Nền kinh tế Trung Quốc đã thành công đáng kể trong việc chống chọi với cú sốc kép là đại dịch Covid-19 và sự sụp đổ của thị trường bất động sản. Tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không mạnh như trước nhưng cũng không tệ như người ta lo ngại.
Với việc bất động sản – động lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm – sụp đổ này cũng đủ đẩy nền kinh tế vào suy thoái nghiêm trọng. (Nguồn: Bloomberg) |
Tuy nhiên, tác động từ cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 có thể là vấn đề mới của nền kinh tế Trung Quốc.
Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hội nghị Trung ương 3), kéo dài 4 ngày do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì (từ ngày 15-18/7), là cơ hội lớn để các nhà chức trách “gia cố” nền kinh tế trước khi những đợt “sóng xung kích” đó ập đến.
3 nền tảng quan trọng
Khi công bố dữ liệu kinh tế quý II/2024 vào ngày Hội nghị Trung ương 3 bắt đầu, chính phủ Trung Quốc một lần nữa tiết lộ, mức độ suy giảm bất động sản tồi tệ như thế nào. Doanh số bán hàng đã giảm gần một nửa so với mức đỉnh điểm vào cuối năm 2020. Xây dựng mới đã giảm tới hơn 70%.
Với việc bất động sản – động lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm – sụp đổ cũng đủ đẩy nền kinh tế vào suy thoái nghiêm trọng. Nhưng đây không phải là khó khăn duy nhất mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt.
Bên cạnh đó, chính phủ nước này còn phải nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, khiến niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm – ngay cả ngày nay, doanh số bán lẻ vẫn thấp hơn nhiều so với xu hướng trước đại dịch.
Những vấn đề này chắc chắn đã làm giảm tốc độ tăng trưởng, nhưng đáng ngạc nhiên là không hoàn toàn làm chệch hướng nền kinh tế.
Số liệu về chỉ số quản lý sức mua đã giữ ở mức khoảng 50 (không mở rộng cũng không thu hẹp) và sản xuất công nghiệp đã tăng nhanh như ngay trước khi đại dịch xảy ra. Mức tiêu thụ thực tế không yếu như doanh số bán lẻ phản ánh. Những lực lượng này không bù đắp một cách chính xác, nhưng cho thấy một bức tranh khác với sự suy thoái rõ ràng mà người ta thường tưởng tượng.
Theo Nikkei Asia, có 3 nền tảng giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vượt khó.
Thứ nhất, chính sách tiền tệ. Không có dấu hiệu nào cho thấy, nền kinh tế lớn nhất châu Á đã mắc kẹt trong bẫy tăng giá tiền tệ thực. Đây vốn là yếu tố chính gây ra tình trạng bất ổn về cơ cấu của Nhật Bản.
Tỷ giá thực tế đồng Yen-USD đã tăng lên mức khổng lồ 65% trong 5 năm sau khi bong bóng Nhật Bản sụp đổ vào cuối những năm 1980. Ngược lại, trong khi thị trường bất động sản Trung Quốc rơi tự do vào năm 2021, tỷ giá thực NDT/USD đã mất giá và hiện thấp nhất kể từ năm 2013.
Thứ hai, sản xuất thành công. Ở Nhật Bản, không chỉ các lĩnh vực nội địa gặp khó khăn vào những năm 1990, mà cả ngành công nghiệp điện tử từng dẫn đầu thế giới trước đây của nước này cũng vậy. Một phần vì đồng NDT yếu, hiện tượng này không còn lặp lại ở Trung Quốc ngày nay.
Trên thực tế, thay vì lĩnh vực sản xuất đủ yếu để kéo tăng trưởng trong nước xuống, rủi ro đối với Trung Quốc là xuất khẩu quá mạnh, thậm chí còn thu hút nhiều áp lực bảo hộ toàn cầu hơn.
Thứ ba, mức tiêu dùng đã phục hồi về xu hướng trước đại dịch, chỉ đạt hơn 39% GDP vào năm 2023 – mức cao nhất kể từ năm 2006. Sự phục hồi đó liên quan đến việc chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ và do đó không được phản ánh bởi doanh số bán lẻ, thước đo chủ yếu cho chi tiêu vào hàng hóa.
Đã có sự thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng kể từ năm 2020, nhưng đó không phải là tiêu dùng ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn. Nói chính xác, sự thay đổi đáng kể hơn là ở hình thức tiết kiệm, chuyển từ mua bất động sản sang hình thức an toàn khi gửi tiền ngân hàng.
“Cái giá phải trả”
Mặc dù không phải là kết quả tồi trong hoàn cảnh này, nhưng tình trạng rối loạn vĩ mô này cũng đi kèm với những “cái giá phải trả”.
