Trang chủKinh tếNông nghiệpTừ bất cập của Nghị định 02/2017 về hỗ trợ thiệt hại...

Từ bất cập của Nghị định 02/2017 về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng


Theo Bộ NNPTNT, ngày 9/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể:

Hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

Nghị định số 02/2017 quy định mức hỗ trợ đối với hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản bị thiệt hại do dịch bệnh. Tuy nhiên mức hỗ trợ chưa chi tiết, đang quy định theo khung giá hỗ trợ đối với từng loại, vì vậy nếu hỗ trợ ở mức thấp nhất của khung thì dẫn đến thấp hơn nhiều so với mức giá đầu vào sản xuất hiện nay (con giống, thức ăn, thuốc thú y…) hoặc so với giá thực tế trong trường hợp người dân bán chạy gia súc, gia cầm khi dịch bệnh xảy ra.

Trong thực tế các tỉnh áp mức hỗ trợ khác nhau cho cùng một loài vật nuôi, vì vậy người dân giáp ranh đã vận chuyển động vật bị bệnh sang tỉnh có mức hỗ trợ cao hơn, làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tương tự, mức hỗ trợ đối với động vật thủy sản đang thấp hơn nhiều so với mức giá thực tế do giá cả đầu vào sản xuất tăng cao, người dân gặp khó khăn trong phục hồi, tái sản xuất. 

Mặt khác, khó khăn trong việc xác định thiệt hại đối với thuỷ sản, thiếu căn cứ để tính thiệt hại 30 -70%; chưa có mức hỗ trợ sản xuất giống bị thiệt hại do dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc quy đổi đơn vị tính tất cả theo ha hoặc m3 hoặc chỉ phân biệt thâm canh/bán thâm canh như trong Nghị định 02 cũng chưa phù hợp do mỗi loài thủy sản có hình thức nuôi đặc trưng riêng, chi phí đầu tư/mật độ nuôi cũng rất khác nhau nên mức độ thiệt hại khi bị tiêu hủy rất khác nhau.

Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng bất cấp của Nghị định 02/2017 về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh  - Ảnh 1.

Các lồng bè nuôi trồng thủy sản tại Vân Đồn bị bão số 3 phá huỷ. Ảnh: Thu Lê.

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách về hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản bị thiệt hại do dịch bệnh, trong đó quy định cụ thể giá tiền hỗ trợ theo từng loài gia súc, gia cầm tính theo thời gian nuôi hoặc trọng lượng cho các cơ sở có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do phòng, chống dịch bệnh, bổ sung một số loại dịch bệnh động vật nguy hiểm được hỗ trợ. Quy định cụ thể đối tượng cũng như phương án tính thiệt hại đảm bảo khả thi, hiệu quả, đưa chính sách vào cuộc sống.

Ngoài ra, bổ sung hỗ trợ thiệt hại khi tiêu hủy thủy sản làm giống bị bệnh. Đối tượng này khi bị bệnh sẽ tiêu hủy toàn bộ bể nên việc tính mức hỗ trợ khả thi và việc hỗ trợ thật sự có ý nghĩa với người sản xuất. Bên cạnh đó, do thủy sản thương phẩm bị bệnh vẫn có thể tận dụng làm thực phẩm nên chỉ đề xuất hỗ trợ khi tiêu hủy thủy sản mắc bệnh. Đưa ra nhiều định mức hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng và phù hợp với hình thức nuôi (liên quan đến mức đầu tư và mức độ thiệt hại khác nhau) – như vậy sẽ đảm bảo sự công bằng và chính sách hỗ trợ đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

Hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất là các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

Tại Nghị định số 02/2017 chưa có quy định về việc hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh động vật. Theo quy định tại khoản 9 Điều 27 Luật Thú y, khi dịch bệnh động vật xảy ra tất cả động vật, sản phẩm động vật của bất kỳ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (không có ngoại lệ đối với cơ sở của lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp) đều thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân đều có quyền lợi, trách nhiệm như nhau, bảo đảm công bằng trong thực thi pháp luật giữa các chủ thể tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh động vật.

Hiện nay, các đơn vị này tham gia kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tương đối nhiều và đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn của cán bộ chiến sỹ, nhất là khi ngân sách nhà nước hạn hẹp nên mức chi cho bữa ăn còn hạn chế, giá thực phẩm trên thị trường có chiều hướng gia tăng mạnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng và là những hạt nhân phát triển kinh tế của địa phương, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trước đây, khi xây dựng Nghị quyết số 42/NQCP ngày 18/6/2019 của Chính phủ, các Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Do đó, tại các Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 và 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ đều có quy định hỗ trợ lực lượng vũ trang nhân dân.

