Những năm gần đây, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện những mô hình phát triển kinh tế từ nuôi động vật hoang có nguồn gốc hợp pháp, các mô hình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã siết chặt công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã, qua đó góp phần hạn chế tình trạng hợp thức hoá đối với động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên thông qua việc mua bán, vận chuyển, săn bắt trái pháp luật.Chiều 25/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc đã diễn ra Họp báo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024. Ông Lê Công Bình – Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển, thành viên Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban tổ chức Lễ Tuyên dương chủ trì họp báo; bà Vũ Thị Ánh – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) – Phó trưởng Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương đồng chủ trì Họp báo.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 25/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội văn hóa ẩm thực Bắc Kạn Xuân Ất Tỵ . Đi tàu “hoàng hậu” ngắm Đà Lạt mộng mơ . Người giáo viên tận tụy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 25/12, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn 2025 – 2030.Yêu cầu khẩn trương ban hành 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Thủ tướng nhấn mạnh cần phát huy hơn nữa tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe, thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin cho”, không tạo ra hệ sinh thái “xin-cho”, loại bỏ những quy định cản trở sự phát triển, làm chậm lại tiến trình đổi mới, cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.Bình Gia là vùng đất có bề dày lịch sử – văn hóa của tỉnh Lạng Sơn. Với nhiều di tích, danh thắng cùng với sự đa dạng về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, huyện Bình Gia đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch. Với nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch , Bình Gia đã khẳng định thương hiệu, dần xây dựng được hình ảnh trong lòng du khách gần xa, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.Nhằm thúc đẩy, duy trì hoạt động của các đội văn nghệ văn hóa dân gian, UBND huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ kinh phí, mua sắm trang phục, đạo cụ, trang thiết bị cho các đội văn nghệ và các nhà văn hóa thúc đẩy hoạt động văn hóa.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển sáng ngày 25/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Thêu mùa Xuân lên áo. Độc đáo lễ cúng dâng zèng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã siết chặt công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã, qua đó góp phần hạn chế tình trạng hợp thức hoá đối với động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên thông qua việc mua bán, vận chuyển, săn bắt trái pháp luật.Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ lần thứ VII – năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 28/12/2024 – 1/1/2025, tại rạch Khai Luông và công viên Ninh Kiều, phường Tân An, quận Ninh Kiều.Ngày 25/12, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo “Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Ủy ban Dân tộc” và tổng kết hoạt động Hội đồng khoa học và công nghệ của UBDT năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. PGs.Ts. Trần Trung – Giám đốc Học viện Dân tộc, Phó Chủ tịch Hội đồng KH&CN UBDT trì Hội thảo.Năm 2024, huyện Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng, từ bán các sản phẩm vỏ, lá, thân cành, hạt và giống quế, tăng trên 40 tỷ đồng so với năm 2023.Chiều 25/12, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (gọi tắt Cuộc vận động) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trao giải Cuộc thi trực tuyến “Sắc màu OCOP và sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận” năm 2024. Ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự chủ trì Hội nghị. Cùng dự Ban chỉ đạo các huyện, thành phố và lãnh đạo các sở ngành trên địa bàn tỉnh.
Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22-1-2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đã cắt giảm 16 thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loài động vật, thực vật hoang dã thuận tiện, đúng theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh có có 244 cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục CITES và động vật rừng thông thường, trong đó: 165 cơ sở nuôi/42.323 cá thể nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục CITES gồm có cầy vòi mốc, cầy vòi hương, rắn hổ mang trung quốc, rắn hổ mang một mắt kính, rắn ráo trâu và 79 cơ sở nuôi/5.060 cá thể động vật rừng thông thường gồm Dúi, Nhím, Don… Việc gây nuôi đã góp phần tạo sinh kế, cải thiện thu nhập và phần nào hạn chế hoạt động khai thác, săn bắt, sử dụng động vật hoang dã từ tự nhiên.
Thấy được lợi ích nhiều mặt trong việc gây nuôi động vật hoang dã, trong những năm gần đây, các cấp chính quyền và lực lượng kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đã hướng dẫn người dân phát triển chăn nuôi động vật hoang dã, làm các thủ tục cấp mã số cơ sở nuôi (đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp, chuồng trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài, bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh theo quy định của pháp luật…).
Có thể thấy, việc cấp mã số cơ sở nuôi động vật hoang dã, ngoài hiệu quả về hạn chế việc săn bắt ngoài tự nhiên, thì trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi động vật hoang dã theo quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như, mô hình chăn nuôi của ông Vũ Đình Sơn, thôn An Thịnh, xã Tân An, huyện Chiêm Hoá; mô hình của gia đình ông Nguyễn Hoàng Tú, thôn Cây Thị, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương.
Ghi nhận tại mô hình chăn nuôi của ông Vũ Đình Sơn, thôn An Thịnh, xã Tân An, huyện Chiêm Hoá, hiện gia đình ông Sơn đang nuôi 120 con cày hương, cày vòi Mốc và 60 con Dúi má Đào.
Ông Vũ Đình Sơn cho biết: Nhận thấy những ưu điểm nổi bật từ con dúi má đào, như dễ thích nghi với môi trường, lớn nhanh, ít công chăm sóc nhưng lại có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn. Do đó, sau một thời gian nuôi thử nghiệm nhận thấy nuôi dúi cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình chúng tôi quyết định tập trung phát triển và nhân rộng mô hình.
Còn đối với gia đình ông Nguyễn Hoàng Tú, thôn Cây Thị, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, hiện cơ sở chăn nuôi của ông Tú đang nuôi 20 cá thể dúi má đào và 200 cá thể Cày Hương, Cày vòi Mốc trên diện tích 450m2, ông Tú bộc bạch: Mô hình nuôi Dúi má đào và Cày Hương cho thu nhập khá hơn so với nuôi những vật nuôi thông thường khác bởi, quá trình chăn nuôi không mất nhiều thời gian, công sức, hiện nay Cày Hương, Cày vòi Mốc thương phẩm đang được bán với giá 2.200.000-2.300.000 nghìn đồng/kg và giá Dúi má đào khoảng 1.200.000 đồng/kg, đây là mức thu nhập khá cao so với đời sống ở nông thôn.
Chính vì vậy, sau một thời gian dày công chăm sóc dưới sự hướng dẫn tận tình của các ngành chức năng, đến nay mô hình của gia đình tôi ngày càng phát triển và cho thu nhập tốt.
Ông Lý Xuân Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Để quản lý hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã đúng quy định, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn đối với hoạt động nuôi động vật hoang dã trên địa bàn quản lý.
Ngoài ra, đơn vị cũng phối hợp với các ngành chức năng thu hồi mã số cơ sở nuôi hoặc đình chỉ hoạt động khi không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Thường xuyên rà soát các khu vực các khu vực trọng điểm về săn, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã để ngăn chặn các hành vi săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi, nhốt, tàng trữ, chế biến trái pháp luật; tổ chức triệt phá các tụ điểm kinh doanh các loài động hoang dã và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Nguồn: https://baodantoc.vn/tuyen-quang-tang-cuong-cong-tac-bao-ton-va-phat-trien-kinh-te-tu-nuoi-dong-vat-hoang-da-co-nguon-goc-hop-phap-1735133827788.htm