Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTuổi thơ thật buồn của nữ tân sinh viên Huế: Đang chữa...

Tuổi thơ thật buồn của nữ tân sinh viên Huế: Đang chữa trị chứng tâm thần cho mẹ thì mất cha


Tuổi thơ thật buồn của nữ tân sinh viên Huế: Đang chữa trị chứng tâm thần cho mẹ thì mất cha - Ảnh 1.

Tống Khánh Linh với đôi mắt “có lửa” – Ảnh: T.B.D.

Tống Khánh Linh – tân sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, Trường đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng – đã nhập học được 2 tuần. Tranh thủ thời gian rảnh Linh đi làm thêm kiếm chi phí học tập. Trước mắt Linh là 4 năm đầy gian khó.

Mẹ đột ngột mắc bệnh, cha qua đời trên đường đi

Tống Khánh Linh kể rằng trước đây gia đình mình sống ở căn nhà nhỏ trong mảnh vườn của ông bà ngoại ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mẹ Linh ở nhà làm mấy sào lúa, cha hằng ngày chạy xe máy đi làm công nhân ở công ty dệt may.

Mọi biến cố bắt đầu xảy ra từ năm 2013. Mẹ Linh đang khỏe mạnh bình thường bỗng phát bệnh loạn thần. Năm đó Linh còn nhỏ. Cô gái xứ Huế kể rằng bình thường thì mẹ vẫn làm những công việc nhẹ, nhưng khi lên cơn thì mất hẳn tự chủ, cười nói vô tri. Dù nhiều lần đi viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Để chị em Linh an toàn trước những cơn cười nói, giận dỗi rủi ro của mẹ, hai chị em được đưa về nhà ông bà. Ngôi nhà cũ chỉ còn lại mình mẹ và cha Linh cùng nỗi nhọc nhằn.

Cuối năm 2013, khi bệnh của mẹ Linh chuyển biến nặng, lại không thể có người chăm sóc, cha Linh phải đưa vợ lên gửi ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Linh và chị gái cứ ngỡ rằng dù không bên cạnh con nhưng mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần để hai chị em tiếp tục nuôi giấc mơ học hành, người cha là trụ cột vững chãi nuôi hai con. Nhưng tầm 21h đêm của năm 2014 trong cơn trở ngủ, khắc khoải đợi ba về, chị em Linh nhận được hung tin. Trên đường chạy xe máy từ xưởng dệt về, cha Linh bị một người say rượu tông, thi thể ông nằm dưới ruộng.

Nhắc đến khoảnh khắc đau buốt này, Tống Khánh Linh không còn kìm giữ những giọt nước mắt. Linh khóc. Cô bảo rằng khi đó hai chị em còn rất nhỏ, nhưng cũng đủ để cảm nhận nỗi mất mát đã tới bất ngờ, xót xa.

Ngôi nhà xưa đã vắng mẹ, cha cũng không còn nên lạnh lẽo. Từ đó, mái ấm từng che chở cho cả nhà chẳng còn có hơi ấm con người nữa. Cửa đóng khép, nhà được bỏ hoang tới nay.

Tiếp sức đến trường: Nhận tình thương của nhiều tấm lòng

Tuổi thơ thật buồn của nữ tân sinh viên Huế: Đang chữa trị chứng tâm thần cho mẹ thì mất cha - Ảnh 3.

Linh được cho ở để đi học tại nhà người quen trong TP Đà Nẵng – Ảnh: T.B.D.

Kể từ ngày cha Linh mất, Linh và chị được nuôi ở nhà nội. Bà Vân – người cô ruột sống cùng cha mẹ – nuôi hai cháu như con ruột. Để có tiền nuôi cháu, bà Vân cùng ông bà phải làm 6 sào ruộng, chạy vạy đủ thứ. Biết hai cháu gái thiệt thòi, ông bà lẫn cô Vân dành mọi sự yêu thương để bù đắp.

