Trang chủNewsDu lịchHuế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác.

Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương và đặc biệt là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có diện tích được đánh giá là lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Huế “duy nhất” bởi nơi đây lưu giữ Di sản quốc gia đặc biệt, đồng thời là Di sản văn hóa thế giới do Unesco công nhận. Đó là quần thể kiến trúc Cố đô với hệ thống các di tích cổ kính thuộc về triều đại cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam: Triều Nguyễn.

Và Huế “không thể thay thế” vì một nền văn hóa rất Huế, mang dấu ấn của văn hóa cung đình nhưng cũng đậm nét dân gian.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những công trình kiến trúc cổ kính đã tạo nên yếu tố “duy nhất” chỉ có thể có ở vùng đất Cố đô Huế. Đó là Quần thế di tích Cố đô Huế – Di sản quốc gia đặc biệt, Di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận.

Có thể nói, kiến trúc Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc của kiến trúc truyền thống Việt, tư tưởng triết lý phương Đông, cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng của kiến trúc quân sự phương Tây, hài hòa với các yếu tố tự nhiên: núi Ngự Bình, sông Hương, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh, cồn Hến…

Quần thể kiến trúc Cố đô Huế bao gồm hệ thống các di tích liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc. Trải qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, Huế vẫn bảo tồn được diện mạo của một kinh đô xưa, với hàng trăm công trình nghệ thuật tuyệt mỹ, vừa có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa, vừa phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc Huế.

Đại nội Huế về đêm. Ảnh: Thanh Toàn

Về di sản kiến trúc của Cố đô Huế, có thể kể đến những di tích tiêu biểu sau: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, Cung An Định, bến thuyền Cung đình, Trấn Bình đài, Trấn Hải thành, điện Hòn Chén, Cung Từ Dũ, Văn miếu, Võ miếu, Hải Vân quan, Chùa Thiên Mụ…

Kinh thành Huếđược khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành năm 1832, Kinh thành Huế nằm bên bờ Bắc của sông Hương, quay mặt về hướng Nam, gồm ba tòa thành được bố trí đăng đối trên một trục dọc, xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc, xung quanh có 10 cửa chính và hệ thống vọng canh, hào nước…

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn: Đây được xem là thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Lăng vua, đôi khi lại là một cõi thiên đường, được tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Một số lăng tiêu biểu như:

– Lăng Gia Long (hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng): là nơi an nghỉ của vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập Triều Nguyễn. Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thành phố Huế. Quá trình xây dựng Lăng diễn ra trong 6 năm (1814-1820). Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và được dùng để gọi tên chung cho cả quần sơn này: Thiên Thọ Sơn. Tất cả đều được quy hoạch trong khu vực rộng hơn 28 km2, tạo thành một cảnh quan hùng tráng.

Lăng Vua Gia Long là một bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc, trong đó, thiên nhiên là yếu tố chính tạo nên nét hùng vĩ của cảnh quan. Đến thăm lăng, du khách được thả mình trong một không gian tĩnh lặng nhưng đầy chất thơ để suy ngẫm về những thành bại của cuộc đời mình cũng như vinh nhục của Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn.

– Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng): nằm trên núi Cẩm Khê, xã Hương Thọ, được xây dựng từ năm 1840, hoàn thành năm 1843, bao gồm các hạng mục như tẩm điện, Tam tài sơn, lăng mộ, hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt…

Lăng Minh Mạng. Ảnh: Internet

– Lăng Tự Đức (Khiêm lăng): thuộc xã Thủy Xuân, được xây dựng từ năm 1864 và hoàn thành năm 1867, bao gồm các hạng mục: La thành và các cổng, Chí Khiêm đường, điện thờ, lăng Lệ Thiên Anh Hoàng hậu, lăng Kiến Phúc, hồ Lưu Khiêm…

– Lăng Khải Định (Ứng lăng): tại xã Thủy Bằng. Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng cho xây dựng lăng tẩm. Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

Để xây lăng, Vua Khải Định đã cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói lợp mái, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, Lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng xây dựng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau: Hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng Khải Định là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt, chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Lăng Khải Định được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình từ sành, sứ và thủy tinh. Đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Ảnh: Internet.

 – Lăng Dục Đức (An Lăng) là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu). So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. 

– Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng, nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy (nay là thành phố Huế). So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, Lăng Thiệu Trị có những nét riêng độc đáo. Đây là Lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây-Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. 

Quá trình xây cất Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Tổng thể kiến trúc của Lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Vua Thiệu Trị nằm đó, yên giấc ngàn thu trong khung cảnh thanh bình của đồng quê và sự quây quần của quyến thuộc.

Đàn Nam Giao: 

Nằm ở phía Nam của Kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1807, Đàn Nam Giao hình chữ nhật, chiều dài 390m, chiều rộng 265m, là nơi các vị vua triều Nguyễn làm lễ tế trời, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Văn Miếu: 

Nằm ở bờ Bắc của sông Hương, cách chùa Thiên Mụ khoảng 500m về phía Tây, Văn Miếu được xây dựng năm 1808 để thờ Khổng Tử.

