu.

Tuyển sinh đại học sớm rất tai hại, học sinh sao nhãng học hành - 3

Tuyển sinh sớm có mặt tích cực nhưng cũng khiến các em phân tán tư tưởng (Ảnh: Hải Long).

Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, tuyển sinh sớm có mặt tích cực nhưng cũng khiến các em phân tán tư tưởng. Thời gian qua, nhiều sở GD&ĐT, các trường phổ thông phản ánh và lo lắng về điều này, bởi nhiều em khi biết mình đã trúng tuyển sớm nên sao nhãng học tập.

Xét tuyển sớm nếu dành cho tuyển thẳng, thí sinh rất tài năng, năng khiếu hay trường có thể nhận thoải mái mà không lo chỉ tiêu thì rất tốt. Nhưng nếu không kiểm soát được chỉ tiêu, sẽ dẫn đến mất công bằng.

Về ưu điểm của tuyển sinh sớm, trước đó Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định, các trường chủ động hơn, giảm tải áp lực cho thí sinh, cho các trường. Song, mặt trái cũng tạo tâm lý lo lắng cho thí sinh thấy bạn bè xét tuyển sớm mình cũng phải lo xét tuyển sớm. Hạn chế khác như sai sót, khó dự báo tỷ lệ nhập học.

Đặc biệt, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh tới vấn đề thiếu công bằng khi các trường đưa chỉ tiêu xét tuyển sớm, sẽ có độ ảo nhất định, rất khó có căn cứ để xác minh. Ông dẫn chứng ví dụ, trường có 100 chỉ tiêu ngành A, trường ấn định 60 chỉ tiêu cho xét tuyển sớm. “Căn cứ nào để đưa ra con số 60 này”? Thứ trưởng đặt câu hỏi.

Một tình huống khác là trường chưa dự báo được tỷ lệ ảo, nên với 100 chỉ tiêu nhưng nâng lên 200 chỉ tiêu cho xét tuyển sớm, đến cuối cùng, đã đủ 100 thí sinh đăng ký xét tuyển sớm. Như vậy, khi đã tuyển đủ chỉ tiêu xét tuyển sớm rồi sẽ không còn chỉ tiêu cho các trường hợp khác nữa.

“Đây là sự thiếu công bằng và là hiện tượng rất nhức nhối trong một số năm qua. Không phải chỉ xuất hiện ở một trường mà rất nhiều trường, dẫn tới có trường số lượng tuyển thực tế vượt chỉ tiêu rất nhiều”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ.

Kết luận tại hội nghị, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, Bộ lắng nghe một số trường “kêu” chuyện xét tuyển sớm, khiến nhiều em sao nhãng học hành. 

“Việc tuyển sinh sớm tác động đến giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng, điều đó rất tai hại. Các trường chỉ yên tâm với số thí sinh sớm vào trường mình nên tuyển sinh bằng điểm thi ít, đẩy điểm lên rất cao, dẫn đến mất công bằng. Chính vì vậy, ở kỳ tuyển sinh năm sau, Bộ GD&ĐT sẽ có định hướng”, Bộ trưởng nói.  

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các trường không nên quá nhiều phương án xét tuyển, các phương thức xét tuyển càng đơn giản càng tốt, thuận cho học sinh và xã hội.

Các trường tự chủ cao trong tuyển sinh nhưng không có nghĩa thích làm gì thì làm, tự chủ phải tự chủ trong khuôn khổ các quy định, có thể thời gian tới, Bộ GD&ĐT phải điều tiết. Các trường hãy yên tâm, nguồn tuyển vẫn còn dồi dào, trường nào uy tín thì không lo, nên không phải chen lấn xô đẩy”, Bộ trưởng chia sẻ.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/tuyen-sinh-dai-hoc-som-rat-tai-hai-hoc-sinh-sao-nhang-hoc-hanh-20240809114105154.htm

Cùng chủ đề

Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh đại học để tăng cơ hội cho thí sinh

Những năm gần đây, nhiều trường đại học có xu hướng tăng cường môn ngoại ngữ trong các tổ hợp xét tuyển. Các tổ hợp chứa môn ngoại ngữ dần thay thế môn khác với mục tiêu tuyển được người học có kỹ năng ngoại ngữ tốt ngay từ đầu vào. Trong các phương thức xét tuyển sớm, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ cũng có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường top trên hay...

Điểm chuẩn hệ trung cấp công an 2024 cao nhất 27,89 điểm

Theo đó, điểm chuẩn vào hệ trung cấp công an nhân dân đối với học sinh THPT và chiến sĩ nghĩa vụ xuất ngũ 20,73 - 25,39 điểm. Điểm chuẩn thấp nhất với chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ và học sinh trường Văn hóa, Bộ Công an là 19,71 điểm thí sinh nữ phía Nam trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, và cao nhất là 27,89 điểm thí sinh nam phía Bắc trường Cao đẳng Cảnh sát...

Thêm nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2024

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 110 trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung năm 2024.

Trường thành viên ĐHQG TPHCM xét tuyển bổ sung ngành Sư phạm

Nhiều trường đã công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2024. Ảnh: Hải Nguyễn Tuyển bổ sung 2024, Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM xét tuyển bằng các phương thức sau:- Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Bộ GDĐT.- Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định ĐHQG-HCM thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT.- Ưu tiên xét tuyển theo quy định...

