Những toan tính chiến lược của Trung Quốc trong việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa đã được ủ mưu từ lâu, theo nhận định từ hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ.
Giới chức ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã xúc tiến các nỗ lực đưa vấn đề Hoàng Sa ra các tổ chức quốc tế, song bất thành.
Hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ cung cấp một góc nhìn mới về Hải chiến Hoàng Sa cách đây tròn 40 năm.
Những năm qua, ngoài việc đưa ra các tuyên bố và đòi hỏi vô căn cứ, Trung Quốc còn có nhiều hành động trái phép trên Biển Đông, khiến các nước trong khu vực cũng như dư luận thế giới hết sức lo ngại, bất bình và phản đối. Vì thế, cần khẳng định sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào ngày 1-5 vừa qua không chỉ nối dài các hoạt động trái phép mà còn trực tiếp xâm phạm chủ quyền không thể bác bỏ của Việt Nam.
Sự kiện Hoàng Sa, ngày 19/01/1974 với cuộc đụng độ vũ trang giữa quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) và quân đội Trung Quốc đánh một dấu mốc quan trọng trong chính sách “tằm ăn lá dâu” trên biển Đông nói chung và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nói riêng của Trung Quốc.
Trong trận hải chiến xung quanh đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14.3.1988, khi tàu HQ-505 trúng đạn đã sắp chìm, các chiến sĩ Việt Nam đã dũng cảm lái con tàu lao lên bãi cạn đảo Cô Lin giữa hỏa lực của đối phương.
Trận chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1988 là một sự kiện quan trọng trong chuỗi mắt xích các sự kiện liên tục khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mặc dù Trung Quốc đã có những cố gắng trong việc tập hợp lực lượng và tổ chức nghiên cứu để xây dựng luận chứng khoa học và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa, nhưng những luận lý mà họ đưa ra ngày càng bộc lộ những nhược điểm và hạn chế.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1946, Pháp đưa một phân đội bộ binh đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza trở lại Hoàng Sa. Dựa trên Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật trong năm 1946. Ngày 17 tháng 1 năm 1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây và đã tiếp quản quần đảo Hoàng Sa sau khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút quân vào tháng 4 năm 1950.
Những việc như trồng cây, lập miếu thờ hay cứu vớt tàu phương Tây bị mắc cạn ở Hoàng Sa cho thấy triều Nguyễn có chủ quyền riêng ở quần đảo này.
Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể hiện và chứng minh rõ ràng qua các châu bản triều Nguyễn còn lưu lại đến nay.