Trang chủChính trịNgoại giaoTuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác...

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Pháp

Nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10, hai nước đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, chiều 7/10/2024. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam – Pháp:

Trên cơ sở những thành tựu hợp tác song phương đạt được từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, trên cơ sở sự tương đồng về mặt lợi ích và chia sẻ tầm nhìn chung thống nhất về việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10/2024.

 Làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị trước những thách thức quốc tế

Hai nước cam kết thúc đẩy quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng bình đẳng, chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi bên.

Trên bình diện song phương, hai bên cam kết duy trì trao đổi và tiếp xúc cấp cao thông qua tất cả các kênh giữa chính quyền Pháp với Đảng Cộng sản, Chính phủ, Quốc hội và chính quyền địa phương Việt Nam; nâng cấp, nâng cao hiệu quả và mở rộng các cơ chế hợp tác song phương.

Pháp và Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của chủ nghĩa đa phương, trong đó Liên hợp quốc giữ vị trí trung tâm, đông thời tái khẳng định cam kết tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hai bên cam kết tăng cường tham vấn và phối hợp tại các diễn đàn khu vực, đặc biệt là ASEAN, và quốc tế, trong đó có Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.

Pháp và Việt Nam tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông cũng như cam kết đối với việc tôn trọng đầy đủ Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về luật biển. Hai bên phản đối mạnh mẽ mọi hình thức đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trái với luật pháp quốc tế và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và tự do hàng hải, hàng không không bị cản trở cũng như quyền đi lại không gây hại trên Biển Đông, đồng thời ủng hộ các nỗ lực của khu vực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ucraina, phù hợp với luật pháp quốc tế và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.

Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của việc tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả các quốc gia.

Hai bên bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự leo thang đáng lo ngại của tình hình Trung Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan giảm leo thang và hết sức kiềm chế; lên án tất cả các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các hạ tầng dân sự; kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và bền vững tại Dải Gaza, phóng thích tất cả con tin, cho phép vận chuyển quy mô lớn và không bị cản trở viện trợ nhân đạo. Hai bên nhắc lại cam kết của mình đối với giải pháp hai Nhà nước, như giải pháp duy nhất nhằm bảo đảm một nền hòa bình công bằng và bền vững cho Israel và Palestine cũng như bảo đảm sự ổn định trong khu vực. Đồng thời, hai bên kêu gọi ngừng bắn tại Li-băng nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao phù hợp với Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh

Hai bên cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường năng lực tự cường, phù hợp với nhu cầu của mỗi bên. Để đạt được mục đích đó, hai bên quyết định tạo động lực mới cho hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng thông qua nghiên cứu, đề xuất và triển khai các dự án mang tính cơ cấu.

Hai bên mong muốn tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác, tham vấn cũng như các hoạt động đào tạo, theo các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là trong các lĩnh vực quân y, hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ ký ức sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quân đội Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các tàu quân sự của Pháp cập cảng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm phát triển hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển hai nước. Hai bên cam kết thúc đầy hợp tác và đào tạo trong lĩnh vực an ninh, chống nhập cư bất hợp pháp và buôn bán người. Hai bên cam kết tăng cường trao đổi thông tin trong hoạt động chống tội phạm. Đồng thời, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong bảo vệ người dân và tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế nhằm phát triển trao đổi thương mại và đổi mới sáng tạo

Hai bên tái khẳng định quyết tâm chung thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, trụ cột của quan hệ song phương. Hai bên nhắc lại tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, bao gồm tiếp cận thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Về đầu tư, hai bên tiếp tục thúc đẩy các dự án của hai bên tại mỗi nước nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và có thể dự đoán được. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Việt Nam mong muốn Pháp sớm thông qua EVIPA.

Hai bên mong muốn phát triển và làm sâu sắc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và công nghệ mới, đặc biệt thông qua các trao đổi về chính sách công và hoạt động đào tạo.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Pháp và các công ty của Pháp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị và đường sắt, năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng, hydrogen phi các-bon, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, logistics và cơ sở hạ tầng cảng biển, hàng không dân dụng và cáp ngầm dưới biển. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ hạt nhân dân dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Hai bên cam kết tăng cường và mở rộng phạm vi hợp tác trong lĩnh vực vệ tinh. Đồng thời, hai bên mong muốn mở rộng hợp tác sang lĩnh vực khoáng sản thiết yếu.

