Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTủ lạnh "ngập" thực phẩm trước Tết, để ăn hay bỏ?

Tủ lạnh “ngập” thực phẩm trước Tết, để ăn hay bỏ?


Đứng bần thần trước tủ lạnh chứa nhiều loại thực phẩm lưu từ trước Tết, chị Nguyễn Kim Khánh (ở Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Không còn tâm lý tích trữ, nhưng Tết là phải đủ nguyên liệu làm cỗ thắp hương mỗi ngày nên tôi vẫn phải mua với số lượng bằng một nửa năm trước. Vừa mua xong thì lại được biếu giò, thịt đà điểu, cá hồi, chưa kể 5 chiếc bánh chưng… nên tủ lại ngập thức ăn. Mới hôm qua, tôi vừa phải bỏ đi chiếc giò me vì mở ra thấy hơi nhớt bề mặt”.

Chuẩn bị đến rằm tháng Giêng, chị Khánh băn khoăn nên lấy đồ trong tủ ra chế biến hay mua đồ tươi mới. Đồ trong tủ vẫn nhiều nhưng toàn thì thà giò chả. “Cũng chán lắm rồi, bỏ đi thì tiếc mà giữ lại không biết lúc nào mới ăn tới”, người phụ nữ này chia sẻ.

Tủ lạnh

Tủ lạnh của nhiều gia đình lưu nhiều thực phẩm mua từ trước Tết (ảnh minh họa).

Còn gia đình anh Trần Thanh (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa xảy ra tranh giữa các thành viên về việc giữ hay bỏ đồ lưu trữ trước Tết. Anh Thanh cho hay: “Hai chiếc bánh chưng bày trên ban thờ, để quên đến hôm qua mới hạ xuống, mốc xanh, mốc vàng. Tôi vừa cho vào túi định mang đi bỏ thì bị ông bà mắng vì lãng phí. Nói thế nào cũng không được, tôi đành để lại vì sợ ông bà giận dỗi, nhưng lại lo lỡ ăn mà các cụ đau bụng thì mệt”.

Theo BS Nguyễn Thị Song Thao, Khoa Nội tiêu hóa, BV Hữu nghị, sau dịp tết Nguyên đán, nhiều gia đình vẫn còn dư thừa thực phẩm, nếu bảo quản không đúng cách đặc biệt trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay có thể là nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Việc chế biến nấu đi nấu lại nhiều lần các đồ ăn, nhất là đồ ăn chế biến sẵn như giò chả, đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn hết hạn sử dụng cũng là nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm.

“Khi các loại thực phẩm bánh chưng, mứt, bánh kẹo… có thể xuất hiện nấm mốc, chảy nước, màu sắc biến đổi hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì nên bỏ”, BS Thao cho biết.

Còn theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, ước tính gần 40% loài nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố, mức độ khác nhau nên gây bệnh khác nhau. Loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng… Độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận… Do đó, thực phẩm bị nấm mốc thì không nên ăn.

BS Thao cho hay tùy vào từng nguyên nhân gây ra ngộ độc, các dấu hiệu sẽ khác nhau. Và các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sớm sau một vài giờ hoặc muộn trong vài ngày sau khi ăn.

Trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy kèm theo các biểu hiện mất nước như khô môi, khát nước hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi.

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó cần đưa người bệnh đến viện ngay khi có các dấu hiệu như đi đại tiện ra máu và chất nhầy lẫn trong phân. Người bệnh ngoài đau bụng dữ dội còn thấy đau ở các vị trí như đau ngực, đau họng, đau cổ, xuất hiện các dấu hiệu tụt huyết áp, khó thở, loạn nhịp tim, đau ngực… Nhiều người bệnh còn có biểu hiện nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, nói ngọng hoặc gặp tình trạng liệt cơ, co giật, chóng mặt, đau đầu…

Trước băn khoăn của nhiều người về việc bánh chưng bị mốc có nên ăn hay bỏ, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết nhiều gia đình tồn bánh chưng từ trong Tết, sẽ dễ bị mốc ở phần góc cạnh, do vậy có thể cắt bỏ chỗ mốc và ăn các phần còn lại.

Lưu ý, nấm mốc xuất hiện ở một góc bánh, nhưng một số chủng nấm mốc có khả năng lên men làm bánh bị chua. Vì vậy, nên cắt bỏ rộng ra xung quanh, chỉ lấy phần bánh còn nguyên lành, sau đó đem bánh hấp hoặc rán kỹ trước khi ăn. Trường hợp bánh có phần mốc lan ra quá nhiều, nên bỏ cả bánh, bởi khi đó vi khuẩn đã xâm nhập sâu bên trong, nếu ăn sẽ dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tu-lanh-ngap-thuc-pham-truoc-tet-de-an-hay-bo-19224022009434657.htm

Cùng chủ đề

Bài học đắt giá và hướng giải quyết

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyếtNhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. ...

