Trang chủPolitical Activitiestư duy, tầm nhìn, giá trị, động lực mới

tư duy, tầm nhìn, giá trị, động lực mới



(MPI) – Phát biểu kết luận Hội nghị thẩm định quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho biết, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội đồng thẩm định đã tiến hành biểu quyết thông qua quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện có chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Đồng thời bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng, với tư duy, tầm nhìn, giá trị, động lực mới trong quy hoạch, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có bước phát triển bứt phá trong thời gian tới.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch được trình bày tại Hội nghị, thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có vị trí địa lý, có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Trình độ kinh tế – xã hội phát triển cao nhất cả nước, là trụ cột của nền kinh tế quốc dân, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Quy mô dân số, lao động, đất đai và hệ thống đô thị lớn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển đô thị hướng tới một đô thị cực lớn bền vững trong tương lai. Kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội đã và đang được đầu tư theo hướng hiện đại và đồng bộ. Quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng, quốc phòng, an ninh trật tự tiếp tục được giữ vững; công tác xây dựng hệ thống chính trị đạt được kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến khá tích cực.

Tuy nhiên, Thành phố đang chịu những tác động do ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, sự tập trung quá tải, đầu vào sản xuất tăng cao dẫn đến năng lực cạnh tranh bị suy giảm. Mô hình tăng trưởng, cơ cấu và cấu trúc các ngành kinh tế còn nhiều bất cập; sự chuyển đổi chưa bắt kịp với các xu hướng, thời cơ phát triển mới của thời đại. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế; cấu trúc không gian đô thị chưa phù hợp với một đô thị cực lớn trong tương lai, chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của một đô thị ven sông, hướng biển. Kết cấu hạ tầng quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển của Thành phố. Liên kết vùng chưa hiệu quả, chưa phát huy được vị thế, vai trò động lực, đầu tàu dẫn dắt sự phát triển kinh tế chung của vùng và cả nước. Trình độ lao động ở mặt bằng chung còn thấp; nhóm có thu nhập bình quân cao chỉ chiếm 5%. Tỷ lệ lao động phi chính thức còn cao. Cơ hội thể chế, chính sách và cơ chế chưa tạo động lực phát triển đột phá cho TPHCM.

Do vậy, tại quy hoạch lần này, TPHCM đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển như cải cách thể chế và tạo ra các điều kiện phát triển đột phá. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; và phát triển kinh tế biển, kinh tế đô thị và kinh tế xanh gắn với kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và dịch vụ hóa. Đổi mới mô hình tổ chức không gian, hướng tới đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững; đa trung tâm, xanh, thông minh, sáng tạo, giàu bản sắc, bám sông, hướng biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, hài hòa giữa đô thị và nông thôn. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng; nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo mô hình TOD.

Đồng thời, tăng cường kết nối vùng, trong đó TPHCM giữ vai trò hạt nhân, dẫn dắt, động lực tăng trưởng của vùng Đông Nam bộ, vùng TPHCM và cả nước. Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ cao. Phát triển đội ngũ doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nòng cốt, quy mô lớn, mang tính chiến lược. Tập trung triển khai các siêu dự án có vai trò tạo ra sự tăng trưởng và phát triển đột phá cho Thành phố. Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước với sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, Thành phố sẽ cần khoảng 2,23 triệu tỷ đồng vốn đầu tư; giai đoạn 2026-2030 với sự phát triển mạnh mẽ sẽ cần hơn 4,2 triệu tỷ đồng (tương ứng 6,4 triệu tỷ đồng cho cả thời kỳ 2021-2030). Thành phố sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đẩy mạnh thực hiện các công trình, dự án hiện đang chậm tiến độ, có kế hoạch chi tiết triển khai danh mục các công trình trọng điểm, mang tính động lực đảm bảo tính đồng bộ.