Tăng cường hợp tác vì phát triển bền vững và tự cường

Trước các thách thức do biến đổi khí hậu, hai bên tái khẳng định quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris 2015. Hai bên tái khẳng định cam kết hướng tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, trong khuôn khổ Đồng thuận Paris vì Con người và Hành tinh (Đồng thuận 4P). Pháp hoan nghênh các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hướng tới việc loại bỏ sử dụng than đá. Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam đạt được các mục tiêu nói trên đồng thời xây dựng được một mô hình kinh tế phát thải thấp, đặc biệt là thông qua khuôn khổ quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Việt Nam ghi nhận và ủng hộ sáng kiến CTA – Coal Transition Accelerator – nhằm phát triển các giải pháp để thúc đẩy thay thế nguồn năng lượng từ than đá. Pháp sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam nhằm ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn lãnh thổ, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long.

Hai bên công nhận vai trò thiết yếu của đại dương đối với hành tinh và khí hậu và cam kết làm sâu sắc hơn các trao đổi về chủ đề này trong khuôn khổ đối thoại hợp tác về biển, đặc biệt để bảo đảm thành công của Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3, sẽ được tổ chức tại thành phố Nice vào tháng 6/2025. Trên tinh thần đó, hai bên duy trì và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thủy hải sản bền vững, trên cơ sở các quy định hiện hành của quốc tế và EU.

Tiếp tục thúc đẩy giao lưu nhân dân

Giao lưu nhân dân là nền tảng trong quan hệ song phương. Hai bên cam kết thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước, tạo thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, trong đó có di sản, thể thao, trao đổi giáo viên, sinh viên và nhà khoa học, cũng như cho giảng dạy tiếng Việt và tiếng Pháp. Giao lưu nhân dân góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và đoàn kết giữa thanh niên và nhân dân hai nước. Đây cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực y tế, tư pháp, quản trị và nông nghiệp và vui mừng nhận thấy hợp tác giữa các địa phương không ngừng được củng cố.

Căn cứ các nội dung của Tuyên bố chung, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng kế hoạch hành động trong thời gian sớm nhất nhằm hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên./.

 

Nguồn: https://dangcongsan.vn/tieu-diem/tuyen-bo-chung-ve-viec-nang-cap-quan-he-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-giua-viet-nam-va-phap-680000.html

Cùng chủ đề

Thiết thực từ những hoạt động chào mừng Đại hội DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV – năm 2024

Đây đều là những hoạt động thiết thực, không chỉ mang ý nghĩa chính trị quan trọng mà còn giúp cho cán bộ, công chức, người lao động trong hệ thống làm công tác dân tộc, tôn giáo nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự cảm thông, chia sẻ đối với đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh; thực hiện hiệu quả phong trào: “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị...

Vietnam Foodexpo – 10 năm nâng tầm thương hiệu thực phẩm Việt

Vietnam Foodexpo 2024 có quy mô lớn với trên 500 gian hàng của gần 400 doanh nghiệp đến từ hơn 30 tỉnh thành của Việt Nam và gần 20 quốc gia/vùng lãnh thổ: Bỉ, Trung Quốc, Estonia, Ý, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Thái Lan, Ba Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Nga … Đông đảo khách tham quan tìm hiểu hàng hóa tại Vietnam Foodexpo 2023Đánh dấu kỷ niệm 10 năm tổ chức, Triển...

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình dự thảo Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8

Dự phiên họp có các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng; lãnh đạo các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính. Quang cảnh phiên họp Trước đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến góp ý lần đầu về dự thảo Luật Nhà giáo tại phiên họp lần thứ 37 diễn ra cuối tháng 9/2024. Giải trình vắn tắt, tập...

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2024

(MPI) - Trong tháng 9/2024, cả nước có 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 92,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 63 nghìn lao động, giảm 16,3% về số doanh nghiệp, giảm 25,5% về vốn đăng ký và giảm 12,3% về số lao động so với tháng 8/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 5,0% về số doanh nghiệp, giảm 5,8% về số vốn đăng ký...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 8/10, ngay sau khi tới Thủ đô Viêng Chăn, Lào để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch ASEAN 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Sonexay Siphandone đã dành cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra từ ngày 8-11/10 là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân...

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo. ...

Đánh giá kỹ khả năng huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Dự kiến chi hơn 256 nghìn tỷ đồng phát triển văn hoá Sáng 8/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. ...

Tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 7/10, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2025. Chỉ thị nêu rõ: Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào

Sáng 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone. Đoàn đại biểu chính thức cùng Thủ tướng Chính...

Bài đọc nhiều

Phát huy sức mạnh tổng hợp, hạ tầng giao thông, đô thị của Hà Nội ngày càng hiện đại hơn

Baoquocte.vn. Sau 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã đổi thay mạnh mẽ nhờ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị hiện đại, xứng đáng là hạt nhân trung tâm của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

Giá cà phê xáo trộn vì EUDR, arabica có thể tiếp tục bị bán tháo, chuyên gia nói gì về thị trường tuần này?

