Trang chủKinh tếNông nghiệpTuyên Quang: Vốn về vùng khó, nhiều người dân hết nghèo

Tuyên Quang: Vốn về vùng khó, nhiều người dân hết nghèo


Nhờ nguồn vốn từ NHCSXH, gia đình ông Chẩu Văn Dự ở thôn Bó Ngoạng, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có điều kiện vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhờ nguồn vốn từ NHCSXH, gia đình ông Chẩu Văn Dự ở thôn Bó Ngoạng, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có điều kiện vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Bằng quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị của Tỉnh, các xã vùng sâu, vùng xa đã có diện mạo mới, trong đó, nguồn vốn chính sách với vai trò là trụ cột trong giảm nghèo và là đòn bẩy giúp người dân phát triển sản xuất. Thông qua NHCSXH, cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người nghèo và đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn tín dụng; tư vấn, hướng dẫn sinh kế, bảo đảm hộ vay phát huy được hiệu quả đồng vốn, cải thiện đời sống.

Đơn cử như gia đình ông Chẩu Văn Dự, ở thôn Bó Ngoạng, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình là một trong những hộ vay điển hình về sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, để đầu tư phát triển trồng quế và chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống.

Ông Chẩu Văn Dự, chia sẻ: Những năm về trước kinh tế khó khăn vì thiếu vốn sản xuất và chăn nuôi. Với việc được vay vốn hộ nghèo 100 triệu đồng từ NHCSXH, ông đã đầu tư trồng 4ha keo kết hợp với chăn nuôi 2 con trâu sinh sản. “Nguồn vốn chính sách thật sự là nguồn lực quan trọng đối với gia đình tôi. Từ khi có vốn, giờ gia đình đã bớt khó khăn, xây dựng được mô hình làm kinh tế. Trẻ, già trong gia đình tôi đều có việc làm và sẽ nỗ lực để phấn đấu làm căn nhà mới, ổn định cuộc sống lâu dài”, ông Dự chia sẻ thêm.

Giám đốc NHCSXH huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) Nguyễn Quỳnh Hưng, cho biết: Hiện nay, huyện Lâm Bình đã có 7.858 hộ vay vốn chính sách với tổng dư nợ là 458,2 tỷ đồng; trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo là 183,1 tỷ đồng; hộ cận nghèo là 79,2tỷ đồng; Xuất khẩu lao động là 2,5 tỷ đồng; Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn là 52,3 tỷ đồng; cho vay hộ đồng bào DTTS theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP là 13,8 tỷ đồng. Nguồn vốn chính sách là nguồn lực để địa phương đưa một số cây trồng có hiệu quả vào sản xuất, như: Quế, cam, bưởi và triển khai mở rộng, phát triển các sản phẩm OCOP, như Rượu men lá, chè Khau Mút, măng khô… Cùng với đó, vốn tín dụng chính sách cũng đang góp phần đẩy mạnh xuất khẩu lao động địa phương, giúp cải thiện đời sống người dân, mà quan trọng hơn sau khi trở về họ đã có nghề tiếp tục làm tại các khu công nghiệp, công ty nước ngoài, bảo đảm đời sống lâu dài.

Cán bộ NHCSXH huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) thăm mô hình nuôi trên địa bàn huyện
Cán bộ NHCSXH huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) thăm mô hình chăn nuôi trên địa bàn huyện

Hay như chị Dương Thị Luyến, ở thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) là một trong những hộ người Mông trẻ tuổi có xưởng dệt vải thổ cẩm. Chị Luyến, cho biết: Vợ chồng chị được vay vốn 100 triệu đồng từ NHCSXH huyện Yên Sơn cộng với vay anh em, bạn bè; qua 2 năm phát triển, nghề này đã mang lại cho vợ chồng chị thu nhập ổn định có triển vọng phát triển lâu dài cho nên hai vợ chồng tập trung làm; số tiền lời mới được khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng nhưng công việc ổn định lại được làm ở nhà cho nên đỡ vất vả hơn nhiều. Chị mong tiếp tục được vay vốn của ngân hàng để mở rộng xưởng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người dân trong bản.

