Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTừng tiêm vắc xin AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm ‘cục máu...

Từng tiêm vắc xin AstraZeneca, có cần xét nghiệm tìm ‘cục máu đông’?


Cán bộ y tế làm việc tại phòng xét nghiệm - Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Cán bộ y tế làm việc tại phòng xét nghiệm – Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Xét nghiệm để tìm “cục máu đông”?

Một bác sĩ đăng lên trang cá nhân với nội dung: “Hoang mang vì đã tiêm vắc xin AstraZeneca? Hãy đi xét nghiệm D-Dimer để xem có bị hình thành cục máu đông hay không. Nếu có thì uống thuốc tan cục máu. Vậy thôi.

Không phải chỉ người tiêm vắc xin mà những người đã từng nhiễm COVID-19 đều có khả năng bị cục máu đông. Đến phòng khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho xét nghiệm D-Dimer tìm tình trạng có cục máu đông”.

Ngay khi thông tin này được đăng tải, nhiều chuyên gia cho rằng việc thực hiện một xét nghiệm khi không có biểu hiện lâm sàng là điều không cần thiết. Thậm chí, thông tin này còn khiến người dân hoang mang, đổ xô đi xét nghiệm gây tốn kém.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam – chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM – cho rằng việc khuyến cáo xét nghiệm D-Dimer để tìm cục máu đông với người không thuộc nhóm nguy cơ, không có biểu hiện lâm sàng như khuyến cáo trên là chưa chính xác, dễ làm người dân hoảng sợ, đổ xô đi xét nghiệm.

PGS Nam cho biết xét nghiệm D-Dimer là một xét nghiệm phổ biến, giá thành trung bình, được thực hiện tại hầu hết các phòng xét nghiệm.

Dù phổ biến nhưng người bệnh chỉ được thực hiện xét nghiệm D-Dimer khi bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định.

Theo đó, bác sĩ sẽ đo tim mạch người bệnh. Khi có dấu hiệu thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt có các dấu hiệu lâm sàng (đau nặng ngực phía bên trái, đau nhói dọc theo cánh tay bên trái, mệt, khó thở, vã mồ hôi…) thì mới thực hiện thêm xét nghiệm D-Dimer và cho kết quả chính xác.

“Với người có sức khỏe bình thường, khi xét nghiệm D-Dimer thường cho ra kết quả sai lệch, từ đó dễ gây hoang mang, lo lắng thêm”, bác sĩ Nam khuyến cáo.

BS Đoàn Dư Mạnh – thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam – cũng cho rằng không nên lạm dụng xét nghiệm gây tốn kém, hoang mang trong dư luận.

“Chỉ khi người dân có biểu hiện lâm sàng mới nên thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán. Bên cạnh đó, xét nghiệm chỉ là một phần, khi phát hiện bất thường cần tiến hành các chụp chiếu khác để xác định vị trí, mức độ huyết khối mới có biện pháp điều trị phù hợp. Không phải huyết khối nào cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị.

Tốt nhất, người dân khi nhận thấy bất thường về sức khỏe nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Đồng thời, khám sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn biến sức khỏe, điều trị ổn định bệnh lý nền. Nên duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để tăng cường sức khỏe”, BS Mạnh khuyến cáo.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn

Trước đó, từ tháng 4-2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Theo Bộ Y tế, biểu hiện lâm sàng của hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối thường xuất hiện trong vòng 4 – 28 ngày sau tiêm vắc xin COVID-19.

Các triệu chứng giảm tiểu cầu, huyết khối thường gặp sau tiêm như đau đầu dai dẳng; đau bụng; đau, phù chi dưới; chảy máu, xuất huyết dưới da; đau đầu dữ dội; khó thở, co giật; đau bụng dữ dội, dấu hiệu thần kinh khu trú, nhìn mờ, nhìn đôi; xuất huyết tạng…

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi có những triệu chứng này cần thực hiện các xét nghiệm xác định số lượng tiểu cầu, đông máu cơ bản; D-Dimer (nếu có); siêu âm/Doppler mạch, X-quang, CT (nếu có); thăm dò khác tìm nguyên nhân và được sự tham vấn của chuyên gia.

Chia sẻ về tác dụng phụ gây xuất hiện huyết khối (cục máu đông) của vắc xin COVID-19 AstraZeneca, ông Phạm Quang Thái – trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương – khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang.

“Tại Việt Nam đã có hàng chục triệu liều vắc xin của AstraZeneca được tiêm chủng nhưng chỉ mới ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng phụ liên quan đến huyết khối sau tiêm.

Đây là một tỉ lệ vô cùng thấp. Do đó, hiện vẫn chưa có khuyến cáo những người tiêm vắc xin có nguy cơ huyết khối cao hơn so với những người không tiêm.

Bên cạnh đó, vấn đề huyết khối đã ghi nhận cơ bản chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm vắc xin. Trong khi đó, vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được tiêm chủng tại Việt Nam khá lâu và đến nay không ghi nhận thêm bất cứ trường hợp nào có phản ứng bất lợi sau tiêm.

Do đó, người dân đã tiêm vắc xin không nên hoang mang, lo lắng về tác dụng phụ của vắc xin”, ông Thái khuyến cáo.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tung-tiem-vac-xin-astrazeneca-co-can-xet-nghiem-tim-cuc-mau-dong-20240503170019693.htm

Cùng chủ đề

Công ty Nhôm Đắk Nông tổ chức hội thi an toàn vệ sinh lao động năm 2024

DNVN – Hội thi an toàn vệ sinh lao động là dịp để Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất. ...

