Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 từ nă 2025 quy định như sau: Điểm xét tuyển là tổng điểm của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10 với mỗi môn thi, bài thi.
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT từ kỳ tuyển sinh năm học 2025 – 2026 có thay đổi so với quy định hiện hành. Đây là quy định tại Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh THCS, THPT do Bộ GD-ĐT vừa ban hành.
Theo Thông tư số 30 về tuyển sinh THCS, THPT vừa được Bộ GD-ĐT công bố, có ba phương thức tuyển sinh vào lớp 10 gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương.
Đối với phương thức thi tuyển vào lớp 10, quy định thống nhất toàn quốc việc thực hiện 3 môn thi, bài thi, gồm: Toán, Ngữ văn và 1 môn thi hoặc bài thi thứ ba do sở giáo dục và đào tạo lựa chọn. Môn thi, bài thi thứ ba công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31/3 hằng năm.
Về thời lượng làm bài thi của từng môn, môn ngữ văn 120 phút, môn toán 90 phút hoặc 120 phút, môn thi thứ ba 60 phút hoặc 90 phút, bài thi tổ hợp 90 phút hoặc 120 phút.
Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là chương trình lớp 9.
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 được Bộ GD-ĐT quy định rõ: Điểm xét tuyển là tổng điểm của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10 với mỗi môn thi, bài thi.
Như vậy, với quy chế mới, Bộ GD-ĐT quy định thống nhất cách tính điểm xét tuyển và hệ số bài thi. Theo quy chế thi hiện hành, cách tính điểm xét tuyển và hệ số điểm bài thi do UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Những năm qua, nhiều địa phương trong đó có Hà Nội thường áp dụng việc nhân hệ số 2 đối với môn Toán và môn Ngữ văn.
Chia sẻ về cách tính điểm mới, thầy Nguyễn Trung Kiên – giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, cho biết: “Tôi đồng tình với cách tính điểm mới này, tất cả bài thi đều nhân hệ số 1 là công bằng cho các học sinh, tránh việc các em học lệch, học tủ, đúng với tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các môn học đều tương đương nhau nên không còn nỗi lo học sinh chỉ học Văn, Toán mà quên đi những môn khác”.
Ngoài ra, giáo viên này cũng cho biết, Bộ GD-ĐT không chọn tiếng Anh là môn bắt buộc thi trong tuyển sinh lớp 10 cũng giúp giảm bớt áp lực học với môn nay. Việc học tiếng Anh sẽ không tạo tâm lý học chỉ để thi, mà đi vào dạy học thực chất hơn.
Đầu tư trăm triệu cho con luyện thi lớp 6, phụ huynh hụt hẫng khi Bộ GD-ĐT cấm thi
Bộ GD-ĐT: Bỏ thi tuyển lớp 6, kể cả các trường chất lượng cao
TPHCM sẽ chọn tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10
Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố được cộng điểm thi vào lớp 10
Nguồn: https://vietnamnet.vn/tu-nam-2025-thay-doi-cach-tinh-diem-thi-lop-10-2361508.html