Trang chủNewsThời sựTượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên


Năm lên 4 tuổi, Y Pan đã mồ côi bố mẹ. Thuở niên thiếu, cô bé được một đơn vị cách mạng nuôi dưỡng. Lớn lên, Y Pan được học chữ rồi tham gia cách mạng, được kết nạp vào Đảng và phụng sự lý tưởng cách mạng cho đến nay, khi bà đã ngoài 90 tuổi…

Brâu là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam, sinh sống tập trung ở làng Đắk Mế, xã Pờ Y (H.Ngọc Hồi, Kon Tum). Ít ai ngờ được người thủ lĩnh của dân tộc này lại là một phụ nữ. Đó là nữ thủ lĩnh Y Pan. 

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 1.

Bà Y Pan sinh năm 1930, năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Có lẽ nhờ được soi rọi từ ánh sáng của sự kiện lịch sử ấy mà cuộc đời bà gắn liền với cách mạng, một lòng đi theo Đảng và trở thành một đảng viên mẫu mực, trở thành thủ lĩnh, cánh chim đầu đàn của người Brâu ở Kon Tum.

Năm nay 93 tuổi, già Y Pan sống một mình trong căn nhà nhỏ ở giữa làng Đắk Mế. Dù vẫn còn khỏe khoắn nhưng dòng chảy thời gian đã khiến đôi tai của bà không còn nghe rõ.

“Nhà báo nói to lên, nói nhỏ mình không nghe được đâu. Tuổi già mà, không bệnh này thì bệnh khác. Hôm qua suýt nữa thì mình nằm liệt đấy, trời nóng quá, mình lại bị tăng huyết áp. May có mấy chú bộ đội biên phòng đến nhà chơi mang cho mình ít thuốc”, già Y Pan nói như giải thích.

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 2.

Nữ già làng Y Pan kể với người viết về những ngày vận động người dân học chữ

Theo câu chuyện của bà, năm lên 4 tuổi Y Pan đã mồ côi bố mẹ. Lúc này, cô bé được một đơn vị cách mạng nuôi dưỡng. Lớn lên, Y Pan được học chữ rồi tham gia cách mạng và được kết nạp vào Đảng. Thấy bà sáng dạ, tổ chức đã cử bà ra Bắc học “chữ Bác Hồ”. Nhờ đó, bà trở thành người đầu tiên của dân tộc Brâu biết chữ. Năm 1957, theo phân công của tổ chức, bà theo đoàn cán bộ tập kết ra Bắc.

“Những ngày ấy chiến tranh ác liệt, cả đoàn băng rừng vượt thác từ binh trạm này đến binh trạm tiếp theo thì dừng lại nghỉ. Chờ đến khi tình hình ổn hơn lại tiếp tục hành trình”, bà Y Pan nhớ lại.

Chuyến đi kéo dài đến gần 1 năm bà Y Pan mới đặt chân đến Phú Thọ. Sau đó bà được chuyển ra Cao Bằng học ngành y. Sau 9 tháng học tập, bà được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giữ lại công tác.

Năm 1974, khi đã 44 tuổi, trước tiếng gọi giục giã của quê hương, bà Y Pan xin trở về phục vụ chiến dịch Tây nguyên. Những ngày hoa lửa ấy, bà Y Pan trở thành nữ cán bộ quân y, cứu chữa cho hàng trăm chiến sĩ bị thương tham gia chiến dịch.

Nhờ những cống hiến của mình, bà Y Pan được Hội đồng Bộ trưởng khen thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhất. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, bà xin về công tác tại bệnh viện huyện nhà để phục vụ quê hương.

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 3.

Cháu nội của già làng Y Pan hiện đã là chiến sĩ bộ đội

Lúc bấy giờ, vùng Đắk Tô, Ngọc Hồi (Kon Tum) toàn là rừng xanh núi thẳm. Chiến tranh đã lùi xa nhưng mối họa bom mìn vẫn còn đó. Bà con đồng bào đi lên rừng, làm rẫy khi phát hiện bom đạn vẫn thường nhặt về. Có người cưa bom ra lấy thuốc nổ, có người lại nhặt đạn pháo đem bán phế liệu. Thế rồi những tiếng nổ tang thương thỉnh thoảng lại vang lên, ám ảnh cả một vùng rừng núi.