“Ông bà lớn tuổi rồi, lại không có lương hưu mà chỉ có khoản trợ cấp nhỏ. O (cô) mình chạy đôn đáo, tất tả ngược xuôi để lo cho mình và chị. Thỉnh thoảng o ôm hai chị em rồi đùa rằng “nếu không có hai đứa bây đèo bồng thì o cũng đi lấy chồng rồi chứ không ở đây. Chính hai cục nợ này làm o ế chồng”.

O gần như dành hết mọi phần thua thiệt, không bao giờ mua sắm gì cho mình mà có đồng nào dành dụm được cũng dành hết cho hai cháu” – Linh nghẹn ngào khi kể về cô ruột của mình.

Tống Khánh Linh nói rằng hằng ngày ở nhà hai chị em phụ ông bà làm việc nhà, nuôi gà vịt để lấy trứng ăn. Cuối tuần hai chị em được o ruột chạy xe máy chở lên thăm mẹ ở trại tâm thần một lần. Mỗi lần lên, mẹ vẫn nhận ra hai chị em và hỏi thăm tình hình nhà cửa. Có lúc mẹ bật khóc và hỏi tại sao cả nhà lại bắt mẹ phải lên chỗ xa lạ.

“Hai năm đầu vì sợ mẹ sốc mà phát bệnh nặng hơn nên không ai nói chuyện ba bị tai nạn qua đời. Mẹ hỏi thì chỉ nói rằng ba bận đi làm không lên được. Nhưng chuyện cũng không giấu được mẹ mãi. Khi cả nhà quyết định nói ra thì mẹ lại không tin nữa, mẹ bảo ba giận mẹ để đi theo người khác rồi. Tới giờ mẹ mình vẫn không tin chuyện ba mình đã mất” – Linh nói.

Học giỏi từ trong nghịch cảnh và những giọt nước mắt tuổi 18

Tuổi thơ thật buồn của nữ tân sinh viên Huế: Đang chữa trị chứng tâm thần cho mẹ thì mất cha - Ảnh 4.

Bà Vân – cô ruột Linh – tất tả một đời để thay anh chị nuôi hai cháu nên người – Ảnh: NHẬT LINH

Chúng tôi ghé nhà của Tống Khánh Linh ngay sau cơn bão số 4 vừa quét qua miền Trung. Bà Tống Thị Vân – cô ruột của Linh – lam lũ lội giữa nước bạc để chằng lại túp lều trồng nấm. Những đụn nấm cũng giúp bà gieo thêm hy vọng để tiếp tục nuôi hai cháu đến trường.

“Linh học giỏi lắm, năm nào cũng có giấy khen học sinh giỏi, lại là học sinh danh dự đại diện trường đi nhận bằng khen ở tỉnh. Nhưng nó học giỏi từng nào thì tôi lại càng lo từng ấy vì không đủ sức, đủ tiền lo cho nó ăn học bằng bạn bằng bè” – bà Vân rơm rớm nước mắt.

Bà Vân nghẹn ngào kể rằng từ nhỏ tới lúc vào đại học chưa năm nào cháu gái của bà sa sút học tập, dù có những giai đoạn khó khăn chồng chất. Không có cha mẹ bên cạnh nhưng Linh vẫn ít khi khóc, ít khi bộc lộ cảm xúc yếu đuối ra bên ngoài.

Đôi khi Linh lại là niềm vui, xua tan mệt mỏi, nặng gánh cho cả nhà. Suốt 12 năm đi học, Linh đều đạt học sinh giỏi. Kỳ thi vừa qua, Linh đăng ký vào Trường đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và đậu với số điểm cao chót vót.

Nhớ lại hôm Linh báo tin mình đậu đại học ở Đà Nẵng, đêm đó bà Vân đã chẳng thể nào chợp mắt. 6 sào ruộng chỉ trồng đủ gạo cho cả gia đình ăn quanh năm. Ruộng vừa gặt xong, bao nhiêu rơm rạ trên đồng đều được bà Vân tận dụng đem về để trồng nấm.

Làm quần quật như vậy mà mỗi vụ nấm rơm nếu trúng lắm cũng chỉ lời lãi khoảng 500.000 đồng. Tiền cơm gạo hằng ngày còn bữa đói bữa no thì lấy đâu lo cho cả Linh và Trâm (chị gái Linh) đi học đại học bây giờ?

