Trang chủNewsThế giớiTuyên bố ‘Kế hoạch chiến thắng’ đã hoàn thiện 90%, Tổng thống...

Tuyên bố ‘Kế hoạch chiến thắng’ đã hoàn thiện 90%, Tổng thống Zelensky sẽ tới Mỹ để chứng minh tính khả thi

Người phát ngôn của Văn phòng Tổng thống Ukraine Sergii Nykyforov thông báo ngày 19/9 rằng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ tới Mỹ vào tuần tới, với dự định chứng minh tính khả thi của “Kế hoạch chiến thắng”.

Kế hoạch chiến thắng đã hoàn toàn sẵn sàng, điều quan trọng bây giờ là quyết tâm thực hiện nó. Tổng thống Zelensky tuyên bố trên truyền hình hằng đêm, hôm 21/9. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ukraine)
Kế hoạch chiến thắng đã hoàn toàn sẵn sàng, điều quan trọng bây giờ là quyết tâm thực hiện nó. Tổng thống Zelensky tuyên bố trên truyền hình hôm 21/9. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ukraine)

Nhà lãnh đạo Ukraine sẽ có một hành trình khá dài, bắt đầu bằng bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và sau đó là cuộc gặp riêng với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, đại diện lưỡng đảng tại Quốc hội và ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump.

Thêm vào đó, Zelensky sẽ gặp đại diện các công ty quốc phòng và năng lượng của Mỹ và cộng đồng người Ukraine, cũng như có các cuộc hội đàm song phương với các nhà lãnh đạo quốc gia và các tổ chức quốc tế bên lề cuộc họp Đại hội đồng.

Thúc đẩy “công thức hoà bình Zelensky”

Theo firstpost, đây có thể là chuyến thăm cuối cùng của ông trước cuộc bầu cử có thể đảo ngược chính sách của Washington ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga và ông sẽ phải tranh thủ đề cập mọi điểm tựa chính trị.

Ông Nykyforov cho biết: “Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ trình bày ‘Kế hoạch chiến thắng’ của mình với Tổng thống Biden. Ông ấy hy vọng sẽ thảo luận về các chi tiết của kế hoạch, cũng như sự hỗ trợ hơn nữa của Mỹ dành cho Ukraine”.

Về phía Nhà Trắng, Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre tuyên bố ngày 19/9 rằng, ông Biden sẽ gặp riêng ông Zelensky vào ngày 26/9. Jean-Pierre cho biết: “Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ nhấn mạnh cam kết không lay chuyển của họ là sát cánh cùng Ukraine cho đến khi nước này giành chiến thắng trong cuộc xung đột”.

Đầu tháng 8, ông Zelensky đã tuyên bố ý định trình bày kế hoạch chiến thắng của mình cho cả 2 ứng cử viên tổng thống cũng như cho Tổng thống Biden. Ông tuyên bố: “Chúng tôi không biết ai sẽ là tổng thống, nhưng chúng tôi thực sự muốn thực hiện kế hoạch này”.

Trước đó, vào ngày 16/9, Tổng thống Zelensky tuyên bố “Kế hoạch chiến thắng” của Ukraine đã hoàn thành 90%. Ông nói: “Kế hoạch đang mang lại hiệu quả rất thực chất về quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế. Những người chủ chốt từ mỗi lĩnh vực đều tham gia. Các bước cần thiết cho Ukraine đã được xác định rõ ràng. Các bước được thiết kế để tạo cho chúng tôi vị thế mạnh nhất có thể nhằm mang lại hòa bình – một nền hòa bình thực sự, công bằng. Đối với mỗi bước, có một danh sách rõ ràng về những gì cần thiết và những gì sẽ củng cố chúng tôi. Không có gì là không thể trong kế hoạch này. Hơn 90% đã được soạn thảo kỹ càng”.

Để dẫn chứng cho tính khả thi của “Kế hoạch chiến thắng”, trong bài phát biểu trên video hằng đêm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ca ngợi quân đội Ukraine vì cuộc tấn công vào kho đạn dược của Nga ở Toropets, một thị trấn nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 500 km. Ông nói rằng: “Đây là kiểu hành động làm suy yếu kẻ thù. Chúng tôi đang quản lý tình hình tại chỗ trong phạm vi kỳ vọng của mình. Chúng tôi cũng chú ý tối đa đến các hướng đi ở khu vực Kharkov và Donetsk – toàn bộ miền Đông, Pokrovsk, Toretsk, Kurakhove. Chúng tôi đang triển khai tăng cường, cả về vũ khí và nhân sự”. Trước đây, Tổng thống Ukraine từng nói rằng cuộc xâm nhập vào Kursk là một phần trong “Kế hoạch chiến thắng” của Ukraine.

Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết ông Zelensky có kế hoạch gặp “Tổng thống thứ 45 của Mỹ là Donald Trump”. Tuy nhiên, chưa có xác nhận nào từ phía ông Trump. Ông chỉ nói “có thể” sẽ gặp ông Zelensky vào tuần tới.

Cả Ukraine và các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều lo ngại rằng cựu Tổng thống Trump nếu đắc cử có thể nới lỏng sự hỗ trợ của Mỹ đối với Kiev. Ông Trump đã nhiều lần ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và từ chối chọn phe trong cuộc tranh luận với Harris vào tuần trước khi chỉ nói rằng: “Tôi muốn cuộc xung đột chấm dứt”.

Trong khi đó, Tông thống Zelensky gây sức ép với chính quyền Tổng thống Biden để cho phép họ sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga. Ông Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer đã hoãn việc ra quyết định về vấn đề này vào tuần trước. Ông Starmer cho biết họ sẽ thảo luận thêm khi gặp nhau tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York vào tuần tới. Theo ông Zelensky, ông có ý định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về hòa bình để nêu rõ tầm nhìn của ông về việc chấm dứt chiến tranh vào tháng 11 và Nga sẽ được mời tham dự.

Theo Moscow Times, ngày 21/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay Nga sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine lần thứ hai có thể diễn ra vào tháng 11 tới, mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ám chỉ rằng lần này ông sẽ mời đại diện của Moscow.

Bà Zakharova nói: “Hội nghị thượng đỉnh sẽ có cùng mục đích: thúc đẩy “công thức Zelensky” không khả thi như là cơ sở duy nhất để giải quyết xung đột, tìm kiếm sự ủng hộ từ phần lớn thế giới và thay mặt cho họ đưa ra tối hậu thư yêu cầu Nga đầu hàng”.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài hơn 30 tháng, với việc Ukraine hiện đang kiểm soát một số khu vực thuộc vùng Kursk của Nga trong khi Moscow đang tiến vào miền Đông Ukraine.

Quan điểm trái chiều của phương Tây về “cấp phép” cho Kiev tấn công

Trang News.az ngày 21/9 dẫn các nguồn tin cho biết, Tổng thống Zelensky đã nói Mỹ và Anh không cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa được các đồng minh phương Tây cung cấp để nhắm vào các mục tiêu ở Nga, với lý do lo ngại nguy cơ “leo thang” căng thẳng. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã cảnh báo rằng việc phóng vũ khí tầm xa vào Nga đồng nghĩa các nước NATO đang “gây hấn” với Moscow.

Ông Zelensky nói với các phóng viên ngày 21/9: “Cả Mỹ và Anh đều không cho phép chúng tôi sử dụng những vũ khí này trên lãnh thổ Nga, vào bất kỳ mục tiêu nào, ở bất kỳ khoảng cách nào”. Ông nói thêm: “Tôi nghĩ họ lo ngại sự leo thang”.

Tuy nhiên, trái với nguồn tin này, theo trang tin LBC của Anh, Ukraine có thể sẽ được Mỹ và Anh lặng lẽ “gật đầu”, bí mật cấp phép để Kiev phóng tên lửa của phương Tây vào lãnh thổ Nga trong những tuần tới.

Các đồng minh của Ukraine đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho quân đội Ukraine, vốn đang phải vật lộn để ngăn chặn đà tiến công của lực lượng Nga ở phía Đông. Ông cho biết: “(Viện trợ) đã tăng tốc vào tháng 9. Chúng tôi rất vui. Chúng tôi có thể cảm nhận được sự khác biệt”. Sự chậm trễ trong cung cấp vũ khí do chia rẽ chính trị giữa các đồng minh đã khiến Ukraine thiếu hụt nguồn cung vũ khí vào đầu năm nay, đặc biệt trong bối cảnh Kiev phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ quân sự này.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tái khẳng định, Đức sẽ không cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình Taurus có tầm bắn lên tới 500 km. Phát biểu ngày 20/9 trước khoảng 200 người dân ở thành phố Niedergorsdorf (bang Brandenburg), ông Scholz nhấn mạnh: “Mặc dù nhiều người gây sức ép với tôi, tôi vẫn sẽ không chuyển giao tên lửa hành trình có khả năng vươn tới tận Moscow”. Nhà lãnh đạo Đức khẳng định: “Tôi có thể bảo đảm rằng tôi sẽ giữ vững quan điểm này”.

