Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừ IELTS, TOEIC sinh viên rẽ sang thi VSTEP

Từ IELTS, TOEIC sinh viên rẽ sang thi VSTEP


Thảo Quân đang ôn thi VSTEP - Ảnh: NGỌC LÂN

Thảo Quân đang ôn thi VSTEP – Ảnh: NGỌC LÂN

VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là bài thi chuẩn hóa nhằm đánh giá năng lực tiếng Anh do Bộ GD-ĐT ban hành theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc, tương đương trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 và được dùng tại Việt Nam. 

Hiện nay, chứng chỉ VSTEP đang được nhiều học sinh sinh viên quan tâm khi nhiều trường ĐH sử dụng trong tuyển sinh đầu vào và xét tốt nghiệp.

“Ôn dễ, tiết kiệm”

Quách Lâm Thảo Quân, sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), đang trong giai đoạn nước rút ôn thi chứng chỉ VSTEP. 

Thay vì lựa chọn IELTS, TOEFL hay TOEIC, Thảo Quân cho rằng ôn tập VSTEP vì khối lượng kiến thức và độ khó nhẹ hơn, trong khi đó bạn định hướng từ đầu khi ra trường không cần quá rành tiếng Anh, chỉ cần đủ chuẩn ra trường và giao tiếp là được.

“Xung quanh mình cũng có khá nhiều bạn đang quan tâm đến VSTEP vì tụi mình thấy VSTEP dễ thở hơn các chứng chỉ khác. Cấu trúc bài thi khá giống bài thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, để lấy B2 trở lên thì cũng phải nỗ lực. Mình gặp khó khăn nhiều ở đọc (reading) vì mình khá hạn hẹp vốn từ vựng”, Thảo Quân nói.

Thảo Quân kể nhóm bạn thân của Quân vì thấy chứng chỉ này học nhẹ hơn, gần gũi với những dạng bài đã học ở THPT nên đã “quay xe”, từ chỗ ôn tập để thi TOEIC sang VSTEP. Ngoài tự học, bạn đang ôn thi VSTEP ở một trung tâm tiếng Anh, khóa học dạy đầy đủ bốn kỹ năng với học phí khoảng 3 triệu đồng. Theo lịch, bạn sẽ thi và lấy chứng chỉ vào tháng 6 này.

Còn Quỳnh Châu, sinh viên Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM, tình cờ biết tới VSTEP nhờ bạn bè trên mạng xã hội. Sau khi tìm hiểu, Châu lựa chọn VSTEP mặc dù số đông mọi người xung quanh bạn vẫn chọn TOEIC, IELTS.

Bạn nhận định: “Mình thấy format của bài thi khá tương tự kiến thức ôn tập lúc thi ĐH, nhất là ở phần đọc (reading), không quá học thuật như IELTS, nên mình thấy dễ thở hơn khi chọn VSTEP, phần viết (writing) cũng khá thông dụng và gần gũi để học. Dạng câu hỏi chỉ có trả lời trắc nghiệm A B C D, không có dạng điền từ hay trả lời câu hỏi”.

Nở rộ trung tâm ôn thi

Có người ôn thi thì chắc chắn có luyện thi. Không khó để tìm kiếm các địa chỉ luyện thi VSTEP hiện nay tại TP.HCM và các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, từ các trung tâm ngoại ngữ thuộc các trường ĐH, trung tâm ngoài đến những người dạy cá nhân. Các khóa dạy VSTEP online cũng rất phổ biến trên Facebook.

Mỗi khóa thường kéo dài khoảng 1-6 tháng, tùy vào trình độ mà thí sinh muốn đạt đến. Nhiều khóa quảng cáo cam kết đầu ra, chỉ sau một tháng đạt trình độ B1 của VSTEP, hoặc có khóa hứa chắc như “đinh đóng cột” sẽ giúp người học đạt trình độ B2 chỉ sau 15 buổi. 

Học phí dao động phổ biến từ 1,5 – 3,5 triệu đồng, tùy thời lượng mỗi khóa. Có trung tâm dạy online quảng cáo tính giá trên đầu người chỉ… 6.000 đồng/ngày.