Thêm vào đó, hầu hết, các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản của lực lượng vũ trang đều có quy mô vừa và nhỏ, nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh cũng giống như các cơ sở sản xuất. 

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách về bổ sung đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh.

Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng bất cấp của Nghị định 02/2017 về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh  - Ảnh 2.

Bão số 3 đã tàn phá 3 nhà xưởng của Công ty TNHH Việt Trường (doanh nghiệp thủy sản ở TP. Hải Phòng), thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng.

Hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất là các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

Nghị định số 02/2017 quy định mức hỗ trợ đối với hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do dịch bệnh. Theo quy định tại khoản 9 Điều 27 Luật Thú y, khi dịch bệnh động vật xảy ra tất cả động vật, sản phẩm động vật của bất kỳ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân đều có quyền lợi, trách nhiệm như nhau, bảo đảm công bằng trong thực thi pháp luật giữa các chủ thể tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh động vật.

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách về hỗ trợ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do dịch bệnh. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm 4 nhóm: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1); Tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2); Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nhóm 3); và do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 4).

Hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

– Nghị định số 02/2017 được ban hành từ năm 2017, do vậy mức hỗ trợ đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại do dịch bệnh đang thấp hơn nhiều so với mức giá thực tế do giá cả đầu vào sản xuất (con giống, thức ăn, thuốc thú y…) tăng cao, vì vậy người dân còn gặp khó khăn trong phục hồi, tái sản xuất. Khó khăn trong việc xác định thiệt hại, thiếu căn cứ để tính thiệt hại 30 -70%…(với thuỷ sản); bên cạnh đó chưa có mức hỗ trợ đối với thiệt hại khi sản xuất giống bị thiệt hại do dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc quy đổi đơn vị tính tất cả theo ha hoặc m3 hoặc chỉ phân biệt thâm canh/bán thâm canh như trong Nghị định 02 cũng chưa phù hợp do mỗi loài thủy sản có hình thức nuôi đặc trưng riêng, chi phí đầu tư/mật độ nuôi cũng rất khác nhau nên mức độ thiệt hại khi bị tiêu hủy rất khác nhau.

Với các khó khăn nêu trên nên qua hơn 7 năm triển khai, chưa tỉnh nào triển khai được hoạt động hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh thủy sản, nên có thể nói chính sách này không “đến được” với người nuôi trồng thủy sản; chưa hỗ trợ được người nuôi khôi phục sản xuất dù khó khăn, thiệt hại lớn. Chính vì vậy, không khuyến khích được người nuôi thực hiện tốt các hoạt động phòng chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Trên thực tế, ngoài các đối tượng nêu trên, khi dịch bệnh động vật xảy ra tất cả động vật, sản phẩm động vật của bất kỳ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân đều có quyền lợi, trách nhiệm như nhau, bảo đảm công bằng trong thực thi pháp luật giữa các chủ thể tham gia trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh động vật.

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách về hỗ trợ đối với doanh nghiệp (nhỏ và vừa) là kế thừa các quy định tại Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 và Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình soạn thảo, cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định đã cân nhắc, lựa chọn các đối tượng để đưa vào đối tượng được hưởng hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Qua rà soát, chưa có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018; Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021: “Không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn”. Có thể thấy, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguy cơ dịch bệnh cao hơn các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI. Khi xảy ra dịch bệnh buộc phải tiêu hủy, các đơn vị này cần được hỗ trợ để bảo đảm, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và việc áp dụng chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Do đó, dự thảo Nghị định không quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI vì phải cân đối nguồn lực, đảm bảo tính khả thi.

Hỗ trợ đối với người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật

 Nghị định số 02/2017 không quy định chính sách hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch. Chế độ hỗ trợ cho người tham gia công tác phòng, chống dịch đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, mức hỗ trợ quy định tại Quyết định này hiện thấp hơn nhiều so với ngày công lao động phổ thông tại địa phương nên khó triển khai, huy động nguồn nhân lực trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng chống dịch (đặc biệt là những người không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Chưa có quy định về chế độ hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, cụ thể: là người trực tiếp thực hiện một hoặc nhiều các hoạt động sau: (i) Thống kê; xác nhận thiệt hại do dịch bệnh động vật; (ii) Xử lý ổ dịch; lấy mẫu; mổ khám, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật; điều tra, xác minh dịch bệnh động vật; bắt, giữ, vận chuyển, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật; (iii) Tiêm phòng; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để phòng, chống dịch bệnh động vật; (iv) Trực tổ, chốt, trạm để kiểm soát dịch bệnh động vật.. Trong khi đó, tại cấp cơ sở hiện nay, số lượng cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật rất ít, khối lượng công việc lại rất lớn, thậm chí nguy hiểm.