Các nhà kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới hiện đang chấp nhận một rủi ro mới - bán cà phê không liên quan đến phá rừng cho châu Âu, dù các quy định cuối cùng vẫn chưa được ban hành. Nhưng ngay cả khi EU hoãn EUDR, nỗi lo về tình trạng khan hiếm nguồn cung toàn câu vẫn chưa được xoa dịu, theo Bloomberg.

Lao dốc sau tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 7/10, theo Oilprice, đầu giờ sáng nay, cả dầu Brent và WTI cùng giảm xấp xỉ 1%. Tuần trước, giá dầu đã có một bước nhảy vọt với 4 phiên tăng giá liên tiếp và 1 phiên giảm nhẹ.

Giá heo hơi đi ngang, giá heo giống tăng ít nhất 40%

Khảo sát mới nhất cho thấy, giá heo hơi hôm nay tiếp tục lặng sóng, thị trường đi ngang trong khoảng 64.000 - 69.000 đồng/kg.

Hết hy vọng về tiêu dùng, kinh tế Đức có thể sẽ suy thoái trong năm thứ 2 liên tiếp

Ngày 6/10, truyền thông Đức đưa tin, chính phủ nước này đã giảm dự báo và thừa nhận nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ suy thoái trong năm thứ 2 liên tiếp khi không còn hy vọng tiêu dùng sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê “đỏ rực” đầu tuần, robusta rơi khỏi mốc 5.000 USD; hàng Việt vào vụ mới, thị trường sẽ thế nào?

Không hề giảm như dự báo, tính chung trong 11 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 10/2023 đến tháng 8/2024), xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 125,67 triệu bao, theo ICO.

Định hình hợp tác Việt Nam

Ngày 7/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trao đổi về những xu thế phát triển mới, định hình “kỷ nguyên thông minh”, sự phát triển, triển vọng của Việt Nam trong kỷ nguyên mới và quan hệ hợp tác Việt Nam - WEF. Vui mừng chào đón Giáo sư Schwab và cộng sự tại Việt Nam, Thủ tướng...

Bị trừng phạt bao vây, Nga tăng mua NDT, Trung Quốc khó “theo chân”, USD thực sự không có đối thủ?

Các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây đã cô lập nền kinh tế của Nga, khiến đất nước phải bổ sung thêm đồng NDT của Trung Quốc vào kho dự trữ tiền tệ. Việc Nga bị trừng phạt cũng khiến Trung Quốc lo ngại về vấn đề phụ thuộc vào hệ thống tài chính được thống trị bởi đồng USD.

Giá vàng “nhúc nhích”, lâm thế giằng co mắc kẹt, động thái từ Trung Quốc, trong nước im lặng chờ thời

Giá vàng hôm nay 8/10/2024, giá vàng biến động khi xung đột Trung Đông leo thang đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn. Trung Quốc có thể chưa dứt khoát việc dừng tích trữ do mối quan hệ nhạy cảm với phương Tây. Giá vàng trong nước ổn định.

Nâng cấp quan hệ Việt Nam

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (6-7/10/2024). Theo Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ, hai nước cam kết thúc đẩy quan...

Mới nhất

Hà Nội qua những góc nhìn độc lạ

Quảng trường Ba Đình và các khu vực khác thuộc quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ là vùng lõi của Hà Nội, nơi nhiều công trình, trụ sở các cơ quan quan trọng của nhà nước tọa lạc, đẹp rực rỡ khi nhìn từ trên cao. Quảng trường Ba Đình trước thế kỷ 20 còn là một khoảng đất trống, sau...

Mùi lạ tấn công trường học, 2 giáo viên ngất xỉu

Trưa 8-10, ông Nguyễn Hữu Luật, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Buôn Ma Thuột, cho biết đã nắm thông tin vụ mùi lạ tấn công trường học, 2 giáo viên ngất xỉu. "Thông tin ban đầu là do một gara...

Nắm bắt cơ hội nhận học bổng và phát triển ở Đại học Hồng Kông

Sức hút của Đại học Hồng Kông  Trong bối cảnh giáo dục đang được tái định hình bởi sự phát triển công nghệ và nhu cầu nhân lực toàn cầu, HKU khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn cho sinh viên quốc tế. Trường tự hào là đại học xếp hạng #17 toàn cầu và đứng...

Mắc ung thư phổi vì hút thuốc lá nhiều năm

Sau hơn 20 năm hút thuốc lá, người đàn ông 56 tuổi đã chủ động khám sức khỏe tầm soát phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, được phẫu thuật triệt để loại bỏ u. Ông B (Q. Tân Bình, TP.HCM) hút hơn 1...

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/ha-noi-ruc-ro-co-hoa-chao-mung-ngay-giai-phong-thu-do-19669.htm

Mới nhất