Trang chủNewsThời sựTừng bước hình thành 'hệ sinh thái' công nghiệp năng lượng tái...

Từng bước hình thành ‘hệ sinh thái’ công nghiệp năng lượng tái tạo


Từng bước hình thành 'hệ sinh thái' công nghiệp năng lượng tái tạo - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đầu tư cho nguồn điện để dẫn dắt kinh tế, định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm kinh tế – Ảnh: VGP

Đến năm 2050 không còn điện than

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5-7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050. Tiêu chí kỳ vọng xác xuất mất tải 12 giờ/năm, tương ứng với độ tin cậy cung cấp điện đạt 99,86% (tương đương với các nước trên thế giới).

Tổn thất điện năng toàn hệ thống năm 2030 khoảng 6% và năm 2050 là 5%… Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; mức thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt 204-205 triệu tấn năm 2030 và khoảng 27-31 triệu tấn năm 2050; thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi, đảm bảo mục tiêu 100% hộ dân có điện vào năm 2030…

Về cơ cấu nguồn điện, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện là 158.244 MW (không bao gồm xuất khẩu). Trong đó, thủy điện chiếm 18,5%, nhiệt điện than 19%, nhiệt điện khí trong nước 9,4%, nhiệt điện 14,2%, nhiệt điện gió trên bờ 13,8%, điện mặt trời 13% (được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất)…

Định hướng đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 490.005-573,.000 MW, thủy điện chiếm 6,3-7,3%, không còn sử dụng than để phát điện, nhiệt điện sử dụng sinh khối 4,5-6,6%, điện gió ngoài khơi 14,3-16%…

Bộ Công Thương cũng đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch liên quan đến đảm bảo an ninh cung cấp điện; pháp luật và chính sách; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai; khoa học và công nghệ; sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; hợp tác quốc tế; tăng cường năng lược trong nước, nội địa hóa thiết bị ngành điện, xây dựng phát triển ngành cơ khí điện; giá điện; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch…

Quy hoạch cũng đã đề ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí.

Các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao tư duy đổi mới trong Quy hoạch điện VIII về phát triển các dự án năng lượng tái tạo ưu tiên sử dụng tại chỗ để giảm áp lực lên hệ thống truyền tải; quy hoạch mở trong phát triển các nguồn điện, trung tâm năng lượng ở những khu vực nhiều tiềm năng; lộ trình, tiêu chí loại bỏ các nhà máy nhiệt điện hiệu suất thấp, khả năng chuyển đổi kém.

Tuy nhiên, một số đại biểu cũng cho rằng, khi triển khai Quy hoạch cần tập trung thúc đẩy các dự án chậm tiến độ nhiều năm; có chính sách ưu tiên về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vốn,…  bảo đảm các dự án điện triển khai đúng tiến độ; sớm thực hiện quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi mà Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn so với các nước trong khu vực.

Lãnh đạo các bộ: KH&CN, NN&PTNT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đóng góp ý kiến về định hướng nghiên cứu công nghệ điện hạt nhân thế hệ mới, tính khả thi trong lộ trình thay thế điện than bằng năng lượng tái tạo, phương án hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng xanh…

Từng bước hình thành 'hệ sinh thái' công nghiệp năng lượng tái tạo - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn tiếp tục làm rõ những nguyên nhân khiến nhiều dự án điện theo Quy hoạch điện VII bị chậm tiến độ và đề ra giải pháp khắc phục – Ảnh: VGP

Bổ sung những điểm mới về tư duy, quan điểm

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm.

Quy hoạch điện VIII đánh giá toàn diện thực trạng Quy hoạch điện VII đã điều chỉnh, chỉ ra tồn tại, yếu kém từ chất lượng quy hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện, rút ra nhiều bài học về kỷ luật, kỷ cương, tính đồng bộ, trách nhiệm trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Bên cạnh việc cập nhập các số liệu sát với thực tiễn, nhu cầu phát triển, Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn tiếp tục làm rõ những nguyên nhân khiến nhiều dự án điện chậm tiến độ, có giải pháp khắc phục trên cơ sở xác định “quy hoạch điện không phải là quy hoạch tổng thể, mà liên quan đến quy hoạch vùng, địa phương, đất đai, nguồn lực, cơ chế thực hiện”.

Về quan điểm phát triển, Phó Thủ tướng cho rằng Quy hoạch điện VIII cần bổ sung những điểm mới về tư duy, tiến bộ khoa học-công nghệ nhằm giải quyết các thách thức đặt ra trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (net zero), chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đánh thuế carbon với hàng hoá sản xuất sử dụng năng lượng hoá thạch…

“Đây là xu thế tất yếu, cơ hội để Việt Nam hội nhập, chuyển đổi thành công nền kinh tế, tạo được ưu thế trên thị trường thương mại tự do, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết”, Phó Thủ tướng nói.

Đối với các kịch bản được nêu trong Quy hoạch, Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ hơn tính khả thi về công nghệ, hiệu quả tổng thể (nguồn điện, an toàn hệ thống truyền tải, phụ tải…), giải pháp và cơ chế đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các trung tâm công nghiệp, cụm kinh tế trọng điểm, người dân…, nhất là trường hợp nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến, không có trong quy hoạch.

