Trang chủNewsThế giớiTừ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ “thiết quân luật” từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.

Từ thiết quân luật đến luận tội
Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu trước công chúng tại Seoul vào ngày 14/12, sau khi Quốc hội ủng hộ luận tội. (Nguồn: Yonhap)

Lệnh thiết quân luật mà Tổng thống Yook Suk Yeol ban bố vào đêm muộn 3/12 chỉ kéo dài vỏn vẹn khoảng sáu tiếng đồng hồ. Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử đất nước Đông Bắc Á này trải qua tình trạng thiết quân luật.

Tại sao lại có thiết quân luật?

Theo báo Korea Times, Điều 77 Hiến pháp Hàn Quốc quy định, tổng thống có quyền ban bố thiết quân luật bằng cách huy động quân đội nhằm ứng phó với chiến tranh, thảm họa hoặc các tình trạng khẩn cấp quốc gia. Lệnh này được chia thành thiết quân luật an ninh và thiết quân luật khẩn cấp, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Thiết quân luật an ninh áp dụng khi xảy ra bất ổn nghiêm trọng như bạo loạn, chiến tranh hoặc thiên tai lớn. Trường hợp này, quân đội hỗ trợ chính phủ duy trì trật tự, các cơ quan dân sự vẫn hoạt động bình thường, dù chịu sự giám sát chặt chẽ.

Trong khi đó, thiết quân luật khẩn cấp được áp dụng khi hệ thống dân sự hoàn toàn không thể kiểm soát được tình hình, như trong thời chiến hoặc các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đe dọa an ninh quốc gia.

Lúc này, quyền lực quân sự có thể thay thế hệ thống quản trị dân sự, các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, hội họp và hoạt động chính trị bị đình chỉ trong khi quân đội kiểm soát trực tiếp truyền thông, tòa án cùng các cơ quan công quyền.

Dù thuộc loại nào, lệnh thiết quân luật phải được thông báo ngay lập tức cho Quốc hội và Quốc hội có quyền bãi bỏ nếu đa số nghị sĩ đồng ý.

Tình trạng thiết quân luật mà Tổng thống Yook Suk Yeol ban bố là loại khẩn cấp. Những người vi phạm thiết quân luật có thể bị bắt giam, khám xét mà không cần lệnh của tòa theo Điều 9 Đạo luật thiết quân luật. Tuy nhiên, lệnh thiết quân luật nhanh chóng bị Quốc hội Hàn Quốc bãi bỏ.

Công cụ củng cố quyền lực

Thống kê từ báo Korea Times cho thấy, kể từ khi chính phủ Hàn Quốc thành lập vào năm 1948, nước này đã trải qua tổng cộng 17 lần ban bố lệnh thiết quân luật theo khu vực và trên toàn quốc, hầu hết đều nhằm mục đích củng cố quyền lực chính trị hơn là giải quyết các khủng hoảng quốc gia thực sự.

Hàn Quốc trải qua thiết quân luật lần đầu tiên vào tháng 10/1948, khi Tổng thống Syngman Rhee ban bố nhằm đối phó cuộc nổi loạn vũ trang của Trung đoàn 14 thuộc Quân đội nước này. Lực lượng này từ chối lệnh dập tắt cuộc nổi dậy của người dân trên đảo Jeju, hay sự kiện Jeju 3/4. Sau đó, cùng năm, một lệnh thiết quân luật cũng được áp đặt ở đảo Jeju, dẫn đến vụ thảm sát dân thường khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Trong chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, chính quyền Hàn Quốc ban bố thiết quân luật trên toàn quốc, sau khi áp đặt lệnh này ở một số khu vực. Thiết quân luật được áp dụng trong cuộc Cách mạng 19/4/1960 để ngăn cản các cuộc biểu tình do sinh viên nổi dậy chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Syngman Rhee. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Syngman Rhee đã 10 lần ban bố thiết quân luật.

Năm 1961, ông Park Chung Hee tiến hành đảo chính quân sự, thành lập chính quyền và ban bố lệnh thiết quân luật thứ 11 trong lịch sử Hàn Quốc. Năm 1964, ông tiếp tục ban bố lệnh này tại Seoul để dẹp biểu tình chống việc bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản. Đến năm 1972, ông áp đặt thiết quân luật toàn quốc để thông qua Hiến pháp Yushin.

Năm 1979, sau các cuộc biểu tình dân chủ Busan-Masan, lệnh thiết quân luật được ban hành ở Busan và Nam Gyeongsang. Sau vụ ám sát Tổng thống Park Chung Hee vào tháng 10/1979, thiết quân luật khẩn cấp được áp dụng toàn quốc (trừ đảo Jeju) kéo dài 440 ngày, mở đường cho chế độ quân sự của Tổng thống Chun Doo Hwan.