Thành phố sẽ tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, quản trị hiện đại; công khai, minh bạch các thông tin về cơ hội đầu tư, đảm bảo công bằng trong việc lựa chọn nhà đầu tư; thu hút tối đa nguồn lực của khu vực tư nhân; đẩy mạnh hợp tác công – tư (PPP)…

Tham gia ý kiến tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng, chuyên gia phản biện đánh giá cao hồ sơ quy hoạch của TPHCM đã được cơ quan lập quy hoạch chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành tiến hành theo đúng pháp luật về quy hoạch và bảo vệ môi trường; thực hiện nghiêm túc quy trình lập quy hoạch; nội dung quy hoạch cơ bản mô tả đầy đủ, rõ ràng, có luận cứ; đồng thời xác định được những thách thức, điểm nghẽn, từ đó đưa ra các mô hình, con đường phát triển trong thời kỳ quy hoạch. Bản quy hoạch thể hiện khá rõ tư duy, tầm nhìn mới, có khát vọng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ tới.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã cho ý kiến vào các nội dung cụ thể của dự thảo quy hoạch, các “điểm nghẽn” phát triển và tiềm năng, lợi thế, cơ hội của Thành phố trong kỳ quy hoạch; những vấn đề, thách thức rất lớn mà thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt; những vấn đề trọng tâm, các khâu đột phá trong thời gian tới; về kịch bản tăng trưởng; sự phù hợp của việc bố trí không gian phát triển của Thành phố đã phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch vùng; khai thác những tiềm năng, lợi thế, tạo động lực tăng trưởng mới nhằm khắc phục được những tồn tại, hạn chế của thời kỳ trước; về phương án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; phát triển hạ tầng số…

Ông Cao Viết Sinh, chuyên gia phản biện quy hoạch, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: MPI

Phát biểu tại Hội nghị, ông Cao Viết Sinh, chuyên gia phản biện quy hoạch, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, bản quy hoạch đã có sự đổi mới, được xây dựng công phu, cơ bản đáp ứng yêu cầu; đồng thời nhấn mạnh thêm một số nội dung liên quan đến cơ cấu kinh tế của TPHCM với vùng Đông Nam Bộ; mô hình tăng trưởng của Thành phố; cần tập trung đánh giá, làm rõ hơn các điểm nghẽn. Về quan điểm phát triển cần làm đậm nét hơn và có những thể chế phát triển phù hợp với Thành phố, là Thành phố năng động, đi đầu trong cải cách phát triển; nhấn mạnh thêm khai thác hiệu quả không gian ngầm.

Về kịch bản phát triển, ông Cao Viết Sinh cho rằng, cần có những giải pháp đột phá để thực hiện được mục tiêu đề ra; về mục tiêu cụ thể cần tiếp tục rà soát lại, tương thích với vùng và Thành phố. Về những đột phá, phải nhấn mạnh đến thể chế và phát triển đô thị; đột phá về mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế; đột phá về hạ tầng đô thị hiện đại, thông minh. Về không gian phát triển, cần đặt trong phát triển vùng; danh mục dự án đầu tư, cần rà soát, bổ sung làm rõ thêm. Cần có các giải pháp đột phá hơn nữa mới xử lý được vấn đề tăng trưởng, có thu nhập cao trong thời gian tới. 

Chuyên gia phản biện Trần Ngọc Chính cho rằng, đây là Quy hoạch được nghiên cứu bài bản, công phu và nghiêm túc, hệ thống số liệu, tài liệu về hiện trạng rất phong phú đuợc phân tích, đánh giá tỷ mỷ với nội dung công việc. Mặt khác, số liệu và các dự báo kinh tế – xã hội cũng được tư vấn nghiên cứu sâu phù hợp với chiến lược phát triển chung của thành phố, của vùng, của cả nước và những dự báo toàn cầu về hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế đô thị. Đồng thời bày tỏ đồng tình với quan điểm phát triển, xây dựng các kịch bản phát triển và mục tiêu phát triển ở các tầm nhìn đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng như các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá; thống nhất các phương hướng phát triển các ngành quan trọng và mục tiêu phát triển trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của thành phố khá chi tiết, đầy đủ như tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm, kết cấu hạ tầng, lực lượng doanh nghiệp tham gia, thực trạng nguồn vốn …

