Trang chủNewsNhân quyềnTư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người


Tôn trọng, bảo vệ quyền con người là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

(Ảnh: Nguyễn Hồng)
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến bảo vệ quyền con người đối với phụ nữ, trẻ em và các nhóm yếu thế khác. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Không chỉ là di sản tinh thần to lớn, có giá trị định hướng cho hoạt động của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, tư tưởng về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đóng góp vào các giá trị chung về quyền con người của nhân loại.

Quyền con người gắn liền với quyền dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa quyền tự do cá nhân với độc lập dân tộc. Người hiểu rõ, một dân tộc bị nô lệ thì người dân ở đó không thể có tự do, không thể có quyền con người. Vì thế, khát vọng cháy bỏng của Người trước hết là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh giành quyền tự do, dân chủ của nhân dân phải gắn liền với đấu tranh giành độc lập dân tộc; nói cách khác, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là điều kiện quan trọng nhất để bảo đảm quyền con người. Do vậy, Người nhiều lần khẳng định: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”; “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (1); “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO” (2) …

Nét đặc sắc trong cách tiếp cận về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ ngay trong bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ (năm 1945), khi dẫn quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh hạnh phúc trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Từ chỗ là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, Người nâng lên thành quyền đương nhiên của mọi quốc gia – dân tộc, bằng cách suy rộng ra: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (3).

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; muốn có quyền con người thì phải giành độc lập dân tộc, nhưng khi giành được độc lập, các quốc gia phải có trách nhiệm bảo đảm cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho tất cả người dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (4). Người nhấn mạnh: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” (5). Như vậy, độc lập dân tộc là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng là tự do, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

Quyền con người phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao việc bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân. Ngay từ năm 1919, trong Bản Yêu sách của nhân dân An Nam, Người đã yêu cầu: “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu..; Tự do báo chí và tự do ngôn luận…; Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ…” (6).

Để bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch và triển khai hàng loạt nhiệm vụ, như tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc, thành lập Chính phủ và ban hành Hiến pháp.

Bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam – do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Trưởng ban soạn thảo, cùng sự tham gia đóng góp ý kiến của những nhà cách mạng và nhân sĩ, trí thức nổi tiếng, được Quốc hội thảo luận kỹ và được thông qua với đa số tán thành – không chỉ thể hiện trí tuệ tập thể, mà còn là sự đồng tâm, đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân trong xây dựng một xã hội mới ở Việt Nam.

Trong Hiến pháp năm 1946, Chương “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” đứng vị trí thứ hai, điều này thể hiện sự đề cao, coi trọng của Nhà nước ta trong việc ghi nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nội dung Chương “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” bao gồm: về nghĩa vụ, công dân Việt Nam có các nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật và nghĩa vụ đi lính; về quyền lợi, lần đầu tiên trong lịch sử Hiến pháp đã ghi nhận quyền bình đẳng của công dân Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, đồng thời khẳng định mọi công dân đều có thể tham gia vào chính quyền và công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài ra, Hiến pháp năm 1946 cũng quy định “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi mặt”. Các quy định này của Hiến pháp năm 1946 đã mở ra cơ sở xã hội rộng rãi để người dân có thể tham gia vào việc xây dựng chính quyền và thực hiện các công việc của đất nước, đồng thời thể hiện tư tưởng tiến bộ trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân.

Xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những chỉ dẫn quan trọng đối với Đảng, các tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên về trách nhiệm đối với việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người cho người dân. Người nhấn mạnh: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” (7). Do đó, nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ là phải:

“1. Làm cho dân có ăn

2. Làm cho dân có mặc

3. Làm cho dân có chỗ ở

4. Làm cho dân có học hành” (8)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” (9); “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân” (10). Theo Người, bản chất của chế độ dân chủ là: Nhân dân là “chủ”, còn Chính phủ là “đày tớ” của nhân dân. Người đặc biệt coi trọng về một chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Đây là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người; đồng thời, thể hiện sự sáng tạo lý luận của Người, mà trước đó, chưa nhà tư tưởng, chính trị nào đề cập một cách sâu sắc như vậy. Ngày nay, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người vẫn luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân.