Theo Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Phan Vỹ, trong thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Chi nhánh đã giải ngân cho 227.103 hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn với tổng số tiền đạt hơn 8.525 tỷ đồng; vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tỉnh; giúp cho 72.350 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo… Nhận thức của hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS đã có sự thay đổi tích cực, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay trong sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm sự ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước.

Thời gian tới, Chi nhánh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù; chủ động thực hiện tốt việc huy động vốn; quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Chủ động tham mưu cho các sở, ngành liên quan, nghiên cứu đề xuất chính sách tín dụng ưu đãi đặc thù của tỉnh phù hợp từng giai đoạn.

Tuyên Quang tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW





Nguồn: https://baodantoc.vn/tuyen-quang-von-ve-vung-kho-nhieu-nguoi-dan-het-ngheo-1724916574077.htm

Cùng chủ đề

Bốn cái trống đồng Đông Sơn cổ xưa dân vô tình đào trúng trên đất Tuyên Quang

Trống đồng Đông Sơn (một nhạc cụ lớn) đã được tìm thấy khá nhiều ở miền núi phía bắc nước ta. Ở Tuyên Quang cũng đã tìm được 4 chiếc trống đồng Đông Sơn tại các xã Nhân Lý (Chiêm Hóa), xã Thiện Kế (Sơn Dương) và xã Xuân Vân (huyện...

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu phát triển

NDO - Ngày 31/10, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội thảo tăng cường hạ tầng số và đổi mới sáng tạo, ứng dụng số để phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.  Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và tìm hiểu nguyên nhân những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện chuyển đổi số hiện nay...

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga làm Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

Chiều 29/10, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Theo Quyết định số 1621, Bộ Chính trị quyết định điều động, chỉ định bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam; điều động phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức vụ Bí...

Tuyên Quang triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số

Theo đó Tuyên Quang thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh phù hợp, mở ra các thị trường và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm, giúp người dân tham gia các hoạt động xã hội toàn diện, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo...

Đẩy mạnh tuyên truyền văn kiện của Đảng thông qua các kênh thông tin báo chí

(CLO) Đó là nội dung được nhấn mạnh trong Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền văn kiện của Đảng” do Ban Tuyên giáo tỉnh Tuyên Quang tổ chức vào sáng 23/10. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kết luận thanh tra việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thạch An (Cao Bằng)

Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng vừa ký ban hành Kết luận thanh tra việc thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Thạch An.Theo báo cáo của Ban Dân tộc Lào Cai, hết tháng...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV – năm 2024: Lan tỏa phong trào thi đua mới trong vùng...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024 là dịp để tỉnh tổng kết, đánh giá những thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS. Trước thềm đại hội, Báo Dân tộc...

Lào Cai: Dồn lực đảm bảo tiến độ và hiệu quả giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Theo báo cáo của Ban Dân tộc Lào Cai, hết tháng 9/2024, tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) của tỉnh Lào Cai đạt 21,7% KH. Thời gian từ nay đến hết năm 2024 không còn dài, tỉnh Lào Cai xác định cần triển khai linh hoạt nhiều...

Chính sách dành cho Người có uy tín: Nhìn từ các tỉnh Duyên hải miền Trung

Tại các bản làng vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín tựa như những “cây đại thụ” che bóng mát cho bà con. Người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường Dự bị Đại học...

Hòa chung với không khí vui tươi, phấn khởi đón năm học mới của ngành Giáo dục cả nước, ngày 02/11, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) trang trọng tổ chức Lễ Khai giảng Năm học mới 2024 - 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự và tặng hoa chúc mừng nhà trường.Ngày 1/11, tiếp tục...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Giữ lò rèn đỏ lửa

Trải qua bao khó khăn, thăng trầm với nghề nhưng lò rèn nhà ông Cứ Văn Lộng, bản Lọng Háy, xã Mường Phăng vẫn luôn đỏ lửa mấy chục năm qua. Mỗi sáng sớm, ông Lộng và con trai Cứ A Nếnh lại nổi lửa, đổ than, quai búa… để khởi động ngày mới rồi mới đi làm những việc khác trong gia đình.Gọi là lò rèn nhưng cũng khá đơn giản. Chỉ có một hố nhỏ, quây...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Cá bông lau, cá đặc sản bơi sông lớn, nay nuôi thành công ở ao đất tại Bến Tre, bán 150.000 đồngkg

Anh Lê Hồng Phương, sinh năm 1975, ở âp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), là người tiên phong thành công với ý tưởng chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn sang nuôi cá bông lau thương phẩm...