Ý kiến của đại biểu cũng nhấn mạnh đến liên kết vùng; về dân số và lao động; về đô thị hướng biển (kinh tế biển); việc liên kết giao thông thành phố Hồ Chí Minh với sân bay Long Thành; tổ chức không gian kinh tế sông Sài Gòn; Hệ thống đô thị nông thôn; về hệ thống sơ đồ bản đồ;…

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu. Ảnh: MPI

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cảm ơn Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, các chuyên gia đã quan tâm, dành tình cảm cho TPHCM và đã có những góp ý xác đáng cho hồ sơ quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, gửi gắm nhiều tình cảm, tâm huyết và kỳ vọng cho sự phát triển của Thành phố; khẳng định, TPHCM sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến và chỉ đạo cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ quy hoạch với chất lượng cao nhất để gửi lại Hội đồng tiến hành các bước tiếp theo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Ông Phan Văn Mãi khẳng định, TPHCM tiếp tục thực hiện cam kết là trung tâm lớn về nhiều mặt, là đầu tàu, là nơi tiên phong thử nghiệm các đổi mới sáng tạo với tinh thần không chỉ là đầu tàu cả nước mà còn là đại diện quốc gia trong hội nhập quốc tế; đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành trung ương, các chuyên gia, giúp Thành phố trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách để phát triển, đóng góp xứng đáng cho sự phát triển chung của cả nước.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao tinh thần làm việc của thành viên Hội đồng và cho biết, các ý kiến cơ bản đánh giá cao hồ sơ quy hoạch, bám sát Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Nội dung quy hoạch thể hiện rõ các chủ trương, định hướng phát triển của TPHCM trong thời kỳ tới.

Để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trình cấp có thẩm quyền theo quy định, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình toàn bộ ý kiến tham gia bằng văn bản; bổ sung làm rõ một số nội dung về quy trình lập quy hoạch, từ khi bắt đầu triển khai đến khi hoàn thành; việc xem xét xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên huyện; việc tổ chức lập báo cáo kết quả đánh giá DMC đồng thời với quá trình lập quy hoạch TPHCM.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: MPI

Về mục tiêu phát triển, cần làm rõ mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể đến 2030, trong đó định vị rõ đến năm 2030 Thành phố phấn đấu trở thành đô thị toàn cầu, phát triển hiện đại, văn minh, vượt qua ngưỡng thu nhập cao. Có cơ chế thu hút nhân tài, trở thành nơi đáng đến, đáng sống, đáng làm việc cho các chuyên gia, nhà khoa học, các tầng lớp tri thức có thu nhập cao vì Thành phố đang là trung tâm khoa học giáo dục, đào tạo, công nghệ sáng tạo.

Xác định rõ các mô hình phát triển, cơ cấu kinh tế, những không gian, động lực mới mang tính đột phá trong tăng trưởng, đóng góp của các ngành, lĩnh vực vào tăng trưởng của Thành phố; làm rõ việc định hướng phát triển và phân vùng không gian và phân bổ các ngành, phân bổ nguồn lực, thực hiện các dự án đột phá để tạo động lực cho Thành phố phát triển; làm rõ tác động của sân bay, cảng Cần Giờ, khu thương mại tự do, trung tâm tài chính, không gian ngầm… đây là những không gian mới, động lực mới, cơ cấu mới, đột phá mới cho Thành phố. Do vậy cần được làm rõ nét hơn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Về phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, tiếp tục hoàn thiện mô hình khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ, từng bước chuyển từ thâm hụt vốn, đất đai, lao động sang phát triển xanh, thông minh, sinh thái để thu hút ngành công nghệ cao, chú trọng các dự án như chip bán dẫn, AI,… gắn với bảo vệ môi trường và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, đẩy nhanh việc triển khai hình thành trung tâm tài chính quốc tế và đề án xây dựng Cảng Cần Giờ.