Hổ Quyền: 

Thuộc địa phận xã Thủy Biều, xây dựng năm 1830. Đây là một đấu trường có mặt bằng hình vành khăn, gồm hai vòng tường gạch (ở trong và ngoài), xung quanh trổ chuồng cọp và cửa vòm cho voi ra vào, phía trên là khán đài.

Chùa Thiên Mụ

Ngôi chùa này được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km.

Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa và năm 1710, cho đúc quả chuông Đại Hồng Chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.052kg). Năm 1715, Chúa lại cho xây dựng thêm một tấm bia đá cao 2,6m, rộng 1,25m đặt trên lưng một con rùa làm bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m.

Tháp Phước Duyên trong chùa Thiên Mụ. Ảnh: báo Thừa Thiên Huế.

Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng. Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, 21m. Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ. Ngoài bức tượng Phật bằng đồng, trong điện còn có vô số tượng, một khánh bằng đồng đúc năm 1677, một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.

Từ khi xây dựng cho đến nay, ngôi chùa đã được trùng tu 8 lần (1665, 1714, 1815, 1831, 1844, 1899, 1907, 1957). Qua những lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, huy hoàng, tráng lệ.

Cầu ngói Thanh Toàn

Cách thành phố Huế khoảng 8 km, Cầu ngói Thanh Toàn nằm trong làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Cầu được xây bằng gỗ, dài 17m, rộng 4m, hai bên có lan can, trên cầu có mái che lợp ngói. Cầu được xây năm 1776 theo lối “Thượng gia, hạ kiều” do bà Trần Thị Đạo, người cháu của một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiến Tông, bỏ tiền xây dựng. Bà Trần Thị Đạo đã được vua Lê Hiền Tồn ban sắc khen ngợi.

Cầu ngói Thanh Toàn về đêm. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Cố đô Huế còn có nhiều công trình kiến trúc cổ khác, mỗi công trình mang dấu ấn riêng, khiến nơi đây thực sự là một trung tâm văn hóa chứa đựng nhiều di sản văn hóa đặc sắc./.

(còn nữa)

Q.Liên

Cùng chủ đề

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 là sự kiện thể hiện mục tiêu, quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học-công nghệ lớn của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Sự kiện còn là dịp để tham vấn cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp...

Khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế 2024

Tối ngày 16/9, tại Công viên Thương Bạc, TP. Huế, Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ thương mại Festival Huế 2024 (hội chợ). Hội chợ thương mại Festival Huế 2024 là hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Công Thương chủ trì; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và...

Những bãi đá hoang sơ tuyệt đẹp bên vịnh Chân Mây – Lăng Cô

(Dân trí) - Khu vực vịnh Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) có rất nhiều bãi đá hoang sơ, không chỉ tạo sức hút đối với khách du lịch mà cả những người đam mê câu cá. Vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) được ví như chốn "bồng lai tiên cảnh" nhờ sở hữu núi non hùng vĩ cùng nước biển trong xanh, bãi cát trắng mịn và đầm Lập An thơ mộng. Nằm...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Cảng cá hơn 200 tỷ xây xong rồi bỏ không, lộ lý do không ngờ

Cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP Huế) được xem là khu cảng lâu đời, có quy mô lớn nhất phục vụ nghề cá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau thời gian vận hành, khai thác hơn một thập niên qua, cảng cá này dần bị xuống cấp, việc neo đậu của tàu thuyền bị quá tải. Để phát huy hiệu quả vận hành, khai thác và theo nhu cầu của ngư dân, tháng 10/2020, UBND tỉnh Thừa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thaco Auto ra mắt Kia New Carnival, giá bán từ 1,299 tỷ đồng

Hôm nay (16/9), THACO AUTO chính thức giới thiệu Kia New Carnival, mẫu xe SUV cao cấp cỡ lớn, đại diện cho đột phá về thiết kế và công nghệ với bán khởi điểm từ 1,299 tỷ đồng. Từ khi ra mắt thị trường Việt Nam, Kia Carnival đã khẳng định được sức hút trong phân khúc SUV cỡ lớn với doanh số gần 1.000 xe mỗi tháng, tạo vị thế dẫn đầu trong phân khúc giá trên 1,2 tỷ...

Vinfast ưu đãi 12 triệu đồng cho khách hàng chuyển đổi xanh sang xe máy điện

Tiếp nối chuỗi hành động “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường, VinFast công bố triển khai chương trình “Phủ xanh Việt Nam” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 12 triệu đồng, góp phần hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng sở hữu xe máy điện, qua đó đóng góp trực tiếp vào công cuộc chuyển đổi xanh. Nhận...

Thông toàn tuyến đường sắt Yên Viên

Sau rất nhiều nỗ lực, tính tới trưa nay, 15/9, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đã khắc phục xong toàn bộ các điểm gặp sự cố trên tuyến Yên Viên-Lào Cai. Chủ tịch Đặng Sỹ Mạnh thăm hỏi, động viên công nhân tại hiện trường Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai là tuyến chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi còn hàng chục điểm sạt lở. Tính tới chiều 14/9, tuyến trên vẫn đang phong tỏa...