Anh Nguyễn Thanh Vân, hiện cộng tác dạy VSTEP cho một trung tâm tiếng Anh tại quận 3 (TP.HCM), cho biết anh đang đứng ba lớp VSTEP mỗi tuần, một lớp khoảng 15 bạn. Trong đó hầu hết là sinh viên, chỉ 1-2 em là học sinh. So với năm ngoái, số học viên năm nay mà anh Vân phụ trách đã tăng lên gấp 3 lần.

“Phần lớn các bạn chọn học VSTEP có sức học tiếng Anh ở mức trung bình khá. Theo đánh giá của cá nhân tôi, mặc dù cũng thi bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng đề thi VSTEP vừa sức hơn với các bạn so với TOEIC. Các bạn chỉ cần khoảng 3-4 buổi là nắm được các dạng đề. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được những điểm số cao các bạn cũng phải mở rộng vốn từ vựng của mình”, anh Vân nói.

Ông Phùng Quang Huy, giáo viên môn tiếng Anh Trường THPT Khoa học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), chia sẻ một số học sinh sinh viên chọn học ôn tập trong các lớp IELTS sau đó chọn thi chứng chỉ VSTEP. Theo ông, nội dung đề giữa các bài thi tiếng Anh chuẩn hóa thường không quá khác biệt, vì mục tiêu cuối cùng là kiểm tra năng lực tiếng Anh của người học.

Do đó không nhất thiết muốn thi VSTEP thì phải học ôn thi VSTEP, các bạn có thể học bất kỳ một chương trình tiếng Anh nào, thậm chí tự học cũng có thể tham gia dự thi. “Tuy nhiên, tôi quan sát một bạn ôn tập thi IELTS khi thi VSTEP thường thấy rất nhẹ nhàng”, ông Huy nói.

Lưu ý giá trị sử dụng

TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết chứng chỉ theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc chỉ mới được công nhận ở Việt Nam, chưa có được giá trị tại quốc tế nên những người có nguyện vọng học tập ở nước ngoài sẽ rất khó sử dụng chứng chỉ này.

Ông Hạ chia sẻ thêm khi học ngoại ngữ, mỗi bạn cần xác định được mục tiêu cụ thể trong từng thời điểm cụ thể, môi trường học tập và nỗ lực của bản thân thì mới có thể đạt được mong muốn.

Vừa “rẻ” vừa không giới hạn thời gian sử dụng

Văn Tới, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), đang cật lực ôn tiếng Anh để thi VSTEP. Tới nói lựa chọn VSTEP vì thấy chi phí dự thi khá rẻ, khoảng 1,3 triệu đồng.

Tính luôn tiền học ở trung tâm nữa thì tổng “thiệt hại” vẫn chưa tới 4,5 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ riêng tiền lệ phí đăng ký thi IELTS là hơn 4,6 triệu đồng, cộng với tiền ôn tập ít nhất cũng trong 3-6 tháng. Chưa kể, chỉ cần sau 5-7 ngày là có kết quả và đặc biệt là VSTEP không có giới hạn về giá trị thời gian sử dụng.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tu-ielts-toeic-sinh-vien-re-sang-thi-vstep-20240525083525688.htm

Cùng chủ đề

Mẹ bán của hồi môn cho con tiền luyện thi IELTS, quyết giành vé vào đại học sớm

Với nhiều gia đình có điều kiện, hơn 30 triệu đồng không phải số tiền quá lớn nhưng với gia đình chị Hoàng Thu Thuỷ (40 tuổi, Thái Bình) lại là cả vấn đề lớn. Dù vậy chị vẫn làm mọi cách để dồn khoản tiền này cho con đăng ký khoá học IELTS ở một trung tâm gần nhà.Chị Thuỷ cho biết, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều phương thức xét tuyển đại học năm sau,...

70% sinh viên đỗ vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có IELTS từ 5.5 trở lên

Doanh nghiệp và các chuyên gia quốc tế cho rằng nhà trường cần chú trọng nâng cao chuẩn đầu vào/ đầu ra ngoại ngữ. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên. Ngày 2/11, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội nghị công giới năm 2024. Các chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng...

“Chạy đua” học thêm tiếng Anh, đến trẻ tiểu học cũng luyện thi IELTS

Vài năm gần đây, cha mẹ Việt "chạy đua" cho con luyện thi IELTS. Có gia đình chi mạnh tay tới cả 100 triệu đồng/năm để mong con có thể "nói như gió" cũng như cơ hội bước vào cánh cửa đại học. ...