Năm 1980, ông Chun Doo Hwan mở rộng thiết quân luật để ứng phó Phong trào dân chủ hóa Gwangju, khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Sau khi Hàn Quốc chuyển từ chế độ quân sự sang dân chủ vào những năm 1980, mặc dù có bằng chứng cho thấy một số chính quyền đã cân nhắc về thiết quân luật, song không có bất cứ lệnh nào được ban bố cho đến gần đây. Điều này được cho có một phần nguyên nhân là Đạo luật Quốc hội sửa đổi năm 1981, cấm tổng thống tuyên bố thiết quân luật một cách đơn phương.

Theo các chuyên gia chính trị, tuyên bố thiết quân luật đầy bất ngờ của Tổng thống Yoon Suk Yeol khiến cả nước sửng sốt, thậm chí nhiều người thể hiện sự phẫn nộ.

Bà Kim Seon Taek, Giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Hàn Quốc cho rằng, không có căn cứ chính đáng hoặc điều kiện tiên quyết nào để Tổng thống Yook Suk Yeol ban bố thiết quân luật khẩn cấp.

Theo bà, vị nguyên thủ đã vi phạm các nguyên tắc pháp lý về thủ tục như phải thông báo ngay cho Quốc hội sau khi ban bố thiết quân luật. Đồng thời, lực lượng quân đội xâm nhập Quốc hội và phá vỡ chức năng của Quốc hội là hành vi vi hiến và bất hợp pháp.

Từ thiết quân luật đến luận tội
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 14/12. (Nguồn: Kyodo)

Tương lai mờ mịt

Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Yoon Suk Yeol đối diện với những thử thách to lớn khi Quốc hội thông qua nghị quyết luận tội ông hôm 14/12. Dù không phải là vị tổng thống đầu tiên bị luận tội, nhưng ông lại là nhà lãnh đạo đầu tiên đối mặt thủ tục này vì ban bố thiết quân luật kể từ thập niên 1980.

Trước ông Yoon Suk Yeol, có hai nhà cầm quyền Hàn Quốc đã bị luận tội là ông Roh Moo Hyun (nhiệm kỳ 2003-2008) và bà Park Geun Hye (nhiệm kỳ 2013-2017).

Ông Roh Moo Hyun là Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị Quốc hội luận tội. Vào tháng 3/2004, ông bị phe đối lập – vốn chiếm đa số trong Quốc hội – bỏ phiếu thông qua việc luận tội với cáo buộc vi phạm luật bầu cử do công khai ủng hộ đảng Uri. Ông bị đình chỉ chức vụ trong hai tháng.

Tuy nhiên, hàng chục nghìn người dân đã xuống đường biểu tình phản đối động thái trên. Ngày 14/5/2004, Tòa án Hiến pháp hủy bỏ quyết định luận tội và phục chức cho ông Roh Moo Hyun, từ đó tỷ lệ ủng hộ ông tăng mạnh. Sau nhiệm kỳ, ông Roh trở về quê nhà yên bình cho đến khi sóng gió ập đến vào năm 2008.

Khi đó, cựu Tổng thống Hàn Quốc bị doanh nhân Park Yeon Cha, Chủ tịch tập đoàn da giày Tae Kwang, cáo buộc nhận hối lộ khi còn tại nhiệm, khiến dư luận rúng động và phẫn nộ. Dù phủ nhận, song đến tháng 4/2009, ông Roh Moo Hyun vẫn phải đối mặt với việc bị truy tố.

Ngày 23/5/2009, ông tự tử sau khi để lại thư tuyệt mệnh khẳng định mình trong sạch. Cái chết bất ngờ của cựu Tổng thống khiến cả Hàn Quốc bàng hoàng. Dư luận một lần nữa “đảo chiều”, cho rằng ông Roh Moo Hyun hoàn toàn trong sạch và bị bức ép đến mức phải tự tử.

Vài giờ sau khi ông Roh Moo Hyun qua đời, Bộ trưởng Tư pháp khi đó là Kim Kyung Han tuyên bố khép lại điều tra đối với cựu Tổng thống và gia đình ông.

Trong khi đó, về phần bà Park Geun hye, vào ngày 9/12/2016, vị nữ Tổng thống đã bị Quốc hội Hàn Quốc luận tội với cáo buộc tham nhũng, lạm quyền và liên quan bê bối của bạn thân Choi Soon Sil, người bị buộc tội thao túng chính sách và nhận hối lộ từ các tập đoàn lớn.

Ngày 10/3/2017, toàn bộ tám thẩm phán của Tòa án tối cao nhất trí giữ nguyên bản luận tội và cách chức bà. Một năm sau, bà Park Geun hye bị kết án 25 năm tù và phạt 20 tỷ Won (17,86 triệu USD). Đến năm 2021, Tổng thống Moon Jae In ân xá cho bà vì lý do sức khỏe. Bà được trả tự do vào tháng 3/2022.

Đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol, hiện nay, Quốc hội Hàn Quốc đang tiến hành các bước đầu tiên trong thủ tục luận tội ông. Đơn vị điều tra liên ngành Hàn Quốc đang tìm cách gửi giấy triệu tập yêu cầu ông trình diện để thẩm vấn trong tuần này.

Theo người phát ngôn Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, cơ quan này sẽ tổ chức phiên điều trần đầu tiên vào ngày 27/12. Theo luật, ông Yoon Suk Yeol sẽ bị đình chỉ quyền hạn cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về vụ việc theo hướng cách chức hoặc khôi phục quyền hạn.

Tòa án có 180 ngày để ra quyết định và nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất, Hàn Quốc sẽ phải tổ chức bầu cử để chọn người kế nhiệm trong vòng 60 ngày sau đó.

Không chỉ sự nghiệp chính trị của Tổng thống Yoon Suk Yeol phải đối mặt tương lai bất định, đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền cũng đứng trước nguy cơ tan rã, khi Chủ tịch đảng Han Dong Hoon ngày 16/12 đã tuyên bố từ chức, trong khi năm thành viên Hội đồng tối cao của PPP để ngỏ ý định tương tự.

Ông Park Chang Hwan, nhà bình luận chính trị và giáo sư tại Đại học Jangan đánh giá, động thái ban bố thiết quân luật của Tổng thống “giống như hành động tự sát chính trị”, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân Tổng thống mà cả đảng cầm quyền.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tu-thiet-quan-luat-den-luan-toi-297962.html

Cùng chủ đề

[Ảnh] Khách tham quan hào hứng với dàn khí tài tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan tỏ ra rất hào hứng với dàn khí tài hiện đại được trưng bày. NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan tỏ ra rất hào hứng với dàn khí tài hiện đại được trưng bày. Thứ năm, ngày...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.Ngày 19/12, tỉnh Bình...

Doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam và các nước cùng nhau hợp tác sản xuất sản phẩm lưỡng dụng

(ĐCSVN) - Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, xây nền quốc phòng đủ mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; đồng thời thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trương phát triển nền công nghiệp quốc phòng hiện đại,...

Khánh Hòa: mức thưởng Tết bình quân của khối FDI thấp nhất, khối có vốn nhà nước cao nhất

Qua khảo sát, mức thưởng Tết ở Khánh Hòa cao nhất lên đến 400 triệu đồng, cao nhất trong 5 năm qua. Ngày 19-12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa cho biết đã có thông tin về tình hình...

Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Liên quan đến vụ việc cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng tối 18/12/2024, Bệnh viện E đã tiếp nhận 4 nạn nhân, trong đó có 2 trường hợp bị thương nặng. Thông tin mới nhất về nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn ĐồngLiên quan đến vụ việc cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng tối 18/12/2024, Bệnh viện E đã tiếp nhận 4 nạn nhân, trong đó có 2 trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Nguồn cung suy yếu, thị trường tăng, hơn 30% tiêu Việt Nam xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới

Giá tiêu hôm nay 20/12/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Giá vàng “vật lộn” bám ngưỡng hỗ trợ, kinh tế Mỹ không suy thoái, Bitcoin đắt khách, giá tiếp tục cao kỷ lục

Giá vàng hôm nay 20/12/2024: Giá vàng thế giới "vật lộn" để giữ ngưỡng hỗ trợ 2.600 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng "về gần với nhau", trong đó, dù kịp "quay xe" tăng trở lại vào cuối ngày 19/12 thì giá vẫn trải qua một phiên giảm khá lớn. 1. PNJ - Cập nhật: 19/12/2024 21:00 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với ngày...

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Cùng chuyên mục

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Nga phàn nàn một bàn tay chẳng làm nên tiếng vỗ nếu Mỹ khăng khăng “tăng áp”, cảnh báo NATO đang chơi trò khiêu...

Ngày 18/12, phát biểu tại một cuộc họp của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho rằng, những căng thẳng hiện nay trong lĩnh vực an ninh là chưa từng có.

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị thăm Trung Quốc, cơ hội quan trọng để thẳng thắn giãi bày

Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi sẽ có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc từ ngày 24-26/12.

Nga sẵn sàng cho một cuộc ‘đấu tên lửa’ với Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý về một cuộc 'đấu tên lửa' tiềm tàng với Mỹ để chứng minh sức mạnh của tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik do Moscow sản xuất. ...

Anh, Pháp rục rịch khả năng đưa quân sang Ukraine

Anh gợi ý trực tiếp huấn luyện quân đội Kyiv tại Ukraine trong khi Pháp thảo luận kế hoạch đưa quân sang nước này để duy trì hòa bình. ...

Mới nhất

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021 – 2030

Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch. Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang...

Mới nhất