Dù đã đi qua chiến tranh, chứng kiến những cảnh đổ máu, nhưng khi nhìn những bà con mình gánh chịu hậu quả của bom mìn, bà vẫn không thể kìm lòng được. Những ngày rảnh rỗi, bà Y Pan thường đến các bản làng tuyên truyền người dân về hậu quả của bom mìn. Bà khuyến cáo dân làng hễ nhìn thấy chúng thì phải tránh xa. Những tiếng bom vì thế cũng vơi dần trên nương rẫy.

Năm 1990, bà Y Pan nghỉ hưu và chuyển về sinh sống tại làng Đắk Mế, nơi bà sinh ra. Dù đã về hưu nhưng bà vẫn được chính quyền địa phương tín nhiệm giao cho các nhiệm vụ như: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Pờ Y, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Pờ Y… Bà còn được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 4.

Trở về quê hương, chứng kiến cảnh người dân bị bủa vây bởi đói nghèo, hủ tục, bà Y Pan cứ day dứt mãi không thôi. Bà kể rằng, ở thời điểm đó dân tộc Brâu sống dọc vùng biên giới ở ngã ba Đông Dương. Điều kiện thiếu thốn nên đa phần họ đều không biết cái chữ. Đồng bào vẫn còn canh tác lạc hậu, hết trồng lúa lại trồng mì hoặc săn bắt, hái lượm.

“Không biết cái chữ, không biết kỹ thuật chăm sóc cây trồng nên dân làng nghèo miết. Con cái thì theo bố mẹ vào trong rừng sinh sống, không chịu đến lớp, đến trường. Thương bà con, tôi đến từng nhà vận động cho con em đi học”, bà Y Pan kể.

Thế nhưng trong ngày một ngày hai, đâu dễ gì thay đổi được nhận thức của bà con dân bản. Họ nghĩ rằng nếu cho con em đi học, gia đình sẽ thiếu đi người phụ việc lặt vặt. Còn đối với những đứa trẻ, con chữ ở trường đâu thú vị bằng con cá dưới suối, con chim trên rừng. Cái chữ cũng không làm cho bà con dân bản no cái bụng ngay được. Bởi vậy hành trình vận động con em đi học của bà Y Pan luôn vấp phải những khó khăn, trở ngại.

Nhưng không vì vậy mà từ bỏ, bà Y Pan vẫn kiên trì tiếp tục phối hợp cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực vận động không kể ngày đêm. Bà đem những lời “gan ruột” để thuyết phục dân làng. Mưa dầm thấm lâu, cuối cùng nhận thức của người dân cũng được thay đổi. Khi những đứa trẻ kéo nhau đến trường thay vì lên rừng, ra rẫy, bà Y Pan biết rằng mình đã thành công. Đến nay, dân tộc Brâu đã có hàng chục người đậu đại học, cao đẳng và đang công tác trong các ngành nghề tại địa phương.

Khi con chữ đã phổ cập đến từng người dân, từng nóc nhà trong thôn bản, nữ già làng Y Pan lại tiếp tục cùng chính quyền địa phương tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng. Đồng thời, bà cũng hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để xóa cái đói, cái nghèo.

Thời kỳ đổi mới, đời sống của dân làng vẫn còn nhiều khó khăn. Với suy nghĩ đông con thì đông của, gia đình nào sinh ít nhất cũng 4 đứa con, nhiều thì 5 – 7 đứa. Trong khi đó, vì suy nghĩ lạc hậu nên dân làng chỉ quen trồng những giống cây làm no cái bụng. Đất đai ngày càng cằn cỗi khiến hạt lúa, hạt bắp mỗi lúc một ít đi. Cái nghèo, cái đói lại đến cận kề hơn.

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 5.

Làng Đắk Mế của người Brâu

Thấy dân khổ, bà Y Pan một mặt kêu gọi bà con sinh đẻ có kế hoạch để làm kinh tế. Bà nghĩ rằng chỉ khi sinh đẻ có kế hoạch, cuộc sống mới bớt khó khăn, ít miệng ăn hơn thì cái bụng mới không lo đói. Mặt khác, bà tìm đến cán bộ xã hỏi những giống cây năng suất cao, phù hợp thổ nhưỡng có thể thay thế cây lúa, cây mì. Thời điểm này, cán bộ xã cũng liên tục phát động mô hình trồng cà phê, cao su tiểu điền. Thế là bà Y Pan đi khắp làng gọi những thanh niên tiến bộ đến xã học tập kỹ thuật trồng cà phê, cao su. Bắt đầu từ đây, kinh tế của nhiều hộ gia đình trong làng dần dần khởi sắc.