“Bữa đó tôi suy nghĩ rất nhiều. Nhưng cũng đành đứt ruột lắm mới nói với Linh rằng hay cháu nghỉ học, làm thêm gì đó phụ o để cho chị gái học xong đại học rồi thi lại, đi học sau cũng chưa muộn. Nghe xong Linh òa khóc, tôi cũng khóc theo. Linh nói với tôi rằng nó sẽ không bỏ học. Nó chọn Đà Nẵng là vì nghĩ rằng thành phố năng động sẽ dễ tìm được việc làm thêm hơn” – bà Vân bưng mặt khóc vì thương cháu.

Ngày cháu gái lên đường nhập học, bà Vân kể đã lục rồi chắt chiu được đúng 1 triệu đồng. Khi Linh ôm ba lô lủi thủi bước ra khỏi đường làng, bà chạy theo dúi vô túi cháu rồi chạy về nhà ngồi khóc như đứa trẻ.

“Nó như con ruột của tôi vậy. Một tay nuôi nó lớn khôn nên tôi biết Linh mạnh mẽ lắm. Tôi khóc vì thấy mình bất lực quá, sợ không lo nổi gánh học cho cháu” – bà Vân nói.

Ngày lên xe, Linh chỉ cầm đúng 1 triệu đồng. Khoản học phí hơn 9 triệu đồng nhập học kỳ đầu được o vay mượn họ hàng Linh nhập vào tài khoản gửi cho nhà trường.

Linh có một người anh em họ, nhà ở chung cư dành cho quân đội tại TP Đà Nẵng nên cặp vợ chồng này đã mời Linh tới ở để đỡ tiền thuê trọ.

Nhớ mãi cô học trò “đôi mắt có lửa”

Thầy giáo Trần Công Tiến – chủ nhiệm lớp 12 của Linh tại Trường THPT Nguyễn Sinh Cung (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) – nói rằng nhớ nhất đôi mắt sáng, thông minh và kiên định như có lửa của cô học trò nghèo. Theo thầy Tiến, ở trường Linh là một cô bé chăm ngoan, lễ phép và hiếu học. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa bao giờ em coi đó là trở ngại trong việc học.

“Linh học giỏi có tiếng ở trường nên thầy cô giáo ai cũng thương. Vậy nên ở trường có học bổng gì thì đều ưu tiên em nhận trước tiên” – thầy Tiến nói.

Ông Nguyễn Đức Hát (trưởng thôn Lê Xá Đông, xã Phú Lương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) nói rằng trường hợp của chị em Tống Khánh Linh rất đặc biệt. Dù mồ côi cha, mẹ bị bệnh và thuộc diện nghèo nhất thôn nhưng cả hai chị em Khánh Linh đều học rất giỏi.

“Ở thôn có học bổng hiếu học gì, hai chị em của Linh đều giành hết cả. Cả hai học giỏi, ngoan hiền và nghị lực lắm. Tôi nghe hai chị em nói là muốn học thật giỏi để sau này có công việc tốt, kiếm nhiều tiền để chữa bệnh cho mẹ” – ông Hát nói.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền GiangBến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang – Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức – Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Bà nội nuôi heo quanh năm chăm đứa cháu bị bỏ rơi vào cao đẳng - Ảnh 4.

Đồ họa: TUẤN ANH



Nguồn: https://tuoitre.vn/tuoi-tho-that-buon-cua-nu-tan-sinh-vien-hue-dang-chua-tri-chung-tam-than-cho-me-thi-mat-cha-20240924104534049.htm

Cùng chủ đề

Điều kiện phân lô, tách thửa đất mới nhất tại Thừa Thiên Huế

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 67/2024 về tách thửa đất, hợp thửa đất đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn. Chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 3/10, thay thế cho các quyết định cũ liên quan được ban hành vào năm 2021, 2022, 2024. Theo quyết định, đối với đất ở, thửa đất hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải đảm bảo...