Quan tâm đặc biệt đến bảo vệ quyền con người cho các nhóm người yếu thế

Trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo về thực tiễn xây dựng xã hội mới, trong đó có thành tựu bảo vệ quyền con người đối với phụ nữ, trẻ em và các nhóm yếu thế khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chia sẻ những thiệt thòi mà phụ nữ phải chịu đựng và kiên trì nâng cao nhận thức xã hội về việc đẩy lùi thái độ coi thường, áp bức phụ nữ, khuyến khích xã hội thực hiện quyền bình đẳng, cả trong chiến tranh cũng như trong thời bình. Theo Người, “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau” (11).

Nhận thức rõ trẻ em là tương lai của đất nước, tiền đồ của dân tộc, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến các em nhỏ, cả về đời sống vật chất và tinh thần. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bác còn thường xuyên quan tâm nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể. Đối với người khuyết tật, Người cũng nhắc nhở, “tàn nhưng không phế”; mọi người đều được quan tâm và tạo điều kiện tham gia những công việc phù hợp.

Có thể thấy, nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền con người là một hệ thống thống nhất, biện chứng, bao quát trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người hết sức phong phú, đa dạng, là di sản tinh thần to lớn, “kim chỉ nam” có giá trị định hướng trong hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 4, tr. 534

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 130

(3), (4), (5), (8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 1, 64, 175, 175

(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 441

(7), (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 90, 518

(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 64-65

(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 260





Nguồn

Cùng chủ đề

Gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(Tổ Quốc) - Chiều 14.12 tại Hoàng thành Thăng Long, Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu tại Hội...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Phong trào ‘Người tốt-việc tốt’ đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành nét văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, góp phần xây dựng hình ảnh thành phố văn minh, lịch sự. Cách đây 76 năm (ngày 11/6/1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Thi đua ái quốc", chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Từ...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Với kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp, Dinh thự Vua Mèo là điểm đến yêu thích của du khách khi tới cao nguyên đá Hà Giang.

Ukraine ngạc nhiên với ý tưởng của Belarus, hội nghị hòa bình thứ 2 liệu có tương lai?

Ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Ukraine đã bác bỏ sáng kiến của Belarus để Minsk tham gia các cuộc hòa đàm Moscow-Kiev trong tương lai.

Pháp có động thái lớn ở Damascus, các nước châu Âu thi nhau tỏ “lòng thành”, EU bật mí một lý do

Các nước châu Âu như Italy, Đức, Pháp và Anh đều đã có những động thái thể hiện thiện chí với chính quyền mới của phe đối lập ở Syria, 10 ngày sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ và tị nạn ở Nga.

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mới nhất

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện, vận hành xuất sắc

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cấp cao vào Ban điều hành. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược củng cố đội ngũ lãnh đạo, nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao năng lực, tinh gọn, “vận hành xuất sắc”. LPBank bổ nhiệm 4 thành...

Rộ tin Honda và Nissan đàm phán sáp nhập, Tokyo cho dừng giao dịch cổ phiếu Nissan

Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo đã tạm dừng cho phép giao dịch cổ phiếu Nissan giữa thông tin hãng ô tô đàm...

Chuyển đổi số mở ra cơ hội mới cho giao lưu nhân dân Việt Nam – Ấn Độ

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cuộc cách mạng chuyển đổi số và sự phát triển của công nghệ đang mở ra nhiều cơ hội mới, hình thức mới để thúc đẩy hiệu quả giao lưu hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ thời gian tới. Chiều 17/12, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi...

Cao Bằng – Cơ hội bứt phá từ hạ tầng giao thông và logistics | Thị trường | Tài Chính

Tuyến cao tốc Cao Bằng-Lạng Sơn và công viên logistics đầu tiên của cả nước tại Lạng Sơn đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp Cao Bằng có thể bứt phá. ...

‘Tôi không hiểu tại sao nhiều người cứ bám trụ cơ quan nhà nước’

Gần 100 bình luận của độc giả gửi tới VietNamNet, trao đổi về nội dung bài viết "Những người sợ tinh giản thì không xứng đáng tiếp tục làm công chức". Trong những bình luận của độc giả, luồng ý kiến thứ nhất là đồng tình với TS Doãn Hữu Tuệ. Độc giả Quế Thương khẳng định chị có cùng quan...

Mới nhất