Trang chủNewsThời sựTự hào và quyết tâm

Tự hào và quyết tâm


Tại Lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao 32, nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về công tác đối ngoại nói chung và ngoại giao nói riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, chúng ta “cảm thấy tự hào về đất nước mình, về Tổ quốc mình và thấy sự đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng”.

Hội nghị Ngoại giao 32 & Hội nghị Ngoại vụ 21: Tự hào và quyết tâm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận bó hoa tươi thắm từ Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhân dịp tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, ngày 19/12. (Ảnh: Tuấn Anh)

Nhìn lại cũng là để bước tiếp, quyết tâm hoàn thành nửa nhiệm kỳ còn lại để có một thắng lợi vẹn tròn, đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư “xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại, vững mạnh toàn diện, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam”.

Những ngày cuối năm 2023, từ khắp nơi trên thế giới, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện của Việt Nam tề tựu về “mái nhà chung” ngoại giao, về với ngày hội của “người làm nghề”. Ngỡ ngàng trước cái buốt giá của gió mùa Đông Bắc bất chợt ập đến bầu trời Thủ đô là cảm nhận của nhiều người con xa quê nay có dịp trở về.

Hạnh phúc, tự hào và căng tràn nhiệt huyết cũng là điều dễ nhận thấy nhất ở họ, toát lên ở cả nụ cười, cử chỉ, câu chuyện họ kể nhau nghe và với mọi người, trong tất cả các cuộc họp… Hạnh phúc với sứ mệnh “mang chuông đi đánh xứ người”, tự hào với những “trái ngọt” sau bao vất vả, gian nan, nhiệt huyết sục sôi ở con đường phía trước với biết bao kế hoạch, dự định.

Điểm sáng nổi bật

“Tự hào”! Đó sẽ là cảm xúc trong mỗi ai khi hình dùng ra bức tranh đối ngoại Việt Nam trong gần ba năm bằng những dấu mốc và con số ấn tượng, được khái quát qua đánh giá tổng quan của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Từ sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc (12/2021) đến nay, ngành ngoại giao cùng các ngành, các cấp đã tổ chức thành công 45 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và gần 50 chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, trong đó có những chuyến thăm lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden… đã tạo nên bước phát triển mới về chất trong cục diện đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta.

Cùng với đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.

Trên bình diện đa phương, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã và đang đảm nhiệm tốt nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, tiểu vùng Mekong, APEC, AIPA, IPU, UNESCO, các Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP), Diễn đàn cấp cao Vành đai và con đường… đồng thời, đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của thế giới như chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, gìn giữ hòa bình ở châu Phi, hỗ trợ nhân đạo kịp thời cho các quốc gia chịu thiên tai, xung đột.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

“Với những kết quả, thành tựu đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là trong năm 2023, tôi tin tưởng và mong rằng, trong thời gian tới, dù tiếp tục phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức mới, các thế hệ cán bộ đối ngoại, ngoại giao cả nước nhất định tiếp tục thể hiện được trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức và cốt cách của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh và kế tiếp được truyền thống đối ngoại quật cường nhưng hoà hiếu của dân tộc Việt Nam, tiếp tục đổi mới, xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại, vững mạnh toàn diện, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”; xứng đáng hơn nữa với vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 32

Đối ngoại và ngoại giao đã phát huy vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế với nhiều đối tác, góp phần bảo đảm kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút nhiều nguồn lực mới, bao gồm cả FDI, ODA, khoa học công nghệ… đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài…

Bức tranh ấy là điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước. “Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá tại Hội nghị.

Bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam”

Thành công không tự nhiên mà có, lại càng không thể có dễ dàng trong một thế giới với nhiều biến động lớn, diễn biến phức tạp, nhiều chiều, khó dự báo. “Ngọn hải đăng” soi đường cho đối ngoại và ngoại giao, theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chính là: Đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, đồng thời phát huy mạnh mẽ bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Người đứng đầu ngành Ngoại giao khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng hình tượng cây tre Việt Nam rất thân thuộc, giản dị nhưng phản ánh rất sinh động và khái quát nội dung cốt lõi và xuyên suốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đó là: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển.

Nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” cũng vì vậy đã trở thành một định hướng xuyên suốt trong mỗi nhà ngoại giao làm nhiệm vụ ở nước ngoài. Như chia sẻ của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, “chính sự chắc chắn trong chiến lược ngoại giao và sự uyển chuyển trong cách thức thực hiện đã tạo điều kiện cho Việt Nam thể hiện được quan điểm của mình và có những bước đi phù hợp với xu thế chung, từ đó chúng ta có thêm bạn, có thêm các đối tác khác”.

Hội nghị Ngoại giao 32 & Hội nghị Ngoại vụ 21: Tự hào và quyết tâm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” đang được quốc tế ngày càng thừa nhận rộng rãi. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Kim chỉ nam cho con đường phía trước

Năm gợi mở cho ngành Ngoại giao được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị là những phương hướng rất quan trọng mà “toàn ngành ngoại giao nghiêm túc tiếp thu đầy đủ, sớm cụ thể hóa các chỉ đạo thành chương trình, đề án, kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tiếp thu chỉ đạo.

Một là, tiếp tục bám sát Nghị quyết và đường lối đối ngoại của Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ Ngoại giao; tăng cường công tác nắm bắt tình hình, phân tích, dự báo, kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung những xu hướng mới và những vấn đề mới phát sinh để cụ thể hoá, xây dựng và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chương trình, kế hoạch cụ thể của từng cơ quan, đơn vị một cách đồng bộ, khoa học, bài bản, thống nhất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị!

Hai là, luôn luôn phải quan tâm kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia – dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế.

Ba là, luôn luôn phải kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược.

Bốn là, luôn luôn phải quan tâm xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân như lời căn dặn của Bác Hồ: “Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng”.

Năm là, phải quan tâm, làm tốt hơn nữa việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện cả về bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức và trí tuệ, hiện đại về phương pháp, lề lối làm việc; chuyên nghiệp về tác phong, ứng xử; tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ.

Bên cạnh chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị lĩnh hội chỉ đạo của các Lãnh đạo Đảng, Nhà nước để từ đó cùng thảo luận, đề ra các chương trình, đề án, biện pháp triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả công tác đối ngoại.

Kết quả của Hội nghị, theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn không chỉ định hướng cho công tác của Ngành trong 2-3 năm tới, mà còn là bước chuẩn bị cho tổng kết 40 năm triển khai đường lối đối ngoại của thời kỳ đổi mới và xây dựng nội dung đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIV. Đó cũng là hành trang của các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện trở lại địa bàn sau kỳ Hội nghị. Cùng niềm tự hào và tình yêu Tổ quốc, các nhà ngoại giao quyết tâm chinh phục mọi thử thách, hiện thực hóa mọi ước muốn dù ở châu lục nào với những khó khăn lớn nhỏ ra sao.

Sẽ nhớ cái rét ngọt của Hà Nội những tháng cận Tết, nhớ quê hương, gia đình và người thân… Vậy nhưng, “các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động đối ngoại cần luôn luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là Đất nước, là Nhân dân”, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc cách đây tròn hai năm.

“Xác định đối ngoại địa phương là một trong những binh chủng hợp thành quan trọng của đối ngoại, Bộ Ngoại giao đề cao tinh thần phục sự, luôn coi trọng phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn và đồng hành cùng các địa phương trong tất cả các lĩnh vực ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, biên giới lãnh thổ, truyền thống đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân… Nhờ đó, đã góp phần bảo đảm đối ngoại địa phương bám sát chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương”. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc 21





Nguồn

Cùng chủ đề

Tạo đột phá để hoàn thành mục tiêu

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn, phức tạp, ngoài dự báo, đặt ra nhiều thách thức đối với hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới và ở khu vực.

