Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTừ biểu tượng văn hóa tới "ngoại giao hoa anh đào" Nhật...

Từ biểu tượng văn hóa tới “ngoại giao hoa anh đào” Nhật Bản

Với vẻ đẹp mê hoặc lòng người, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của đất nước Nhật Bản mà còn trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược ngoại giao văn hóa của xứ sở Mặt trời mọc

Từ biểu tượng văn hóa tới 'ngoại giao hoa anh đào' của Nhật Bản
Lễ hội Hanami là một lễ hội truyền thống của người Nhật Bản được tổ chức mỗi khi hoa anh đào nở rộ. (Nguồn: vietravel)

Hoa anh đào (Sakura) không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp, biểu tượng của tính khiêm nhường, nhẫn nại của người Nhật Bản, mà còn trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản mang tên “ngoại giao hoa anh đào”.

Từ biểu tượng được yêu thích

Thuật ngữ “biểu tượng văn hóa” (cultural icon) chỉ một vật phẩm tự nhiên hay nhân tạo, mang đậm bản sắc văn hóa, truyền thống, giá trị lịch sử của một đất nước hay địa phương, hoặc tiếp thu từ bên ngoài nhưng biến nó thành của mình; thu nhỏ, tập trung thành một hình ảnh, logo, cá thể hóa, dễ nhận diện và tương tác. Nhật Bản đã xây dựng thành công một số biểu tượng văn hóa mang tính toàn cầu như: Hoa anh đào, núi Phú Sỹ, mèo máy Doraemon, mèo Hello Kitty, Godzila, Pikachu, Anpanman, Super Mario…, trong đó hoa anh đào là một trong những biểu tượng lâu đời và được yêu thích, công nhận rộng rãi nhất.

Hoa anh đào có hàng trăm loài khác nhau và dù còn tranh cãi về nguồn gốc song mỗi khi nhắc đến loài hoa này, người ta thường nhớ ngay đến Nhật Bản với danh xưng “xứ sở hoa anh đào”. Tính biểu tượng văn hóa của hoa anh đào rất cao, hàm chứa một triết lý nhân sinh sâu sắc. Loài hoa tuy mỏng manh nhưng mang trong mình một vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế và ẩn chứa quan niệm về tính vô thường của cuộc sống.

Nó thâm nhập vào tâm hồn cũng như đời sống hằng ngày, trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa Nhật Bản. Lễ hội ngắm hoa (Hanami) trở thành sự kiện văn hóa, giao lưu cộng đồng và gần gũi thiên nhiên thu hút sự chú ý của hàng triệu người trên toàn thế giới. Hoa anh đào cũng xuất hiện nhiều trong văn học, điện ảnh, truyền hình, hội họa và nhiều loại hình nghệ thuật khác của Nhật Bản.

Đến “Ngoại giao hoa anh đào”

Khái niệm “ngoại giao hoa anh đào” không phổ biến như một số khái niệm “ngoại giao bóng bàn”, “ngoại giao gấu trúc”… nhưng có thể hiểu đây là việc Nhật Bản khéo léo sử dụng hoa anh đào như một công cụ ngoại giao văn hóa và phát triển “sức mạnh mềm” quốc gia để quảng bá hình ảnh, bản sắc ra thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước và mở rộng ảnh hưởng, tạo thiện cảm của các nước với Nhật Bản. Một số hình thức “ngoại giao hoa anh đào” tiêu biểu của Nhật Bản có thể kể đến như sau:

Một là, tặng cây anh đào cho các nước trên thế giới để tăng cường quan hệ và quảng bá hình ảnh đất nước Nhật Bản.

Ngay từ đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã sử dụng hoa anh đào như một công cụ ngoại giao. Năm 1912, chính phủ Nhật Bản tặng thủ đô Washington, Mỹ hơn 3.000 cây, năm 1956 tặng thêm 3.800 cây, khởi đầu cho mối quan hệ thân thiện giữa hai nước. Năm 2012, để kỷ niệm 100 năm sự kiện này, các dự án trồng anh đào được phát động tại 14 tiểu bang của Mỹ.

Từ biểu tượng văn hóa tới 'ngoại giao hoa anh đào' của Nhật Bản
Những cây hoa anh đào được chính phủ Nhật Bản tặng cho nước Mỹ nở rộ tại thủ đô Washington DC. (Nguồn: vigotour)

Ngày 11/4/2024, phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết Nhật Bản sẽ tặng 250 cây anh đào cho Washington để kỷ niệm 250 năm ngày Quốc khánh Mỹ. Lễ hội hoa anh đào tại Washington đã trở thành sự kiện văn hóa quan trọng, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Mùa thu năm 1972, để kỷ niệm sự kiện Nhật Bản và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã tặng Trung Quốc 1.000 cây anh đào và để đáp lại, Trung Quốc đã tặng Nhật Bản 2 con gấu trúc.