Nguồn lan Tết dồi dào, các nhà vườn Đà Nẵng chỉ đợi khách đến mua

Một lượng lớn hoa lan đang được những nhà vườn tại Đà Nẵng dày công chăm sóc, sẵn sàng cung ứng cho thị trường hoa Tết năm 2025. Nguồn: https://tuoitre.vn/nguon-lan-tet-doi-dao-cac-nha-vuon-da-nang-chi-doi-khach-den-mua-20241112123250988.htm

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Những điều không phải ai cũng biết khi dùng lò vi sóng

Nhiều người cho rằng nấu hoặc hâm thức ăn trong lò vi sóng có thể gây hại cho chúng ta. Thực tế thế nào? Nhiều người cũng lo ngại một số hợp chất trong các dụng cụ trữ thức ăn bằng nhựa, chẳng hạn...

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

11 đơn vị vượt qua vòng thi ý tưởng quy hoạch đô thị sân bay Long Thành

Tỉnh Đồng Nai rất kỳ vọng vào ý tưởng thi tuyển đô thị sân bay Long Thành từ các đơn vị trong nước và quốc tế. ...

Nhà thầu tự ý đào đảo giao thông trên QL1 khi chưa được cấp phép

Chưa được cơ quan có thẩm quyền quản lý QL1 cấp phép, song nhà thầu đã tự ý đưa thiết bị cơ giới đào tan hoang đảo giao thông tại nút giao Dung Quất trên tuyến QL1 qua Quảng Ngãi. ...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông cáo báo chí kỳ họp thứ 50

Từ ngày 11 - 13/11, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 50. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. ...

Cận cảnh hơn 72ha đất vàng dọc tuyến metro 2 sắp thành khu đô thị

Dọc tuyến metro số 2 sẽ có ba khu đất vàng được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD). Tổng diện tích ba khu đất hơn 72ha, hứa hẹn sẽ trở thành điểm nhấn cho sự phát triển đô thị hiện đại. ...

Chốt thời điểm tăng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Dự kiến từ ngày 15/11/2024, Sở GTVT Nghệ An sẽ cho khai thác tuyến chính đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò với tốc độ tối đa là 80km/h, còn tuyến đường gom tốc độ tối đa là 60km/h. ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

Cùng chuyên mục

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh...

Bài học đắt giá và hướng giải quyết

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyếtNhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. ...

Tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho hơn 1 triệu lượt người

(ĐCSVN) - "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" và Chương trình Careme năm 2024 đã tổ chức gần 2.700 hoạt động, qua đó tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 1,13 triệu lượt người (gấp 11 lần chỉ tiêu đề ra). Chiều 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức gặp mặt báo...

Hạt đu đủ có loại bỏ ký sinh trùng đường ruột?

Ký sinh trùng đường ruột là những sinh vật nhỏ bé, thường là giun hoặc các sinh vật đơn bào, sinh sống trong hệ tiêu hóa của con người. ...

Mới nhất

Đồng chí Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng mong muốn tân Bí thư Tỉnh ủy Nam Định phát huy truyền thống của địa phương, năng động, sáng tạo; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nam Định phát triển nhanh, bền vững; xứng đáng với kỳ vọng của Trung ương, đưa Nam Định vươn lên mạnh...

Nổ lớn ở Bắc Giang, mái nhà bị thổi bay

Một vụ nổ lớn xảy ra ở thôn Đồng (xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) khiến ngôi nhà của ông B.V.X. bị hư hỏng, toàn bộ phần mái và phía trước của ngôi nhà bị thổi bay, nền nhà có nhiều chỗ bị lún vỡ. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Quang Chúc, Chủ tịch...

Chủ tịch nước đặt hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc và Tiền nhân nền độc lập Peru

Sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng dân tộc và Tiền nhân nền độc lập của Peru. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-dat-hoa-tuong-niem-anh-hung-dan-toc-va-tien-nhan-nen-doc-lap-peru-post992999.vnp

Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất

Kinhtedothi - Tối 13/11, Tổ dân phố 7, phường Mộ Lao, quận Hà Đông đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã đến dự và phát biểu tại ngày hội. Tổ dân phố 7 (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) là địa bàn đông dân...

Thương mại song phương Việt Nam – Hà Lan tăng trưởng tích cực

Mối quan hệ Việt Nam - Hà Lan được đánh giá là điển hình của mối "quan hệ năng động và hiệu quả" giữa hai khu vực Á – Âu. Hiện nay, Hà Lan đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất, là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam...

Mới nhất