Tổng nhu cầu vẫn chưa đủ mạnh để nâng giá, với lạm phát được kiềm chế một phần nhờ dòng tiền quay trở lại ngân hàng. Tăng trưởng về mặt danh nghĩa đặc biệt yếu, đây là vấn đề khó khăn khi mức nợ quá cao. Điều này cũng gây áp lực giảm lãi suất danh nghĩa và qua đó lên tiền tệ – những sức ép mà ngân hàng trung ương đang tìm cách chống lại.
Ở thời điểm hiện tại, cuộc bầu cử Mỹ trở nên quan trọng. Nếu Đảng Dân chủ giữ được Nhà Trắng, quan hệ Mỹ-Trung có thể sẽ không cải thiện nhiều nhưng sẽ giảm nguy cơ áp thuế cao ngất ngưởng đối với mọi thứ.
Tuy nhiên, nếu ông Donald Trump thắng cử, có khả năng áp lực lên tiền tệ sẽ trở nên quá mạnh.
Rủi ro đầu tiên là mất giá, khi các nhà đầu tư tìm hiểu về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vừa qua. Tuy nhiên, chính quyền ông Trump nhiệm kỳ hai không có vẻ chỉ đưa ra mức thuế cao hơn – Nikkei Asia dự báo. Lần này, trọng tâm dường như tập trung vào việc tạo ra một đồng USD yếu hơn. Để điều đó xảy ra, NDT và các đồng tiền châu Á khác sẽ phải tăng giá.
Với sức mạnh xuất khẩu và mục tiêu thường xuyên của Bắc Kinh là nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên mức nước giàu vào năm 2035, việc tăng giá NDT cuối cùng là vì lợi ích của Trung Quốc. Nhưng đó không phải là trường hợp bây giờ.
Lạm phát vốn đã yếu sẽ bị đẩy xuống thấp hơn do đồng tiền tăng giá, đe dọa chính xác kiểu siết chặt tiền tệ mạnh theo tỷ giá thực từng “càn quét” ở Nhật Bản và Trung Quốc đã tránh được cho đến thời điểm này.
Không có dấu hiệu nào cho thấy, nền kinh tế lớn nhất châu á đã mắc kẹt trong bẫy tăng giá tiền tệ thực. (Nguồn: Stockphoto) |
Cơ hội lớn và đề xuất hấp dẫn
Hội nghị Trung ương 3 vừa kết thúc có lẽ là cơ hội lớn của Bắc Kinh để ngăn chặn những rủi ro này bằng cách chứng minh cho các thị trường thấy rằng, tăng trưởng danh nghĩa sẽ không tiếp tục đi xuống thấp hơn bao giờ hết.
Đề xuất hấp dẫn nhất được các nhà kinh tế ở Bắc Kinh đề xuất trước cuộc họp là một gói cải cách nhằm cho phép đô thị hóa hoàn toàn khoảng 300 triệu người di cư từ nông thôn.
Điều đó sẽ mang lại cách sử dụng mang tính xây dựng đối với lượng lớn tài sản chưa bán được, thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và dường như cũng phù hợp với tinh thần thịnh vượng chung.
Với nền kinh tế đã có một số lĩnh vực thế mạnh, sẽ là hợp lý khi hy vọng rằng một gói như vậy sẽ tạo ra sự phục hồi về niềm tin, lạm phát và lãi suất. Cùng với nhau, những thay đổi này sẽ đưa nền kinh tế vào vị thế tốt hơn nhiều để đối phó với áp lực bên ngoài dường như ngày càng có khả năng xảy ra trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử Mỹ.
Điều đáng khích lệ là nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 được đưa ra vào cuối tuần đã cam kết hành động để đảm bảo người lao động nhập cư “được hưởng các quyền giống nhau” như cư dân thành thị trong các lĩnh vực như bảo hiểm xã hội và giáo dục.
Tuy nhiên, lời hứa đó cần được hỗ trợ bằng sự hỗ trợ tài chính từ chính quyền trung ương dành cho chính quyền địa phương dự kiến sẽ cung cấp các dịch vụ công đó. Sự hỗ trợ như vậy sẽ mang lại cho nền kinh tế một lực đẩy lạm phát rõ ràng hơn, một sự thay đổi càng quan trọng hơn trong bối cảnh những thay đổi bên ngoài đang đe dọa chấm dứt tình trạng hỗn loạn trong 18 tháng qua!
Nguồn: https://baoquocte.vn/tung-manh-me-vuot-cu-soc-kep-trung-quoc-sap-don-them-song-xung-kich-co-hoi-lon-mo-ra-280031.html