Khi Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum triển khai mở lớp dạy dệt thổ cẩm, bà cũng động viên phụ nữ trong làng tích cực học để giữ gìn nét văn hóa bản địa và có thêm cái nghề để tăng thu nhập cho gia đình. Bà Y Pan còn tuyên truyền về tác hại của hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn đối với đời sống người Brâu; vận động bà con thực hiện nếp sống văn minh, đoàn kết và tích cực xây dựng kinh tế mới.

Nhờ những đóng góp của mình, bà được người dân tín nhiệm bầu làm già làng, một việc được xem là chuyện xưa nay hiếm ở dân tộc Brâu.

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 6.

Nhờ sự dẫn dắt của nữ già làng Y Pan, đến nay làng Đắk Mế đã khang trang hơn và có nhiều khởi sắc

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 7.

Năm 2000, làn gió độc tà đạo Hà Mòn xuất hiện ở H.Đắk Hà (Kon Tum) rồi sau đó lan ra các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk. Để ngăn chặn sự lây lan của tà đạo, bà Y Pan đã phối hợp cùng cấp ủy Đảng, chính quyền vận động người dân tránh xa những lời xúi giục của kẻ xấu, luôn chấp hành chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Với uy tín của mình, bà Y Pan đã liên tục họp dân để tuyên truyền, vận động. Thời điểm ấy, hầu như đêm nào nhà rông cũng sáng ánh đèn. Hết họp dân, bà Y Pan lại đến từng nhà nói chuyện với từng gia đình về mức độ xấu, độc của tà đạo. Cũng nhờ đó, toàn bộ dân tộc Brâu không có người nào tin và đi theo tà đạo.

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 8.

Bà Y Pan động viên phụ nữ trong làng tích cực học dệt thổ cẩm để giữ gìn nét văn hóa bản địa

Mới đây nhất, vào trung tuần tháng 6.2023, khi xảy ra vụ khủng bố ở Đắk Lắk, mặc dù lúc này tuổi đã cao nhưng già Y Pan vẫn tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong làng luôn nêu cao tinh thần cảnh giác; tuân thủ theo các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không nghe theo những âm mưu, xúi giục của các thế lực thù địch.

Bà Y Pan luôn dặn dò dân làng rằng: “Bà con cần cảnh giác trước các thủ đoạn gây rối trật tự xã hội của kẻ xấu; chí thú làm ăn, tập trung phát triển kinh tế gia đình, xây dựng cộng đồng Brâu đoàn kết vững mạnh và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Có như thế, con cháu chúng ta mới sung sướng, được ăn ngon mặc đẹp”.

Những lời gan ruột và đúng đắn của nữ già làng Y Pan đã giúp người Brâu luôn đề cao cảnh giác với kẻ xấu, tập trung phát triển kinh tế gia đình và góp hết sức mình vào việc gìn giữ bình yên cho buôn làng nói riêng, Tây nguyên nói chung. 

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 9.

Nữ già làng Y Pan tự tay ủ rượu ghè để lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 10.

Bà Vũ Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND xã Pờ Y cho hay, dân tộc Brâu là 1 trong 2 dân tộc ít người nhất Việt Nam. Dân tộc này chỉ có 173 hộ dân với 558 người. Toàn làng Đắk Mế có 287 hộ (riêng người Brâu có 173 hộ), thì chỉ có 10 hộ nghèo, 13 hộ cận nghèo, còn lại đều là hộ khá giả.

“Bà Y Pan là thủ lĩnh của người Brâu. Với cương vị là đảng viên, già làng, người có uy tín, bà Y Pan đã có rất nhiều đóng góp trong công tác vận động, tuyên truyền người dân chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, quá trình làm việc, cống hiến, sự gương mẫu, tận tâm của bà Y Pan đã trở thành tấm gương sáng cho dân làng noi theo, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng”, bà Hà nói.

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 11.

Nữ già làng Y Pan thường phối hợp với bộ đội biên phòng tuyên truyền pháp luật cho người dân trong làng

Ông Đinh Cao Cường, Bí thư Huyện ủy Ngọc Hồi chia sẻ, trong thời gian qua, Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy Ngọc Hồi đã tập trung, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là tại cấp cơ sở trên địa bàn huyện.

Qua đó, đã xuất hiện nhiều cá nhân, đơn vị với mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nổi bật nhất là bà Y Pan, già làng thôn Đắk Mế, người đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Không những vậy, bà Y Pan còn giúp cho dân làng nắm vững các nội quy, quy tắc bảo vệ an ninh trật tự; cảnh giác trước những thủ đoạn của các thế lực thù địch và các loại tội phạm. Từ đó, dân làng đã nâng cao ý thức chủ động bảo vệ, tự giác đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

“Để có được kết quả này, bà Y Pan đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu của một cán bộ, đảng viên; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư tại thôn Đắk Mế; từ đó huy động sức mạnh của nhân dân tham gia xây dựng thôn, làng an ninh, an toàn”, ông Cường cho biết thêm.