Về phương án phát triển kết cấu hạ tầng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu của Thành phố, trong đó chú trọng ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối thông suốt liên tỉnh, liên vùng và quốc tế; chú trọng phát triển hạ tầng giao thông với hạ tầng thủy lợi, hạ tầng phòng chống lũ lụt, thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng hiệu quả không gian ngầm, giải quyết các vấn đề thách thức lớn như ùn tắc giao thông, phát triển hạ tầng số, vấn đề ngập úng, ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm không khí, đảm bảo an ninh nguồn nước, từ đó thúc đẩy phát triển đô thị nhằm đẩy nhanh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố.

Về phát triển đô thị, bổ sung quy mô dân số; làm rõ phạm vi đô thị vệ tinh kiểu mới; xác định ranh giới giữa nội thành, ngoại thành của Thành phố.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến các vấn đề về phương án phát tiển khu công nghiệp, cần tái cấu trúc khu công nghiệp, khu chế xuất, hạn chế những ngành nghề, lĩnh vực thâm dụng lao động, chuyển sang công nghệ cao có năng suất lao động; cần xây dựng lộ trình chuyển đổi khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời cho rằng, để phát triển bền vững ngoài các phương án phát triển kinh tế, quy hoạch cần chú trọng đến phát triển bao trùm, đồng đều, bình đẳng, các vấn đề về môi trường, đô thị hóa, kết nối và hội nhập phát triển…

Bên cạnh đó, rà soát lại nội dung quy hoạch phù hợp với quy hoạch các cấp đã được phê duyệt; rà soát nhu cầu sử dụng đất phù hợp với Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 cũng như nhu cầu phát triển của Thành phố; rà soát DMC để xác định những vấn đề về môi trường; Hoàn thiện hệ thống bản đồ và cơ sở dữ liệu.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng đề nghị TPHCM khẩn trương hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trên cơ sở báo cáo tiếp thu giải trình; sau đó hoàn thiện dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch theo quy định. Đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng, với tư duy, tầm nhìn mới, giá trị mới được thể hiện trong quy hoạch, TPHCM sẽ có bước phát triển bứt phá trong thời gian tới./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-6-12/Quy-hoach-thanh-pho-Ho-Chi-Minh-tu-duy-tam-nhin-gi2gi7qw.aspx

Cùng chủ đề

Nỗ lực tối đa đảm bảo thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, trọn vẹn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiểm tra tại Điểm thi Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Sẵn sàng mọi phương án để xử lý các tình huống bất thường Báo cáo với Đoàn công tác, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố Đà Nẵng cho biết: Để công tác chuẩn bị được chu đáo, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/5/2024 về việc tăng cường chỉ...

Rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024

Chiều ngày 11/6/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức và các Tiểu ban phục vụ Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 để rà soát công tác tổ chức các hoạt động của lễ hội. ...

Bộ trưởng Lương Tam Quang gặp mặt Đoàn đại biểu các chức sắc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo

Bộ trưởng Lương Tam Quang với các đại biểu, chức sắc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Vũ Hoài Bắc, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; Trung tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa; Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an...Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức và đại đa số đồng bào theo các tôn...

Ban Cơ yếu Chính phủ làm việc tại Đà Nẵng

Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng đoàn công tác phát biểu...

Nâng tầm, mở rộng quy mô triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6

 Sẽ triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 năm 2024 theo hướng nâng tầm, mở rộng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

(MPI) - Với chủ đề Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm, ngày 11/4/2024, tại Hà Nội đã diễn ra, Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia năm 2024 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân đồng chủ trì Diễn đàn. ...

Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Thanh tra Campuchia làm việc tại BIDV

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy thay mặt lãnh đạo Thanh tra Chính phủ gửi lời cảm ơn đến ông Phan Đức Tú và tập thể lãnh đạo, nhân viên BIDV đã tổ chức đón tiếp, làm việc với Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Thanh tra Campuchia một cách chu đáo, trọng thị và thân tình. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam Dương Quốc Huy khẳng định, chuyến thăm...

Phong trào Thi đua Quyết thắng góp phần xây dựng Văn phòng Bộ Quốc phòng vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

(Bqp.vn) - Sáng 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Bộ Quốc phòng tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024. Đại tá Phạm Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam dự và chỉ đạo đại hội.Các đại biểu dự đại hội.Báo cáo và các tham luận tại đại hội khẳng định, giai đoạn 2019 - 2024, được sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ thường xuyên,...

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số...

(MPI) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 07/6/2024, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp đoàn doanh nghiệp tỉnh Fukuoka, Nhật Bản

(MPI) - Ngày 04/6/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp tỉnh Fukuoka, Nhật Bản để trao đổi về cơ hội đầu tư, tìm hiểu các tiềm năng và giao lưu, kết nối các doanh nghiệp giữa hai bên. ...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực tối đa đảm bảo thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, trọn vẹn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiểm tra tại Điểm thi Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Sẵn sàng mọi phương án để xử lý các tình huống bất thường Báo cáo với Đoàn công tác, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố Đà Nẵng cho biết: Để công tác chuẩn bị được chu đáo, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/5/2024 về việc tăng cường chỉ...

Rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024

Chiều ngày 11/6/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức và các Tiểu ban phục vụ Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 để rà soát công tác tổ chức các hoạt động của lễ hội. ...

Bộ trưởng Lương Tam Quang gặp mặt Đoàn đại biểu các chức sắc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo

Bộ trưởng Lương Tam Quang với các đại biểu, chức sắc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Vũ Hoài Bắc, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; Trung tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa; Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an...Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức và đại đa số đồng bào theo các tôn...

Phát triển ngày càng tốt hơn và xu hướng bền vững

Dự buổi làm việc có Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Bùi Thị Tường Vân; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Quảng Ngãi; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, cơ quan của tỉnh Quảng Ngãi và các thành viên Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh. Kết quả giáo dục biến chuyển qua từng năm Báo cáo về...

Việt Nam đề nghị APEC tăng cường hợp tác xúc tiến quảng bá, chuyển đổi số, tạo thuận lợi đi lại cho khách du...

Hội nghị Bộ trưởng Du lịch lần thứ 12 (TMM12) trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại thành phố Urubamba, Cusco (Peru) ngày 9/6 với sự tham dự của các Bộ trưởng, quan chức du lịch cấp cao từ 21 nền kinh tế APEC và các tổ chức du lịch...

Mới nhất

Bí thư TPHCM: Gần 20 năm chưa xong tuyến metro số 1 là ‘không thể chấp nhận’

Sáng nay (13/6), Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM tổ chức hội nghị lần thứ 31 bàn về phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng của thành phố. Metro số 1 nhiều lần thất hứa Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đặc biệt lưu ý đến Đề án phát...

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper

Chủ tịch nước đồng ý và đánh giá cao các ý kiến đánh giá của Đại sứ Marc Evans Knapper về quan hệ hai nước thời...

Sụt giảm, nên cân nhắc khi mua

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh chỉ số USD neo ở ngưỡng cao. Ghi nhận lúc 21h ngày 13.6, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,540 điểm (giảm 0,07%).Giá vàng giảm xuống trong phiên giao dịch hôm...

Nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam - Hàn Quốc: Nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Ngày 12/6: Giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Hàn Quốc với nhà nhập khẩu Việt Nam Tại sự kiện Giao thương trực tiếp (1:1) giữa đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thuộc Cơ...

Mới nhất