Hàng loạt đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, có trường lên tới 28,25

Trường Đại học Quy Nhơn Ngành Kế toán chất lượng cao của trường có điểm chuẩn cao nhất xét theo phương thức xét học bạ THPT khi lấy đến 28,25 điểm; Quản lý đất đai là 26 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn xét tuyển từ thi tốt nghiệp THPT dao động từ 17 đến 25. Riêng ngành Quản lý đất đai có điểm chuẩn bổ sung 24,5 điểm; tăng 9,5 điểm so với mức 15 điểm ở lần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàng trăm mã cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư vẫn giữ tiền khư khư

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9), không khí giao dịch trên thị trường chứng khoán nặng nề và buồn tẻ. Với 282 mã giảm và 104 mã tăng trên HoSE, VN-Index giảm 6,23 điểm tương ứng 0,49% còn 1.267,73 điểm. VN30-Index giảm 8,24 điểm tương ứng 0,63%.Trong khi đó, HNX-Index điều chỉnh 1,19 điểm tương ứng 0,51% và UPCoM-Index mất 0,36 điểm tương ứng 0,39%. Cổ phiếu giảm giá trên diện rộng với 487 mã...

Sập cầu Phong Châu: 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người rơi xuống sông

(Dân trí) - Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi trong vụ sập cầu Phong Châu. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến kiểm tra tại hiện trường vụ sập cầu. Trưa 9/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến hiện trường vụ sập cầu Phong Châu để kiểm tra và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ với các nạn nhân,...

Đấu giá 100 triệu/m2 đất Thanh Oai: Chỉ 13 lô nộp tiền, lô cao nhất bỏ cọc

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Công Quảng - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) - cho biết, hiện đã hết thời hạn nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao nhưng mới chỉ có 13 lô đất nộp đủ tiền. Tất cả lô này đều có mức giá trúng thấp. Lô đất được trúng giá hơn 100...

Thưởng tới 500 triệu đồng nếu bàn giao đúng tiến độ khi thu hồi đất

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 56/2024 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.Theo đó, Quyết định 56 có hiệu lực từ ngày 20/9, sẽ thay thế các quy định trước đó, gồm: Quyết định số 10/2017 và Quyết định số 27/2024.Quyết định số 56 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ,...

Nữ ứng viên phó giáo sư duy nhất ngành “địa phận của nam giới”

Theo danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, trong 33 ứng viên của liên ngành cơ khí - động lực, chỉ có duy nhất một ứng viên nữ.Đó là TS Phùng Xuân Lan, sinh năm 1981, quê ở xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, ứng viên phó giáo sư ngành cơ khí.Bà đã được cấp 2 bằng độc quyền...

Bài đọc nhiều

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021. Theo lộ trình, sau 5 năm, chương trình mới sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Chương trình được kỳ vọng sẽ phát huy năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng...

Học sinh đi học hay nghỉ?

Nhiều trường học bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi)Thông tin với PV báo Dân Việt vào sáng 8/9, ông Nguyễn Như Tùng, Phó Trưởng Phòng GDĐT quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Trong sáng nay, các trường đã có báo cáo nhanh...

Lễ công bố chuyển đổi thương hiệu SHB thành hệ sinh thái SHD

Lễ công bố thương hiệu mới – Dấu ấn của sự chuyển mìnhLễ công bố được tổ chức vào lúc 08h00 ngày 13.09.2024 tại Gem Center, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ban ngành, đại diện Ban giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường THPT đến từ nhiều địa phương, cùng các đối tác, tập đoàn đào tạo nghề, doanh nghiệp đến...

Cùng chuyên mục

Bổ sung kịp thời sách giáo khoa cho địa phương bị thiệt hại do mưa bão

Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 và mưa lũ sau bão; để chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường học tập, Bộ GD&ĐT đề nghị...

Bộ GDĐT chỉ đạo hỗ trợ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi)

Ngày 9/9, Bộ GDĐT đã có công văn gửi các Sở GDĐT và các nhà xuất bản về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...

Bộ GD-ĐT đề nghị hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh bị thiệt hại do bão Yagi

Theo đó, để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo...

Bác sĩ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024

Chiều 9/9, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày Match Day cho các thí sinh đã trải qua kỳ thi tuyển sinh Bác sĩ nội trú khóa 49 năm 2024. Đây là năm thứ 9, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày...

Mới nhất

Giải mã sự khác biệt giữa tóc mỏng và tóc gãy

Bà Namika Kant, nhà tạo mẫu tóc và chuyên gia trang điểm nổi tiếng người Ấn Độ ( làm việc Envi Salons, Mumbai) – cho biết: trước khi bắt đầu hành trình chăm sóc tóc một cách hiệu quả, bạn cần biết rằng tóc mỏng và tóc gãy là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau.Bà Namika Kant...

Thu hút FDI – Điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Hà Nội

Baoquocte.vn. Trong 8 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Hội có nhiều chuyển biến tích cực như sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, thu hút đầu tư tăng trưởng khá...

Người truyền lửa cho tình yêu tiếng Việt tại Đài Loan (Trung Quốc)

Nhân một năm triển khai đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên TTXVN tại Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với cô Nguyễn Thị Liên Hương, Giảng viên bộ môn Tiếng Việt tại Đại học Đài Loan (Trung Quốc). Cô cũng là tác giả và đồng tác giả của...

Truy tặng huân chương cho quân nhân hy sinh trong bão số 3

Ngày 9.9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm - Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 513, Quân khu 3, Bộ Quốc phòng - đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu,...

Mới nhất