Tác phẩm MÌNH ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ MÃI MÃI TỰ HÀO VÌ ĐƯỢC LÀ NGƯỜI VIỆT NAM 🇻🇳

- Tác giả: Đặng Thu Hà - Ngày tham dự: 16/09/2024 ...

Tác phẩm LED Lá Cờ Việt Nam ở Landmark 81 – vẫn thấy dù đơn giản nhưng lá cờ Tổ Quốc mình lại rất...

- Tác giả: Tập thể Schannel tại TP. HCM - Ngày tham dự: 16/09/2024 ...

Bài đọc nhiều

Khai mạc đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

Lễ hội với quy mô 100 gian hàng đã tạo không gian cho các nghệ nhân Hà Nội trưng bầy giới thiệu các sản phẩm bánh kẹo phụ vụ Tết Trung thu. Đồng thời thu hút 40 doanh nghiệp của 23 tỉnh, thành giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng. Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến nêu rõ, lễ hội...

A Hidden Gem in Sa Pa

Just over 10 kilometers from the center of Sa Pa, Ta Van continues to surprise visitors with its breathtaking, picture-perfect scenery.  When talking about the most famous tourist spots in Vietnam, it's not only the beaches but also the mountainous regions that come to mind. Among these, Sa Pa in Lao Cai stands out, often referred to as the "Land of Mist". Since its tourism sector has been systematically developed, Sa Pa, especially its town center, has taken on a more...

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa nên được ví như “Gành Đá Đĩa” thứ 2 - sau Gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Xung quanh Hòn...

Nhiều điểm nhấn đặc biệt trong chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh VN tại Mỹ

Theo Đại sứ, các bộ phim cũng chính là công cụ ngoại giao quyền lực mềm và giao lưu văn hóa mạnh mẽ, là cầu nối cho những khác biệt về văn hóa và tăng cường hơn nữa sự kết nối giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Ngành công nghiệp điện ảnh không chỉ là giải trí mà nó còn là một công cụ mạnh mẽ để kể những...

Thụy Sĩ hỗ trợ đào tạo nhân lực du lịch Việt Nam với chương trình Swiss EHT

Dự án ST4SD được Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ, đồng thực hiện bởi Hiệp hội Thụy Sĩ vì sự hợp tác quốc tế (Helvetas Swiss Intercooperation) Việt Nam và Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED) trong giai đoạn 2023-2027, với mục đích phát triển ngành du lịch Việt Nam bền vững, toàn diện hơn. Điểm nổi bật của Chương trình Swiss EHT là cung cấp nội dung và phương...

Cùng chuyên mục

Long An: Tận dụng vị trí gần TP Hồ Chí Minh làm lợi thế phát triển du lịch

Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Long An chưa phát triển là ngành du lịch chưa tập trung vào điểm mạnh, khác biệt để cạnh tranh với các địa phương; thiếu định hướng về nhu cầu của du khách.Du lịch Long An: Tăng hấp dẫn và thân thiện với công nghệ thực tế ảoVề Long An dự Lễ hội Vía Bà Ngũ hành Long Thượng ở Cần GiuộcLong An: Điểm đến của những khách ưa thích...

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa nên được ví như “Gành Đá Đĩa” thứ 2 - sau Gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Xung quanh Hòn...

Ảnh: Giới thiệu chương trình xúc tiến Du lịch

Thực hiện: Nam Nguyễn | 16/09/2024 ...

Các điểm du lịch miền Bắc mở cửa đón khách trở lại sau bão Yagi

Sa Pa – Khắc phục thần tốc Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng tại miền Bắc, đã nhanh chóng phục hồi sau những tác động do hoàn lưu bão số 3 và chào đón du khách trở lại. May mắn ít bị ảnh hưởng...

Mở ra những cơ hội mới để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam

Sáng 16/9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức buổi họp báo giới thiệu Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong chủ trì buổi họp báo. Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh, Tổng biên tập Báo Văn Hóa Nguyễn Anh Vũ đồng...

Mới nhất

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

NDO - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ...

Giá dầu thế giới đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 17/9/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 17/9/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 70,50 USD/thùng, tăng 2,10% (tương đương tăng 1,44 USD/thùng). Giá dầu WTI trên...

Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới

“Chúng ta đã đi cùng thế giới văn minh, nỗ lực chia sẻ những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta tiến hành cải cách, chuyển sang kinh tế thị trường đến nay cấu trúc và cơ chế thị trường vẫn còn nhiều hạn chế” - TS. Trần Đình Thiên nói. Nền tảng kinh tế thị...

Vĩnh Long kỷ niệm 111 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Đến dự có Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cùng lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ, chính quyền địa phương và người thân của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Tại buổi lễ, các đại biểu đã...

Mới nhất