‘Khốc liệt’ cuộc đua luyện thi IELTS thời AI

Vừa qua Trung tâm ngoại ngữ ACET, thuộc IDP Việt Nam, thông báo sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn tại Việt Nam từ ngày 31-12-2024. Lời chia tay này khép lại chặng đường hơn 20 năm giảng dạy tiếng Anh của một đơn vị từng rất nổi tiếng trong mảng luyện thi IELTS.Học viên luyện thi IELTS tại trung tâm giảm hơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ lạc quan về quan hệ thương mại với Việt Nam sau bầu cử

Mỹ sẽ có lãnh đạo mới trong vài ngày tới, nhưng mối quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Cả hai quốc gia đang chia sẻ mục tiêu tăng cường chuỗi cung ứng và đối phó với thách thức trong an ninh mạng.   Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với nhiều sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ông Arun Venkataraman - trợ lý...

Đại biểu Quốc hội: Chật vật làm thủ tục, nhà đầu tư than ‘đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh’

Nhà đầu tư vẫn mòn mỏi chờ đợi dẫn đến mất cơ hội đầu tư, đành tâm tư rằng 'đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh'.   Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) - Ảnh: GIA HÂN Câu thơ "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du phản ánh nỗi lo lắng và trăn trở của Thúy Kiều về số phận của mình sau một giấc mộng đáng sợ, cuộc đời dài phía trước đầy bất...

Đại biểu bức xúc trend ‘phông bạt’, sửa hình ảnh thổi phồng tiền ủng hộ, đánh bóng tên tuổi

Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, sau khi sao kê công khai, nhiều cá nhân bị phát hiện chỉnh sửa hình ảnh thổi phồng số tiền ủng hộ để đánh bóng tên tuổi.   Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Ảnh: GIA HÂN Sáng 4-11, nêu ý kiến thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) nêu với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ trên 2.000 tỉ đồng và rất...

Mái ấm cho những phận đời neo đơn ở vùng đất biển Kiên Giang

Nhà dưỡng lão ở phường An Hòa (TP Rạch Giá, Kiên Giang) không chỉ là ngôi nhà thứ hai, mà còn là mái nhà chung của nhiều phận đời neo đơn khác nhau. Cô chú mỗi người có hoàn cảnh riêng nhưng được mình...

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Tại sao cứ dựa vào biến động chỉ số giá tiêu dùng trong khi ai cũng thấy quy định này gây ra sự lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh? Như Tuổi Trẻ Online thông tin, cử tri TP.HCM vừa đề nghị Quốc...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên vào năm 2045

Theo đề án xây dựng Trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP.Đà Lạt và TP.Buôn Ma Thuột của Bộ GD-ĐT, đến năm 2045, Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên. ...

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Học sinh Việt Nam ghi dấu ấn tại kỳ thi toán và khoa học quốc tế ở Indonesia

Tại Kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế 2024 (WMSC 2024) vừa diễn ra tại Bogor, Indonesia, 4 học sinh lớp 3B1 và 4B1 của hệ song ngữ Trường Tiểu học và THCS MAY Academy (Hoàng Mai, Hà Nội) đã xuất sắc mang về những thành tích nổi bật, vượt...

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi các nước lớn chia sẻ khoa học – công nghệ để cùng phát triển

Ngày 22-9 (giờ Mỹ), phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi các nước lớn cần chia sẻ các thành tựu chung về nghiên cứu khoa học - công nghệ để cùng phát triển; đồng thời, hợp tác với các...

Công an Hoà Bình yêu cầu khắc phục nạn mua bán hoá đơn, Tổng cục Thuế nói gì?

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có văn bản gửi Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình về việc phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến lĩnh vực thuế. Tổng cục Thuế cho biết cơ quan này đã nhận được công văn của Cơ quan An ninh điều tra...

Nước ngọt cần phải được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt

(TN&MT) - Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai cho rằng nước ngọt cần phải được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt, vì đó là “nguồn sống”. ...

Lãng phí đất đai đang để ‘đất khóc người than’

Địa phương rất tích cực triển khai các dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt nhưng lại gặp nhiều rào cản, trở lực để "đất khóc, người than". Sáng 4/11, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, các đại biểu Quốc hội đề cập đến vấn đề phòng, chống lãng phí. Đại biểu Nguyễn Thành Nam...

Mới nhất