Tình cờ bắt được con trăn gấm có tên trong sách Đỏ, một ông nông dân TT-Huế liền làm điều này đây

Ngày 22/9, theo tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), cơ quan này vừa tiếp nhận; tiến hành thả về môi trường tự nhiên một cá thể trăn gấm-một loài động vật hoang dã quý hiếm.Con trăn gấm dài 3m, nặng 12kg-loài...

Con chỉ tạm nhận một phần trợ cấp mất sức của mẹ thôi

Thực hiện: HÀ ĐỒNG - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG - TÔN VŨ Trong ngôi nhà cấp 4 ẩm thấp, chật chội núp dưới hàng cây xanh ở thôn 12, xã Xuân Bình, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa), bà...

Bà nội nuôi heo quanh năm, nuôi nấng cháu bị bỏ rơi học đến cao đẳng

Hai bà cháu Hoàng Yến Linh nương tựa vào nhau. Linh mong nhanh chóng tốt nghiệp để chăm nội ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM và Trùng Khánh thúc đẩy hành lang thương mại đường bộ, đường biển quốc tế mới

Cũng tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội trong 8 ngành nghề như đầu tư, thương mại, logistics... của Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành lễ ký kết hợp tác, thúc đẩy giao thương trong thời gian tới. ...

Con muốn sắm điện thoại bằng bạn bằng bè, cha mẹ phải làm gì?

Tùy độ tuổi con mà mua điện thoạiChị Nguyễn Thị Tuyền (44 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cũng có con gái đang học lớp 11. Vợ chồng chị mua cho con chiếc điện thoại gần 5 triệu đồng để tiện liên lạc.Vừa rồi, con nói muốn mua điện thoại xịn hơn nhưng chị giải thích cho con sau này lên đại học,...

Bỏ đề xuất quy định học sinh, sinh viên làm thêm không quá 24h/tuần

Nhiều cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệpTrước đó, trình bày tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết dự thảo luật có nhiều nội dung cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, dự luật bổ sung các...

Sức khỏe hai trẻ bị lũ quét ở Làng Nủ đã có cải thiện

Trước đó, bệnh nhi được cấp cứu đưa vào bệnh viện huyện, sau đó lên tỉnh Lào Cai và theo dõi chấn thương bụng, gan, có chấn thương thận, tuyến thượng thận, gãy chân. Vết thương hở sọ là nặng nhất, nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn yếm khí có thể nguy hiểm tính mạng.Sau khi được chuyển về Bệnh viện Việt...

Cảnh báo lừa đảo đưa đi Hàn Quốc làm việc theo visa E8

Chiều 24-9, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết thời gian qua, dù cơ quan chức năng cảnh báo, khuyến cáo nhiều lần song vẫn xảy ra tình trạng môi giới, lừa đảo đi làm việc tại Hàn Quốc. Trong đó, có nhóm mong muốn đi làm thời vụ nông nghiệp theo...

Bài đọc nhiều

Triển lãm tranh Mùa.1: Xoá đi những khác biệt về văn hoá

71 tác phẩm trong Triển lãm Mùa 1 của họa sĩ Siu Quý, Dương Ngọc Thăng và Đỗ Dũng đang trưng bày tại Hội Mỹ thuật TP.HCM cơ sở 2 (số 01 Einstein, phường Bình Thọ, TP Thủ Đức). Chương trình trưng bày tranh diễn ra từ nay đến 30-9. Hội hoạ là nghệ thuật của sự tĩnh lặng, tĩnh lặng để trăn trở, suy ngẫm về các góc khuất của cảm xúc con người mà thường ngày vì mưu...

Vinh danh 18 tập thể, cá nhân tại Giải thưởng Đào Tấn 2024

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thế Khoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, Trưởng ban Tổ chức giải, cho biết Giải thưởng Đào Tấn 2024 mang nhiều kỳ vọng khi nghệ thuật dân tộc đang chứng kiến những bước...

306 đội viên thiếu nhi tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II – 2024

Là một trong những đại biểu tham dự phiên họp giả định lần này, Thào Mí Phềnh - lớp 9A3, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lũng Chinh, Mèo Vạc, Hà Giang - cho biết vô cùng tự hào khi được tham dự, hy vọng sẽ góp một chút tiếng nói của học sinh đồng bào dân tộc H'Mông nói...