Tượng đài sống giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh 12.

 



Source link

Cùng chủ đề

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Liên tiếp xảy ra mất trộm sâm Ngọc Linh, Kon Tum lắp đặt 2 trạm phát sóng giúp nông dân lắp camera bảo vệ

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, cho biết đơn vị viễn thông đã hoàn thành lắp đặt 2 trạm phát sóng tại vùng sóng yếu, giúp người dân có thể thuận tiện liên lạc, bảo vệ vườn sâm. ...

Trải nghiệm ý nghĩa của học sinh đồng bào dân tộc Bru

(Tổ Quốc) - Đối với các em học sinh người dân tộc Bru – Vân Kiều hiện đang theo học tại Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị, việc được tham gia vào những hoạt động giới thiệu nét truyền thống của dân tộc mình và tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống của dân tộc...

Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1

UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định cho Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 1-3 thuê 175.618,11 m2 đất tại thôn Măng Krí, xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum để xây dựng Thủy điện Đăk Lô 1. Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định cho Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 1-3 thuê 175.618,11 m2 đất tại thôn Măng...

Các dự án phát triển hạ tầng giao thông giúp người dân miền núi cải thiện cuộc sống

Ngày 9/11, tại Gia Lai đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vùng miền Trung - Tây Nguyên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama

Một nhân viên Mật vụ Mỹ bị cáo buộc đã đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Barack Obama ở bang Hawaii khi vị cựu lãnh đạo đi vắng. ...

Bật mí về chiếc váy dạ hội gây tranh cãi mà Thanh Thủy diện tại Miss International

Lê Thanh Hòa bật mí thêm thời điểm chiếc váy vướng phải những tranh cãi, chính Thanh Thủy...

Hạt đu đủ có loại bỏ ký sinh trùng đường ruột?

Ký sinh trùng đường ruột là những sinh vật nhỏ bé, thường là giun hoặc các sinh vật đơn bào, sinh sống trong hệ tiêu hóa của con người. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn...

Đồng chí Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng mong muốn tân Bí thư Tỉnh ủy Nam Định phát huy truyền thống của địa phương, năng động, sáng tạo; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nam Định phát triển nhanh, bền vững; xứng đáng với kỳ vọng của Trung ương, đưa Nam Định vươn lên mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chiều 13/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam...

Nổ lớn ở Bắc Giang, mái nhà bị thổi bay

Một vụ nổ lớn xảy ra ở thôn Đồng (xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) khiến ngôi nhà của ông B.V.X. bị hư hỏng, toàn bộ phần mái và phía trước của ngôi nhà bị thổi bay, nền nhà có nhiều chỗ bị lún vỡ. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Quang Chúc, Chủ tịch UBND xã Vô Tranh (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho biết, trên địa bàn xã đã xảy ra vụ...

Chủ tịch nước đặt hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc và Tiền nhân nền độc lập Peru

Sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng dân tộc và Tiền nhân nền độc lập của Peru. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-dat-hoa-tuong-niem-anh-hung-dan-toc-va-tien-nhan-nen-doc-lap-peru-post992999.vnp

Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất

Kinhtedothi - Tối 13/11, Tổ dân phố 7, phường Mộ Lao, quận Hà Đông đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã đến dự và phát biểu tại ngày hội. Tổ dân phố 7 (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) là địa bàn đông dân cư với 1.800 hộ dân, 4.800 nhân khẩu, có 136 đảng viên. Hàng năm, Ban vận động xây dựng đời...

Mới nhất

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru Javier Arévalo Vela. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chanh-an-toa-an-toi-cao-peru-post992998.vnp

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi...

Thi đua Quyết thắng – Động lực quan trọng để Văn phòng Bộ Quốc phòng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

(Bqp.vn) - Nhận thức rõ “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”, những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Văn phòng Bộ Quốc phòng đã coi trọng...

Thắt ống dẫn tinh thì tinh trùng đi đâu, có ảnh hưởng đến sinh lý nam không?

Thực tế hiện nay cho thấy, nam giới đã cởi mở và chủ động hơn trong việc thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh để ngừa thai. Tuy nhiên, trước khi quyết định,...

Mới nhất