Ngành ngoại giao góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành Trung ương. Về phía Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao có đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói về 5 vấn đề ưu tiên của đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam kiên định, kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tiếp tục xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về văn hóa và kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, hướng tới kỷ niệm 50 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2025). Chủ trì hội thảo có GS.TS Tạ Ngọc Tấn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư;  PGS.TS Phạm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nền ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" mà Tổng Bí thư nhiều lần nêu trong các bài viết, phát biểu về đối ngoại chính là sự phản ánh khái quát, trọn vẹn nhất những nội dung cốt lõi và xuyên suốt về triết lý, bản sắc, quan điểm, tư tưởng, phương châm chỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Diễm xưa” rồi, Halal không chỉ là không thịt lợn, không rượu bia

Halal hiện có nghĩa là an toàn thực phẩm, sạch sẽ và sử dụng các phương pháp tinh vi để tránh các sản phẩm có hại.

Lý do tiêu nội địa điều chỉnh giảm giá, khách hàng truyền thống không vội mua thêm

Giá tiêu hôm nay 18/9/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 đồng/kg.

Giá vàng SJC nhảy vọt, thế giới được dự báo phá đỉnh, giới đầu tư có thể quay lưng

Giá vàng hôm nay 18/9/2024 ghi nhận vàng nhẫn có bước đi gây sốc, thị trường thế giới được kỳ vọng tiếp tục phá đỉnh khi Fed hạ lãi suất. Chuyên gia cho biết, giá kim loại quý sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian Fed họp chính sách.

Mật vụ Mỹ thú nhận về vụ ông Trump bị ám sát hụt, sự “giả tạo” trong xung đột Nga-phương Tây, Israel tuyên bố...

Diễn biến mới quanh vụ ông Donald Trump bị sám sát hụt hôm 15/9, mối quan hệ Nga với phương Tây, Israel ra tuyên bố quan trọng về căng thẳng với Hezbollah, Nga tăng cường quy mô quân đội... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B. Liubimova, đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam do Thứ trưởng Tạ Quang Đông dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn quốc tế các nền văn hóa liên kết St. Petersburg lần thứ X.

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 gần Biển Đông

NDO - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (16/9), xuất hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.   Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: nchmf.gov.vn) Hồi 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ vĩ bắc; 124,4 độ kinh...

Cùng chuyên mục

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Sáng ngày 16/9/2024, các Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56) đã khai mạc tại Viêng Chăn, Lào, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith cùng sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do...

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 17/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và đóng điện công trình. Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 gồm 4 hạng mục chính: Nhà ga hành...

Xếp hình cá Ông bằng 250 máy bay không người lái trên bầu trời Cần Giờ

TPO - Tối 17/9, hàng ngàn người dân và du khách đã đến bờ biển cạnh công viên thị trấn Cần Thạnh để theo dõi màn xếp hình nghệ thuật bằng thiết bị bay không người lái. Đây là hoạt động đặc sắc trong lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024.   Chưa đến 19 giờ, người dân đã ngồi kín bờ biển để chờ xem biểu diễn nghệ thuật ánh sáng với 250 máy bay không người lái. Do điều kiện thời tiết,...

Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, khả năng cao đổ bộ từ Thanh Hóa

   Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: TT KTTV ...

Miền Trung sắp xảy ra đợt mưa lớn diện rộng

Chiều nay (17/9), Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển nhanh, vẫn giữ khả năng mạnh lên thành bão trong tối và đêm nay.  Đáng lưu ý, hoàn lưu trước áp thấp nhiệt đới/bão có thể gây mưa rào và giông cho khu vực Trung Trung Bộ ngay ngày 18/9. Thời gian để ứng phó với áp thấp nhiệt đới/bão lần này ngắn hơn nhiều...

Mới nhất

5 trường học chưa đủ điều kiện đến lớp sau bão số 3

Đến ngày 16/9, do ảnh hưởng của bão số 3, toàn tỉnh Yên Bái còn 5 trường và một điểm trường chưa đi học được, bao gồm: Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái; một điểm trường mầm non xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; 2 trường tiểu học Hồng Thái và...

Petrovietnam hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Lê Anh Chiến – Phó trưởng Ban phụ trách Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn; đồng chí Lê Quang Toán - Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu chiến binh Tập đoàn; đồng chí Phạm Đăng An – Bí thư Đoàn Thanh niên Tập đoàn; đại diện Ban Truyền...

Mới nhất