Nhật Bản còn tặng cây anh đào cho các nước khác từ rất sớm như Đức, Italy, Canada (những năm 1930) và rất nhiều nước trong giai đoạn gần đây, góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước và xây dựng hình ảnh quốc gia giàu bản sắc văn hóa, thân thiện, gần gũi thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng được tăng cường, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân Nhật Bản đã tặng Việt Nam rất nhiều cây anh đào. Những cây anh đào này được trồng trên khắp cả nước, từ Hà Nội (công viên Hòa Bình), Hải Phòng, Sa Pa, đến Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh

Hai là, tổ chức các lễ hội hoa anh đào và mời các quan chức ngoại giao, khách nước ngoài tham dự.

Vào những dịp đặc biệt, Nhật hoàng (hoặc Hoàng thái tử), Thủ tướng, chính quyền địa phương (Tokyo, Osaka, Fukuoka…), thường tổ chức tiệc chiêu đãi hoặc gặp mặt vào đúng dịp hoa anh đào nở tại Hoàng cung hoặc Nhà khách chính phủ, vườn thượng uyển Akasaka, Shinjuku, mời quan khách, trong đó có đoàn ngoại giao (ra mắt sau khi nhậm chức hoặc gặp mặt công chúng sau thời gian vắng lâu ngày).

Nhật Bản còn tổ chức vô số lễ hội hoa anh đào (Sakura Matsuri) ở trong và ngoài nước hàng năm nhằm quảng bá văn hóa, thu hút du lịch, kích thích tiêu dùng, phục vụ phát triển kinh tế và triển khai sức mạnh mềm của quốc gia.

Tại Việt Nam, có hàng chục lễ hội hoa anh đào có quy mô lớn và chuyên nghiệp tổ chức tại nhiều địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh

Ba là, tăng cường sử dụng bộ nhận diện là biểu tượng hoa anh đào.

Nhật Bản lồng ghép logo, hình ảnh hoa anh đào tại các sự kiện văn hóa trên khắp thế giới như lễ hội thời trang, cosplay, ẩm thực, hội chợ, trưng bày, triển lãm nghệ thuật, liên hoan phim… tại Nhật Bản cũng như ở các nước trên thế giới. Nhật Bản còn đưa hình ảnh hoa anh đào vào manga, anime, điện ảnh, âm nhạc J-pop…, thậm chí cả trên hộ chiếu, tiền xu và tiền giấy.

Ngoại giao hoa anh đào giúp Nhật Bản sử dụng một biểu tượng nhỏ như hoa anh đào, tôn vinh và đưa vẻ đẹp của loài hoa này ra thế giới, khai thác đúng cách để biến nó thành công cụ mạnh mẽ để củng cố quan hệ ngoại giao và nâng vị thế quốc gia, tạo ấn tượng về văn hóa, con người Nhật Bản và hình ảnh một đất nước thân thiện, yêu chuộng hòa bình. Đây là minh chứng cho việc triển khai sức mạnh mềm hiệu quả mà Nhật Bản đã thành công trong nhiều thập kỷ qua.

Từ biểu tượng văn hóa tới 'ngoại giao hoa anh đào' của Nhật Bản
Lãnh đạo Hội hữu nghị Nhật – Việt vùng Chukyo, Nhật Bản tặng Thủ đô Hà Nội 110 cây hoa anh đào nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. (Nguồn: kinhtedothi)

Và những gợi ý cho Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản có sự tương đồng về văn hóa, lịch sử, giao lưu lâu đời và quan hệ song phương ngày càng phát triển mạnh mẽ, được đánh giá đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, hoạt động, giao lưu văn hóa và ngoại giao nhân dân giữa hai nước được đẩy mạnh.

Việt Nam có nhiều biểu tượng văn hóa đặc sắc như hoa sen, quốc hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, sức sống mạnh mẽ, cùng với nhiều biểu tượng văn hóa nổi bật khác như áo dài, nón lá, cây tre, đàn bầu, thậm chí Vovinam. Tuy nhiên, Việt Nam dường như vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của những biểu tượng văn hóa này. Ngoài ra hoa sen cũng là quốc hoa của một số nước khác, Việt Nam cần có chiến lược sử dụng hình ảnh này sao cho có sự khác biệt mà vẫn đặc sắc.

Để thực hiện tốt ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, truyền tải thông điệp hòa bình, thân thiện, hữu nghị, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế thông qua các biểu tượng văn hóa Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo bài học thành công của Nhật Bản và áp dụng những điểm phù hợp như:

Thứ nhất, xây dựng thương hiệu và bộ nhận diện quốc gia từ các biểu tượng văn hóa mang tính toàn cầu; xây dựng và triển khai chiến lược dài hạn và bền vững về phát triển công nghiệp văn hóa, sáng tạo, nội dung số, xuất khẩu nhiều sản phẩm và dịch vụ văn hóa ra thế giới trong chiến lược tổng thể về nâng cao sức mạnh mềm quốc gia.