Kiev từ lâu đã kêu gọi Berlin chuyển giao tên lửa hành trình Taurus, loại tên lửa được so sánh với Storm Shadow của Anh vốn đã được chuyển giao cho Ukraine. Tuy nhiên, tên lửa Taurus của Đức và Thụy Điển có tầm bắn xa hơn một chút. Ngày 19/9, Đức cập nhật danh sách vũ khí chuyển giao cho Kiev, bao gồm 22 xe tăng Leopard 1A5 cùng các bộ phận thay thế, ba hệ thống phòng không tự hành Gepard, máy bay không người lái và các loại vũ khí khác. Cũng có nguồn tin cho rằng, Đức có kế hoạch phân bổ 397 triệu Euro viện trợ quân sự bổ sung ngắn hạn cho Kiev.

Thủ tướng Đức Scholz đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét tới các phương án hướng tới một nền hòa bình trong cuộc xung đột. Ông nói: “Giờ là lúc để tìm kiếm các khả năng nào”. Tuy nhiên, ông không đồng ý rằng các cuộc đàm phán hòa bình có thể là giải pháp thay thế cho sự ủng hộ của Đức đối với Ukraine, ám chỉ quan điểm của Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) và đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD).





Nguồn: https://baoquocte.vn/xung-dot-nga-ukraine-tuyen-bo-ke-hoach-chien-thang-da-hoan-thien-90-tong-thong-zelensky-se-toi-my-de-chung-minh-tinh-kha-thi-287240.html

Cùng chủ đề

Hé lộ vũ khí “không phải dạng vừa” có tên trong gói viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine

Sở hữu JSOW sẽ giúp Ukraine nâng cấp đáng kể vũ khí đang sử dụng để tấn công lực lượng Nga, đồng thời cho phép Kiev thực hiện các cuộc tấn công từ khoảng cách an toàn hơn.

Kế hoạch hòa bình vào mùa Xuân ẩn khuất “điều che giấu”, chưa được sử dụng tên lửa tầm xa nhưng đã an tâm...

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng kế hoạch hòa bình do Trung Quốc và Brazil đề xuất khá mơ hồ. Viện trợ vũ khí của đồng minh đã tăng từ tháng 9, tuy nhiên, Ukraine vẫn chưa được cho phép sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm Cuba

Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba...

Liên minh Kinh tế Á-Âu nỗ lực trở thành quan sát viên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc

Liên minh Kinh tế Á-Âu đặc biệt quan tâm đến chương trình nghị sự của Liên hợp quốc trong lĩnh vực phát triển bền vững.

Nga “sai một li đi một dặm”, Ukraine không ngờ làm được “việc lớn”

Từ lâu, Nga đã tính toán khả năng Ukraine tấn công Kursk, tuy nhiên lại không nghĩ Kiev có thể tiến xa và đã có những tính toán sai lầm.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ kêu gọi công dân ngay lập tức rời khỏi Lebanon, Đức cảnh báo hậu quả thảm khốc

Ngày 21/9, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo, các cuộc đụng độ giữa Hezbollah và Israel đã làm hàng trăm người ở Lebanon và hàng chục người bên phía Israel thiệt mạng, đồng thời kêu gọi công dân rời khỏi Lebanon khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Đa phương hóa quan hệ quốc tế, chuyện không của riêng ai

Hôm nay, 22/9, Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc, với tinh thần cốt lõi là thúc đẩy đối thoại, hợp tác đa phương, hướng tới một tương lai hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) được UBND thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể vào sáng 21/9.

Giá cà phê trong nước mất 4.000 đồng, vấn đề nguồn cung trầm trọng hơn, giá sẽ còn tăng?

Tình hình thiếu nguồn cung vẫn chưa được giải quyết, thậm chí trầm trọng hơn khi biến đổi khí hậu vẫn đang tác động mạnh đến sản lượng của các nước trồng cà phê chính. Giá cà phê vẫn tiếp tục tăng vì căng thẳng nguồn cung. Dự báo, xu hướng giá này sẽ vẫn còn kéo dài ít nhất đến vụ thu hoạch mới của Việt Nam, nhất là sau khi Fed giảm lãi suất.