“Trong trường hợp nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng lên, hoặc để đạt mục tiêu cấp điện cho 100% người dân thì cần có cơ chế phù hợp cho điện áp mái, hoặc cơ chế sản xuất và tiêu thụ năng lượng tái tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp sản xuất”, Phó Thủ tướng gợi mở.

Thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển nguồn điện, hạ tầng truyền tải

Nhấn mạnh quan điểm “đầu tư cho nguồn điện để dẫn dắt kinh tế, định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm kinh tế”, Phó Thủ tướng cho rằng, Quy hoạch phải có tiêu chí, “công cụ” để xác định kế hoạch chi tiết về lộ trình, địa điểm, nhu cầu sử dụng điện, dự án ưu tiên… dựa trên hiệu quả kinh tế; tính tối ưu tổng thể giữa nguồn, hạ tầng truyền tải và phụ tải; giải pháp tiêu thụ điện linh hoạt; sự phát triển các công nghệ mới…

“Quy hoạch điện VIII phải đặt trong mối quan hệ tương tác với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, tích hợp trong quy hoạch sử dụng đất, có cơ chế lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thu hút nguồn vốn đầu tư công, đầu tư tư nhân (trong nước và nước ngoài) trong phát triển nguồn điện nhưng vẫn phải bảo đảm an ninh, quốc phòng”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Trong phát triển hạ tầng truyền tải, Phó Thủ tướng cho rằng cần thúc đẩy hợp tác công tư, “đầu tư công quản trị tư, đầu tư tư quản trị công”, nghiên cứu phương án bán điện trực tiếp… “bảo đảm an ninh năng lượng bằng nhiều nguồn, hạ tầng truyền tải điện”.

Từng bước hình thành 'hệ sinh thái' công nghiệp năng lượng tái tạo - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng yêu cầu cập nhật những vấn đề về chuyển đổi năng lượng công bằng kết hợp giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào Quy hoạch điện VIII – Ảnh: VGP

Chuyển đổi năng lượng công bằng là giải pháp, mục tiêu quan trọng

Phân tích về những mục tiêu, giải pháp và điều kiện thực hiện trong Thoả thuận về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam với các nước G7 và các đối tác quốc tế, Phó Thủ tướng đề nghị cập nhật những nội dung này vào Quy hoạch điện VIII trên tinh thần khi có công nghệ, phương pháp quản trị, chi phí giá thành phù hợp… sẽ thực hiện chuyển đổi các dự án năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu.

Bộ Công Thương, ngành điện nghiên cứu sâu, bổ sung những vấn đề liên quan đến chuyển đổi năng lượng công bằng kết hợp giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, như: Thu giữ carbon, trồng rừng, các nguồn tài chính xanh (tín chỉ carbon, trái phiếu xanh), sản xuất, lưu trữ, sử dụng hydro xanh, amoniac xanh; công nghệ điện hạt nhân thế hệ mới…

Đồng thời, có chính sách để các doanh nghiệp năng lượng lớn của Việt Nam thí điểm hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, từng bước làm chủ công nghệ, sản xuất thiết bị, hạ tầng truyền tải để hình thành “hệ sinh thái” công nghiệp năng lượng tái tạo hoàn chỉnh gắn với gắn với các khu công nghiệp tập trung, phát triển Việt Nam thành trung tâm năng lượng tái tạo trong trục truyền tải năng lượng tái tạo châu Á-Thái Bình Dương.

“JETP là giải pháp quan trọng về tài chính, công nghệ, là mục tiêu cần đạt được trong thực hiện Quy hoạch điện VIII”, Phó Thủ tướng nói.

Từ các ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo bộ, ngành tại cuộc họp, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII thực tế, có cơ sở khoa học, điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, chính sách, quan tâm xử lý rác thải phát sinh từ các dự án năng lượng tái tạo.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, QUTW, BQP vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND...

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ...

Tàu lớn nhất thế giới sử dụng công nghệ đẩy bằng năng lượng gió

Interesting Engineering hôm 19/12 đưa tin tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày...

(Bqp.vn) - Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

Ngành Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, đồng lòng hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định sẽ cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, viên chức người lao động, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ. ...

Những hình ảnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Ngành TN&MT hướng về địa phương, nỗ lực giải quyết vướng mắc trong thực tiễn

(TN&MT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu đã tham luận, nêu bật những chuyển biến về xây dựng, triển khai chính sách pháp luật của ngành trong năm qua. ...

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12. ...

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

(ĐCSVN) - Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Tái hiện “Con đường lịch sử” hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Kinhtedothi - Tối 21/12, Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Thủ tướng...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội gặp mặt các chức sắc Công giáo, Tin lành

Kinhtedothi - Tối 21/12, nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024 và đón chào năm mới 2025, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, chúc mừng các chức sắc Công giáo và Tin lành trên địa bàn thành phố. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó...

Mới nhất

4 nguyên nhân bất ổn khiến nhịp tim đập dồn dập

Tim đập nhanh là tình trạng mà tim đột ngột đập mạnh hơn, nhanh hơn hay nhịp tim không đều. Người mắc có...

Miss Charm 2024: Quỳnh Nga đoạt á hậu 2, đại diện Malaysia đăng quang

Chung kết Miss Charm 2024 (Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế) diễn ra tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TPHCM với màn tranh tài của 37 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga đoạt á hậu 2. Ngôi vị hoa hậu chính thức gọi tên Rashmita Rasindran - đại diện đến từ...

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12....

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

(ĐCSVN) - Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm...

Mới nhất