Thứ hai, đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, niềm tự hào về bản sắc văn hóa; mỗi người dân cần là một đại sứ về văn hóa; nâng cao quy mô, tính chuyên nghiệp, tạo dựng các sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế ở trong và ngoài nước, lồng ghép các biểu tượng văn hóa nổi bật.

Thứ ba, tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội và đầu tư quảng bá mạnh trên truyền thông, điện ảnh quốc tế (CNN, Holywood, Netflix…) về các biểu tượng văn hóa Việt Nam nói riêng và hình ảnh đất nước, con người, sự phát triển kinh tế năng động… của Việt Nam nói chung, tạo hiệu ứng lan tỏa toàn cầu.

Thứ tư, thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam, trường dạy tiếng Việt, các khoa nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh… tại Nhật Bản cũng như một số quốc gia khác, thiết lập và vận hành hiệu quả các quỹ giao lưu văn hóa quốc tế theo mô hình Quỹ Japan Foundation, Cool Japan, học bổng Bộ Văn hóa, Giáo dục, Khoa học Công nghệ (MEXT), giao lưu thanh niên JENESYS… của Nhật Bản để tăng cường quảng bá Việt Nam ra Nhật Bản và thế giới.


*Cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản (Tokyo) và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tu-bieu-tuong-van-hoa-toi-ngoai-giao-hoa-anh-dao-nhat-ban-288501.html

Cùng chủ đề

Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Khi tham gia giao lưu quốc tế, bản sắc văn hóa chính là "tấm hộ chiếu" đặc biệt của người Việt, giúp nhận diện và tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia.

Hàn Quốc tập trận không kích, Pháp hy vọng bầu cử Mỹ “yên bình”, EU điều tra nền tảng Temu

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng ngày 1/11.

Thủ tướng Nhật Bản kỳ vọng bước đột phá mới trong hợp tác với Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang sắp xếp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề một hội nghị quốc tế dự kiến diễn ra giữa tháng 11.

Ghế Thủ tướng Nhật Bản của ông Ishiba lung lay, lãnh đạo đảng đối lập tìm thế “cướp cờ”

Ngày 30/10, lãnh đạo đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Noda Yoshihiko đã tăng cường nỗ lực tập hợp sự ủng hộ từ các đảng đối lập để quốc hội chọn ông làm thủ tướng tiếp theo.

Gọi quan hệ với Nhật Bản ‘chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế’, Mỹ tự tin các kết quả bầu cử sẽ chẳng có...

Ngày 28/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố, liên minh lâu đời với Nhật Bản đã là yếu tố then chốt cho hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Cháu gái Vũ Linh nhờ pháp luật giúp vì gia đình bị tấn công

Về tình thế hiện tại, Hồng Phượng nói: "Tôi vẫn và đang làm việc với các luật sư và các cơ quan chức năng để bảo vệ mình cùng gia đình.Bên cạnh đó có quá nhiều sự việc xảy ra cùng một lúc cần tôi xử lý nên nhiều khi không tránh khỏi sự căng thẳng và mệt mỏi. Hơn 1 năm qua, gia đình tôi đã chịu quá nhiều tổn thương cả về tinh thần lẫn vật...

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức-Việt

Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội Đức - Việt tại Cộng hòa Liên bàng Đức trong việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Về định hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới, Chủ tịch Rolf Schulze cho biết trải qua 33 năm hình thành và phát triển, Hội đã có những hoạt động phong phú, đa dạng,...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 8/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là Đại hội toàn thể hội viên Chi Hội NSNA thành...

Hai phi công được tìm kiếm, giải cứu giữa rừng rậm như thế nào?

Quá trình giải cứu hai phi công trong vụ rơi máy bay huấn luyện ở Bình Định không thể triển khai nhanh chóng nếu không có công nghệ hỗ trợ. Ở vai trò hoa tiêu, cứ đi được 20-30m, anh Ẩn lại kiểm tra...

Trà Vinh khởi động công trình Khu lưu niệm Vua vọng cổ Viễn Châu

(CLO) Công trình Khu lưu niệm "Vua vọng cổ" Viễn Châu có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ, bồi đắp các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, gắn với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Trà Vinh. ...

Mới nhất

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. ...

Cận cảnh máy bay Yak-130 được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Chiều 8/11, một lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết các đơn vị sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để có hướng xử lý tiếp theo. Theo đó,...

Họp triển khai ứng phó bão số 7

Sáng ngày 06/11, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phát tin cơn bão YINXING gần biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16; sáng ngày 08/11, bão YINXING đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2024. Hồi 13h00 ngày 08/11, vị trí tâm...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

(MPI) - Ngày 08/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì buổi làm việc với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng...

Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn”

(MPI) - Trong khuôn khổ các hoạt động của chuỗi sự kiện Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024, chiều ngày 08/11/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc đã diễn ra Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp...

Mới nhất