Bộ NNPTNT kiến nghị giải pháp: Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó gồm có các khoản quy định về hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật theo phân công, huy động của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động sau đây: Thống kê; xác nhận thiệt hại do dịch bệnh động vật; Xử lý ổ dịch; lấy mẫu; mổ khám, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật; điều tra, xác minh dịch bệnh động vật; bắt, giữ, vận chuyển, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật; Tiêm phòng; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để phòng, chống dịch bệnh động vật; Trực tổ, chốt, trạm để kiểm soát dịch bệnh động vật.





Nguồn: https://danviet.vn/tu-bat-cap-cua-nghi-dinh-02-2017-ve-ho-tro-thiet-hai-do-thien-tai-dich-benh-bo-nnptnt-bao-cao-thu-tuong-20240923132352015.htm

Cùng chủ đề

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Mùa đông năm nay các con không còn lạnh nữa’

Chia sẻ tại chương trình "Nối vòng tay ấm" do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng PNJ và Quỹ Niềm Tin Vàng thực hiện, hiệu trưởng một điểm trường ở Lạng Sơn xúc động nói: 'Mùa đông năm nay các con...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão yagi gây ra hồi tháng...

Tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh

Từ ngày 8-9/11, tại TP Hạ Long, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV năm 2024 sẽ long trọng tổ chức với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các DTTS trong tỉnh. Đại...

Bão Yinxing giật cấp 17, dự báo suy yếu dần khi vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, lúc 19h hôm nay, vị trí tâm bão Yinxing vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippines).Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.Dự báo đến tối mai, bão Yinxing trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật chơi" hoàn chỉnh với các tiêu chí và quy định cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận...

Sinh viên có thể “ăn Tết” tới 4 tuần

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên cả nước khá dài khi có trường cho nghỉ tới 28 ngày. Một trường ở TP.HCM cho sinh viên học online trước và sau 1 tuần để có thể ở quê tới 4 tuần. ...

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học nhằm vừa phòng trừ được sinh vật gây...

Cách Hoàng Sa 480km, hướng thẳng Quảng Trị-Quảng Ngãi, bao giờ vào đất liền?

Tin bão số 7 mới nhất, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 7 - bão Yinxing đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. ...

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn;...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023

Trong các ngày 24, 25 và 29/10, Tổ khảo sát, thẩm định của tỉnh đã tiến hành khảo sát, thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM kiểu mẫu của các xã Yên Chính và Yên Khang thuộc huyện Ý Yên; các xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phú, Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Hưng. Quá trình thẩm định và khảo sát, cả 5 xã đều đáp ứng 4/4 điều kiện công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo quy định...

Cùng chuyên mục

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật chơi" hoàn chỉnh với các tiêu chí và quy định cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận...

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học nhằm vừa phòng trừ được sinh vật gây...

Cách Hoàng Sa 480km, hướng thẳng Quảng Trị-Quảng Ngãi, bao giờ vào đất liền?

Tin bão số 7 mới nhất, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 7 - bão Yinxing đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. ...

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn;...

Mới nhất

Thuốc hoạt huyết dưỡng não DHG và những lưu ý khi sử dụng

Hoạt huyết dưỡng não DHG thuộc dòng dược phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu não và cải thiện triệu chứng thiếu máu não. Để việc sử dụng dược phẩm này đạt được hiệu quả...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Bí quyết săn học bổng 2025 từ 8 trường đại học hàng đầu Úc (Go8)

Để có cơ hội nhận học bổng từ Go8 - nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Úc, việc tìm hiểu kỹ...

Gần 6.000 người và máy móc, 50 mũi thi công cao tốc Quảng Ngãi

TPO - Sau gần 2 năm triển khai thi công, cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn hiện nhà thầu đã huy động hơn 4.000 nhân sự và 1.750 máy móc thiết bị, triển khai 50 mũi thi công trên toàn tuyến. Sản lượng đạt gần 6.400 tỷ đồng tương ứng 47% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên,...

Mới nhất