Pháp công bố chính phủ mới sau 2 tháng của cuộc bầu cử bất thường gây chia rẽ

Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã công bố vào ngày 21/9 việc thành lập chính phủ của ông với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu.

Bài đọc nhiều

LHQ kêu gọi ‘kiềm chế tối đa’, Iran chỉ trích, Mỹ thúc giục giải pháp ngoại giao, Israel nói gì?

Ngày 20/9, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết "rất lo ngại" sau các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon và kêu gọi tất cả các bên thực hiện "sự kiềm chế tối đa".

Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược tới Belarus, Tổng tư lệnh Ukraine nguy cơ mất chức, Mỹ gia hạn cấm vận...

Ukraine trừng phạt hàng loạt cá nhân và tổ chức, Mỹ trừng phạt 6 đối tượng hỗ trợ Triều Tiên và Nga, gia hạn cấm vận thương mại Cuba, Nga nêu điều kiện giải quyết xung đột Ukraine với phương Tây… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thu hút sự quan tâm của dư luận bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.

Thêm một quốc gia Trung Đông mua tên lửa “Patriot phiên bản Hàn Quốc”

Ngày 20/9, Công ty LIG Nex1 của Hàn Quốc cho biết đã ký kết hợp đồng xuất khẩu tên lửa Cheongung-II (Thiên cung-II) trị giá 3.713,5 tỷ Won (2,8 tỷ USD) với Bộ Quốc phòng Iraq.

Cùng chuyên mục

Mỹ kêu gọi công dân ngay lập tức rời khỏi Lebanon, Đức cảnh báo hậu quả thảm khốc

Ngày 21/9, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo, các cuộc đụng độ giữa Hezbollah và Israel đã làm hàng trăm người ở Lebanon và hàng chục người bên phía Israel thiệt mạng, đồng thời kêu gọi công dân rời khỏi Lebanon khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Canada thành lập cơ sở chế biến đất hiếm đầu tiên ở Bắc Mỹ

Thành phố Saskatoon của tỉnh bang Saskatchewan vừa được chọn là nơi đặt cơ sở chế biến khoáng sản đất hiếm đầu tiên ở khu vực Bắc Mỹ. Việc thành lập cơ sở ở Saskatoon là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Canada. Theo Hội đồng nghiên cứu Saskatchewan (SRC), nhà máy sản xuất khoáng sản quan trọng này đang được xây dựng và dự...

Thay vì chuyển giao cho Ukraine, Australia rao bán xe quân sự đã loại biên

Một số xe tuần tra, xe chở quân và xe Land Rover lỗi thời của Quân đội Australia đang được rao bán trên các trang web đấu giá theo phong cách eBay, mời gọi những "người đam mê off-road" tham gia đấu giá, trang Sydney Morning...

Pháp công bố chính phủ mới sau 2 tháng của cuộc bầu cử bất thường gây chia rẽ

Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã công bố vào ngày 21/9 việc thành lập chính phủ của ông với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu.

Mới nhất

Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris

Ngày 21/9, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với Phó Tổng thống Kamala Harris, vài giờ sau khi chiến dịch tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ thông báo rằng bà đã đồng ý đối mặt với đối thủ của đảng Cộng hòa vào ngày 23/10 trên...

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai: Mục tiêu cao nhưng thách thức lớn

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai được hiểu là dạy tiếng Anh đối với những người mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh và những người này sinh sống, làm việc trong môi trường tiếng Anh là ngôn...

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

Những ngày qua, hình ảnh nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ đội mưa giúp nhiều người vượt qua đoạn đường ngập nước an toàn, được chia sẻ trên mạng xã hội.Đặc biệt, trong lúc giúp người dân qua đoạn đường bị ngập, các học sinh Trường THPT Tân Kỳ đã kịp thời ứng cứu...

4 nam sinh cứu hai người bị lũ cuốn

Ngày 22/9, hình ảnh nhóm nam sinh trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đội...

Tính cách ‘lạ’ của diễn viên Huyền Lizzie, á hậu Phương Nga

Mi Nguyễn (Nguyễn Thị Phượng) là chuyên gia trang điểm cho các người đẹp như: á hậu Thuỵ Vân, á hậu Phương Nga, diễn viên Huyền Lizzie...  Trang điểm cho người nổi tiếng, áp lực lớn nhất của Mi Nguyễn là "làm đẹp hơn khuôn mặt đã quá đẹp" của họ. Vì thế, cô phải tìm hiểu rất kỹ...

Mới nhất

Vì nhân dân quên mình