Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừ hôm nay bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng...

Từ hôm nay bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng với giáo viên


Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày hôm nay, có một số điểm điều chỉnh đáng chú ý về tiêu chuẩn CDNN của giáo viên.

Từ hôm nay bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng với giáo viên  - Ảnh 1.

Nhiều quy định mới liên quan đến quy định bổ nhiệm, xếp lương giáo viên có hiệu lực từ ngày 30.5

98% giáo viên được khảo sát đồng ý bỏ

Thời điểm ban hành các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT, quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN thực hiện theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1.9.2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, giáo viên mỗi cấp học có 3 chứng chỉ tương ứng với 3 hạng CDNN.

Tuy nhiên, ngày 18.10.2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10.12.2021) và điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức chuyên ngành như sau: mỗi chuyên ngành có 1 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 6 tuần.

Vì vậy, Thông tư số 08 Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN như sau: chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN.

Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30.6.2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển CDNN thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.

Theo đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), nội dung này được 98% giáo viên tham gia khảo sát đồng ý

Bỏ quy định tiêu chuẩn “đạo đức nghề nghiệp theo hạng”

Để thống nhất với các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở các văn bản quy định tiêu chuẩn CDNN khác và không làm xáo trộn việc đánh giá tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông như quy định trước đây tại các thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN giáo viên mầm non, phổ thông (đã được thay thế bởi Thông tư 01 – 04), tại Thông tư số 08, Bộ GD-ĐT bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng CDNN và chỉ quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.

Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ

Theo quy định tại Thông tư số 02, 03, giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học, THCS hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.

Thời điểm ban hành Thông tư số 02, 03 cấp tiểu học chưa có giáo viên hạng I do đây là hạng mới bổ sung so với quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Tuy nhiên, một số giáo viên THCS hạng I cũ do chưa có bằng thạc sĩ theo quy định nên tạm thời bổ nhiệm CDNN giáo viên THCS hạng II mới.

Các trường hợp này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I mới thì bổ nhiệm vào CDNN giáo viên THCS hạng I mới mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng (chi tiết tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT).

Mặc dù việc bổ nhiệm tạm thời vào CDNN giáo viên THCS hạng II mới không phải là “rớt hạng” như tâm tư của một số giáo viên, mà là bổ nhiệm hạng tương ứng với mức độ đạt tiêu chuẩn theo quy định của hạng. Đồng thời, mọi chế độ, chính sách mà giáo viên hiện hưởng vẫn được bảo đảm, không có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên, việc này vẫn làm ảnh hưởng đến tâm lý của một bộ phận giáo viên THCS.

Theo Bộ GD-ĐT,  với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết. Do đó, tại Thông tư số 08, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh quy định về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, THCS hạng I là đại học.



Source link

Cùng chủ đề

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp được UBND tỉnh phê duyệt, Sở GD-ĐT...

Trình Quốc hội Luật Nhà giáo, đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất

(NLĐO)- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên ...

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Thêm ngọt ngào với trang phục tông hồng

Mùa thu đông năm nay, tông hồng trở thành xu hướng mới, mang đến làn gió ấm áp,...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Cùng chuyên mục

Công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Triển lãm khoa học của trường Ams thu hút hơn 3.000 người tham gia

Hơn 3.000 người ở Hà Nội đã có mặt tại triển lãm khoa học "Science Tornado 2024" do chính học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức tại trường. ...

Hơn 3.000 người tham gia ngày hội lớn ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Sáng nay, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” với sự tham gia của hơn 3.000 học sinh giáo viên... Tại sự kiện, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” thu hút sự tham gia của 47 đơn vị, đại diện 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế.  Cùng với đó là...

Hội LHPN Bình Phước tổ chức diễn đàn cho CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi "Rung chuông vàng", sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm… là những hoạt động nổi bật tại Diễn đàn giao...

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Mới nhất

NSƯT Tuấn Phong qua đời

(NLĐO) – GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi. ...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). ...

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù...

Mới nhất