Người đàn ông U40 tìm được bạn gái như ý nhờ ‘chạy quảng cáo’ trên mạng xã hội

Người đàn ông sống tại Queens, New York (Mỹ), đã từ bỏ các ứng dụng hẹn hò vì thấy việc "quẹt" tìm đối tượng giống như mua sắm trực...

‘Phù thủy’ Jony Ive đang thiết kế mẫu smartphone có thể thay đổi ‘cuộc chơi’?

Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, Ive đã xác nhận rằng, ông đang làm việc với OpenAI để thiết kế ra một thiết bị mới. Jony Ive, người đã làm việc tại Apple trong nhiều thập kỷ cùng với Steve Jobs, được biết đến với nhiều thiết bị mang tính biểu tượng của Táo khuyết. Từ những chiếc iMac, iBook, iPod, iPhone cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, cho đến những chiếc máy...

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm ‘hỏa xa’ Đà Lạt

Tranh thủ được một buổi gọi là nhàn rỗi, nhóm chúng tôi gồm 5 người, quyết định bắt taxi đến đường Quang Trung, phường 10, TP Đà Lạt. Trời mưa nhẹ, nhưng khi chiếc xe taxi chở chúng...

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo

(NADS) - Nằm trong chuỗi hoạt động công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030 tầm nhìn đến năm 2050, sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức khánh thành đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng. Đây là tuyến nút giao giữa đường tạo lực và đường cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua xã Tân Long huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. ...

Văn hoá Quốc ẩm Việt trà thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế

Sáng ngày 24 tháng 9 năm 2024, hội nghị đối thoại hữu nghị lần 2 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm phát triển và ưu tiên hợp tác”. Chương trình có sự tham dự của Lãnh đạo Thành phố HCM, Bộ, ban, ngành lãnh đạo...

Malaysia Airlines chính thức khai trương đường bay Kuala Lumpur

Việc có thêm đường bay mới sẽ giúp nâng tổng số chuyến của các hãng bay từ Kuala Lumpur - Đà Nẵng lên 28 chuyến mỗi tuần.

Lý do người dùng Z series chọn gói điện thoại Samsung Care+

Giá trị gói bảo hành siêu hấp dẫn Đắn đo không biết có nên mua thêm bảo hành mở rộng cho thiết bị công nghệ mới hay không là tâm lý khá phổ biến hiện nay. Hiểu rõ điều này, chương trình bảo hành Samsung Care+ mang đến nhiều đặc quyền hấp dẫn, hứa hẹn mang lại một lựa chọn “cực hời” khi mua sắm sản phẩm của hãng. Cụ thể, khi mua Samsung Galaxy Z Fold/Flip 6 ở thời...

Mới nhất

Yếu tố quan trọng giúp nông sản rộng đường xuất khẩu

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong và ngoài nước Lào Cai: Kết nối chuỗi, nâng cao giá trị nông sản Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nửa đầu năm 2024, toàn tỉnh Tây Ninh đã...

Khẩn trương hoàn thiện hai đề án phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM

(Chinhphu.vn) - Chiều 24/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ ba của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TPHCM.   Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lãnh đạo TP. Hà Nội và...

Công bố Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP Hồ Chí Minh

Chiều 24/9, trong khuôn khổ sự kiện Đối thoại Hữu nghị TP Hồ Chí Minh lần thứ 2 năm 2024, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP Hồ Chí Minh, đánh dấu mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa TP Hồ Chí Minh và các địa phương, đối...

Trải nghiệm ‘hỏa xa’ Đà Lạt

Tranh thủ được một buổi gọi là nhàn rỗi, nhóm chúng tôi gồm 5 người, quyết định bắt...

Trường Chính trị tỉnh Bình Dương được công nhận đạt chuẩn mức 1

Chiều 24/9, tại Bình Dương, Tỉnh ủy Bình Dương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đạt chuẩn mức 1. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn...

Mới nhất