Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân |
Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine
Nhận định trên là của Tướng Harald Kujat, cựu Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Neuen Osnabrücker Zeitung của Đức.
“Nếu vũ khí tầm xa được chuyển giao, khả năng Ukraine tấn công các mục tiêu có ý nghĩa sống còn đối với Nga, động thái này sẽ kéo theo nguy cơ mở rộng cuộc chiến”, ông Kujat nhấn mạnh.
Chuyên gia này nói thêm, việc vượt qua các ranh giới cực đoan có thể đạt đến điểm không thể quay trở lại khi xung đột leo thang, các nước phương Tây nên hành động cẩn trọng.
Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga
Cựu chuyên gia Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Larry Johnson nói trong cuộc phỏng vấn với kênh YouTube Dialogue Works rằng, kế hoạch của Nhà Trắng hiện tại là bảo vệ Ukraine khỏi thất bại trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 5/11.
Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine. Ảnh: AP |
“Mỹ đang cố gắng bảo vệ Ukraine khỏi thất bại cho đến đầu tháng 11, vì Đảng Dân chủ không muốn thêm một thất bại quân sự toàn diện nữa”, ông Johnson cho hay.
Đồng thời, ông Johnson tin rằng, đây là lý do tại sao Mỹ đang nghĩ đến việc cho phép lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa trên lãnh thổ Nga.
“Chính quyền ông Biden sẵn sàng leo thang chỉ để giữ quyền lực”, cựu sĩ quan CIA nhấn mạnh.
Trước đó, các nước lớn tiếp tục từ chối đề nghị của Ukraine về tên lửa tầm xa trên lãnh thổ Nga.
Ngoại trưởng Anh Keir Starmer đã có các cuộc thảo luận hiệu quả với Tổng thống Biden về Ukraine nhưng không đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc cho phép Ukraine bắn tên lửa tầm xa vào Nga.
Cho đến nay, Mỹ và Anh vẫn chưa cấp phép cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa chống lại các mục tiêu bên trong nước Nga vì lo ngại xung đột leo thang. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh phương Tây cho phép họ sử dụng với lập luận rằng đó là cách duy nhất để chấm dứt xung đột.
Về phía Đức, Thủ tướng Scholz, việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Kiev sẽ khiến cuộc xung đột ở Ukraine có nguy cơ leo thang lớn. Tên lửa hành trình Taurus có tầm bắn khoảng 500 km, cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu ở Moscow.
“Tôi đã nói không và tất nhiên điều đó cũng áp dụng cho các loại vũ khí khác”, ông Scholz khẳng định. Nhà lãnh đạo này cho biết, quyết định đó sẽ không thay đổi ngay cả khi các quốc gia khác có quyết định khác.
Thủ tướng Đức tuyên bố như vậy sau khi Tổng thống Biden ám chỉ Washington có thể dỡ bỏ các hạn chế với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công các địa điểm trong lãnh thổ Nga.
Đạn dẫn đường Nga phá hủy pháo phản lực Ukraine ở Sumy
Bộ Quốc phòng Nga thông báo vừa phá hủy một xe pháo phản lực phóng loạt RM-70 Vampire của lực lượng vũ trang Ukraine tại Sumy giáp Kursk.
Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, các nhóm trinh sát đường không thuộc cụm quân phía Bắc trong khi sử dụng UAV tại Sumy đã phát hiện kíp điều khiển pháo RM-70 Vampire Ukraine ẩn nấp bên trong một rặng cây và phóng đi nhiều quả tên lửa.
Sau khi phân tích dữ liệu được UAV thu thập, các sĩ quan chỉ huy Nga đã ra quyết định sử dụng đạn dẫn đường Krasnopol để phá hủy khí tài quân sự đối phương.
Ukraine chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
RM-70 Vampire là pháo phản lực phóng loạt được công ty quân sự Excalibur Army nâng cấp dựa trên hệ thống pháo RM-70 có từ thời Tiệp Khắc và đưa vào biên chế trong quân đội Cộng hòa Czech từ năm 2016. Xe có khối lượng 25,89 tấn; dài 9,97m; rộng 2,5m; cao 2,7m. Kíp chiến đấu của xe có 4 người.
RM-70 sử dụng tên lửa cỡ 122mm có trọng lượng 66,35kg, trong đó phần đầu đạn nặng 18,5kg, và tầm bắn tối đa đạt 20km. Nhằm đa đạng hóa khả năng tác chiến của RM-70, giới quân sự Cộng hòa Czech đã chế tạo thêm cho khí tài này một số loại tên lửa có chứa chất gây cháy hoặc có tính năng rải mìn chống tăng và mìn chống bộ binh.
Nguồn: https://congthuong.vn/tuong-duc-canh-bao-moi-de-doa-o-ukraine-my-lo-ke-hoach-xung-dot-voi-nga-346028.html