Phát hiện khung thời gian con người ngủ ngon nhất

'Chúng ta thường được khuyên nên ngủ đủ giấc, từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, nhưng đi ngủ giờ nào là tốt nhất cho sức khỏe?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung...

Lo âu kéo dài gây tổn hại tim như thế nào?

Lo âu là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện trước các nguy cơ trong cuộc sống. Lo âu nếu kéo dài không chỉ khiến tâm trí dễ rơi vào trạng thái quá tải mà còn tác động tiêu cực...

TP.HCM: Tránh bỏ sót trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi

Trong ngày 19-10, thành phố ghi nhận 7 ca sốt phát ban nghi sởi được báo cáo (1 ca sởi xác định phòng xét nghiệm, 6 ca sởi nghi ngờ lâm sàng), có 4/22 quận, huyện, TP có số ca sốt phát ban nghi sởi bao gồm quận 10 (1 ca), quận Bình Tân (1 ca), quận Gò Vấp (2 ca), huyện...

Cần chấm dứt việc bệnh nhân có bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc bên ngoài

Trao đổi sau đó, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết Bộ Y tế đã ban hành thông tư để hướng dẫn về quy định đấu thầu thuốc cho các cơ sở y tế thực hiện. Từ đó sở này đã chỉ đạo các cơ sở y tế công lập thực hiện hiệu quả kịp thời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực rèn luyện khẳng định mình

Ngày hội "Học sinh 3 rèn luyện" TP.HCM sáng 9-11 tại Trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (quận 8) diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi. Dịp này, tọa đàm "Thực trạng và giải pháp đổi mới, thúc đẩy phong trào...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Thương mại Việt – Mỹ thời Trump 2.0: Biến nguy thành cơ

Băn khoăn và trăn trở là những cảm xúc của hai đại sứ khi nói về các chính sách thương mại của ông Trump sau khi vào Nhà Trắng tại tọa đàm về kết quả bầu cử Mỹ do Tuổi Trẻ Online tổ chức. Song, cần biết biến 'nguy thành cơ'. ...

Ông Trump thắng tất cả bang chiến trường, ‘màu đỏ’ phủ rộng khắp nước Mỹ

Ông Trump vừa giành thêm chiến thắng ở bang Arizona, đánh dấu lần đầu tiên ông giành chiến thắng ở tất cả các bang chiến trường của một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump và phu nhân tại tiệc mừng chiến thắng ở Florida ngày 6-11 (giờ Mỹ) - Ảnh: AFP Theo tính toán kết quả bầu cử tổng thống Mỹ được trang Edison Research công bố sáng 10-11 (giờ Việt Nam), ông Donald Trump...

Tuổi Trẻ Start-up Award 2024: Để xây dựng thương hiệu mà cả thế giới muốn dùng

Talkshow 'Xây dựng thương hiệu ngay từ vạch xuất phát' trong khuôn khổ Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 mang đến những chia sẻ vừa thực tế vừa mang đầy cảm hứng khởi nghiệp cho các start-up còn non trẻ và cả những bạn trẻ đang có mong muốn khởi nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

4 mẹo chọn thực phẩm ăn sáng ngăn đường huyết tăng

Chọn thực phẩm giàu chất xơChất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, dẫn đến phản ứng đường huyết diễn ra chậm hơn. Chúng ta không nhất thiết phải ăn ít carbohydrate vào bữa sáng, hãy chọn những loại carbohydrate có nhiều chất xơ như quả mọng, bánh mì nướng nguyên cám, quả bơ và đậu...Thêm proteinCác nguồn protein như trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc thịt nạc làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm lượng...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Tác dụng không ngờ khi bạn uống nước cam mỗi ngày

Không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, nước cam còn có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận. ...

Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàng

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. Tin mới y tế ngày 8/11: Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàngBộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. ...

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý đái tháo đường

Đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng đáng báo động tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam. ...

‘Bài thuốc’ sống thọ miễn phí có sẵn từ tự nhiên, thực hiện để trẻ lâu và mạnh khỏe

Để mạnh khỏe và trẻ đẹp đôi khi rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày bỏ ra chút thời gian để thực hiện một vài phương pháp đơn giản sẵn có để thải độc, điều chỉnh toàn diện thân tâm, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết sẽ hỗ trợ để khỏe đẹp và trường thọ. ...

Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì tự ý dùng thuốc đông y tăng cân

Bé trai suy tuyến thượng thận do cha mẹ tự ý sử dụng thuốc được giới thiệu là "thuốc Đông y gia truyền hỗ trợ tăng cân". Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì tự ý dùng "thuốc đông y tăng cân"Bé trai suy tuyến thượng thận do cha mẹ tự ý sử dụng thuốc được giới thiệu là "thuốc Đông y gia truyền hỗ trợ tăng cân". ...

Mới nhất

Tác dụng không ngờ khi bạn uống nước cam mỗi ngày

Không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, nước cam còn có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận. ...

Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàng

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. Tin mới y tế ngày 8/11: Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàngBộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh...

Bão số 7 mạnh cấp 14, giật cấp 17

(ĐCSVN) - Bão số 7 (Yinxing) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335 km về phía Bắc Đông Bắc, với sức gió gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, biển động giữ dội. ...

cơ hội trong thách thức

Các nhà sản xuất trong nước đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển những dòng kính mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và tính năng kỹ thuật. Nhiều thách thức Chuyên gia về vật liệu xây dựng, thạc sĩ Phạm Ngọc Trung nhìn nhận, thị trường kính xây dựng ở...

Mới nhất