Xuất khẩu nông sản có thể đạt 60 tỷ USD

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, xuất khẩu các mặt hàng của ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt con số kỷ lục 60-61 tỷ USD. Ông cũng khẳng định, người dân có thể yên tâm chăn nuôi vẫn tăng trưởng tốt...

Cùng chuyên mục

Ông nông dân Kiên Giang nuôi rắn hổ đất, con hoang dã kịch độc, đẻ sòn sòn, bán cao 1 triệu/kg

“Rắn hổ cắn mà không biết cách sơ cứu thì chẳng thầy nào cứu được vì nọc độc phát tán rất nhanh. Nhưng nếu biết cách sơ cứu, trị đúng thuốc thì cũng chữa được”, ông Ba Hiểu, nông dân nuôi rắn hổ đất-loài hoang dã kịch độc (còn gọi là...

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa. ...

Không chỉ bán sản phẩm thu tỷ đô, doanh nghiệp ngành gỗ dán Việt Nam còn làm đủ sản phẩm, có cả vợt pickleball

Ông Trịnh Xuân Dương, Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ, Chi Hội trưởng Chi hội Gỗ dán (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) cho biết, các doanh nghiệp trong ngành gỗ dán đang có sự chuyển đổi sản xuất ngoạn mục, cho ra đời nhiều sản phẩm ứng...

Loại thức ăn gì giúp người chăn nuôi “bỏ túi” thêm 200 triệu đồng mỗi 1.000 con lợn?

Người chăn nuôi lợn bất ngờ tăng thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm chỉ nhờ thay đổi loại thức ăn. Vậy bí quyết này là gì, và tại sao nó lại hiệu quả đến vậy? ...

Nguy cơ mưa kéo dài gây lũ lớn, Thừa Thiên Huế tăng lưu lượng xả hồ thủy điện Bình Điền

Trước dự báo mưa lớn kéo dài gây lũ lớn trên địa bàn tỉnh, Thừa Thiên Huế yêu cầu tăng lưu lượng vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền ở thượng nguồn sông Hương. ...

Mới nhất

Không bỏ phố về quê, ở một chỗ trọ từ thời sinh viên đến khi cưới vợ sinh con

Trong khi nhiều người bỏ phố về quê hay loay hoay đổi trọ một năm vài lần, có không ít người bạn trẻ gắn bó với chỗ trọ của mình từ thời sinh viên đến khi lấy vợ sinh con, trở thành những không gian thân quen. ...

Mưa sao băng cực đại, siêu trăng cuối cùng 2024 chờ người Việt

Mưa sao băng, siêu trăng… xuất hiện trong tháng 11 này được nhiều người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng như các chuyên gia đã dự báo về những hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được trên bầu trời Việt Nam tháng 11 này. Có gì thú vị? Mưa sao băng Taurids chờ...

Thúc đẩy hợp tác thông tin và truyền thông với các nước Trung Đông

Các buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại UAE, Saudi Arabia và Qatar góp phần đưa quan hệ hợp tác về thông tin và truyền thông của Việt Nam với Trung Đông ngày càng thiết thực, hiệu quả. Từ ngày 28-31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến...

Thống nhất trình Quốc hội chính sách thí điểm ‘gỡ vướng’ cho nhà ở thương mại

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện tình hình thực tiễn việc phát triển nhà ở thương mại, hiệu quả sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Ảnh: GIA HÂN Ngày 3-11, Ủy ban Thường...

Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không được đặt quá gần?

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết các nhà ga thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần để đảm bảo hiệu quả đầu tư. ...

Mới nhất