Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamTSKH Trương Minh: Nhớ về những ngày học tập ở nước Nga

TSKH Trương Minh: Nhớ về những ngày học tập ở nước Nga


Học xong lớp 9, chúng tôi được ra Hà Nội, tập trung tại khu Học xá Trung ương để học tập chính trị, học lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… Sau hơn ba tháng chỉnh huấn, học viên ngồi một tuần để tổng kiểm thảo, mỗi người phải thành thật nêu lên hết ưu khuyết của mình. Bản kiểm thảo được tập thể tham gia góp ý kiến sửa đổi hoàn thiện và được gửi về địa phương hoặc đồng hương để chứng thực. Đây là thời gian rất căng thẳng đối với lứa tuổi 15-16 của chúng tôi.

Thế rồi lớp học cũng kết thúc, một số bạn được đi học ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Tôi được đi Liên Xô, vượt quãng đường dài hơn mười ba ngàn cây số, qua mục Nam Quan đến Bắc Kinh, Mãn Châu Lý, Siberia rồi đến Moskva. Là những học sinh từ những vùng kháng chiến nay thật ngỡ ngàng với phong cảnh kỳ vĩ bao la của đất nước Nga.

Bước chân đầu tiên vào trường Đại học Lomonosov, ngôi trường có toà nhà cao 32 tầng sừng sững trên đồi Lenin cho chúng tôi cảm giác hư thực như trong mơ. Ở đây, trong lớp dự bị đại học, chúng tôi được cô giáo Khruvskaia Valenchina Vasilievna dạy dỗ từng câu chữ tiếng Nga, chăm lo cho từ bữa ăn đến giấc ngủ, thuốc men khi cảm lạnh.

TSKH Trương Minh: Nhớ về những ngày học tập ở nước Nga

Korpus 7 phố Sinh viên hè 1961.

Rồi một năm học trôi qua, chúng tôi đã có đủ điều kiện cần thiết để vào các trường đại học. Chia tay bạn bè, chúng tôi về trường Đại học Thăm dò Địa chất Moskva mang tên Sergo Ordzhonikidze.

Khóa đầu tiên ở đây đã có anh Nguyễn Xuân Sính (RM-55), Trương Dương Tấn (RM-56), sau là các anh Hồ Đắc Hoài (RF-56), Ngô Văn Bưu (RF-56), Nguyễn Văn Chữ (RM-56), Phạm Xuân Hoàng (RM-56), Hồ Quang Phong (RM-56). Vào hè 1957, khóa thứ ba về trường có Trương Minh (RF-57), Nguyễn San (RF-57), Bùi Kiện (RM-57), Nguyễn Hòa (RM-57), Nguyễn Kim Tự, Nguyễn Đức Bảo, Đặng Minh Đức. Các anh Ngô Thường San, Nguyễn Nghiêm Minh thì từ trường Internat đến sau. Năm 1958 có các cán bộ như anh Nguyễn Thiện Giao (RF-56), anh Phan Minh Bích (RF-58), nguyên Đoàn trưởng đoàn thăm dò sắt Bảo Hà được Tổng cục Địa chất cử đi học. Đến năm 1959 còn có các anh chuyển tiếp sinh từ Đại học Bách khoa Hà Nội như anh Trương Biên (RT-57), Nguyễn Thượng Hùng (RG-57), Nguyễn Thanh (RG-57), Huỳnh Trung (PS-57)… Tiếp theo những năm sau có nhiều anh chị em tiếp tục được cử sang học, bổ sung thêm nhiều sinh viên Việt Nam vào các khoa Địa chất, Địa vật lý, Địa chất Thủy văn, Khoan khai thác, Địa chất công trình…

Đến khóa chúng tôi, nhà trường ưu tiên cho sinh viên nước ngoài ở Korpus 7 ký túc phố sinh viên. Nơi đây chúng tôi đã lưu lại suốt 5 năm ăn học với bao kỷ niệm vui buồn khó quên của một thời trai trẻ nhiệt huyết.

TSKH Trương Minh: Nhớ về những ngày học tập ở nước Nga

Thực tập đo máy địa vật lý.

Bài giảng đầu tiên tại giảng đường 20, giảng đường chung lớn nhất của trường, sinh viên Việt Nam học cùng các bạn người Nga, Tiệp, Đức, Hungary… Chọn dãy bàn gần bảng nhất để nhìn và nghe cho rõ, nhưng với vốn tiếng Nga bì bõm, chúng tôi chỉ nghe câu được câu chăng, cố gắng ghi bài bằng tiếng Nga lẫn tiếng Việt. Tôi cố chọn ngồi gần một bạn Nga, tốt nhất là bạn nữ, cố liếc bài để bổ sung những đoạn không nghe kịp. Thế rồi khóa học cũng trôi qua, bài vở cũng được ghi chép đầy đủ, chuẩn bị cho các kỳ thi với rất nhiều môn cơ bản như toán, lý, hóa, địa chất đại cương, triết học… Rất may là chúng tôi đã được học một số môn khoa học cơ bản khá kỹ ở trường phổ thông Việt Nam nên việc học cũng có nhiều thuận lợi.

Mùa đông ở nước Nga rất lạnh nhưng hằng ngày chúng tôi vẫn phải dậy sớm, trước bảy giờ sáng, trời còn chưa sáng, chưa kịp ăn gì vội xách cặp sách vở, tóm vội nắm tuyết xoa lên mặt và chạy vội ra bến tàu điện ngầm metro đến trường. Tám giờ vào lớp mà ngoài trời vẫn tối om, trên bục thầy cứ giảng thao thao mà sinh viên thì buồn ngủ, cố căng mắt nhìn lên bảng chỉ thấy thầy mờ mờ ảo ảo, tiếng thầy thi thoảng bên tai. Thế rồi chuông báo hết hai tiết học, sinh viên vội vàng ra cổng sắp hàng mua bánh rán pirojki. Bánh rán nhân bắp cải nóng hổi mà rất thơm ngon là món điểm tâm sáng mà sinh viên rất ưa thích lúc bấy giờ.

Năm học thứ nhất với bao nhiêu bỡ ngỡ ban đầu rồi cũng trôi qua nhanh chóng, chúng tôi chuẩn bị đi thực tập ở Zagorsk. Đây là vùng ngoại ô cách Moskva hơn trăm kilômét trong cánh rừng rậm rạp, phong cảnh mùa hè với thông và bạch dương xanh tươi, không khí trong lành mát mẻ, khác hẳn mùa đông phủ đầy tuyết trắng lạnh giá. Nhà trường đã cho xây nhà ở cho sinh viên, nhà làm việc, các khu vực thực tập trên thực địa và văn phòng phân tích xử lý số liệu. Nhà xây hai tầng bằng gỗ thông dùng làm chỗ ở cho nữ sinh viên và sinh viên ngoại quốc, còn nam sinh viên Nga thì ở trong các lán trại.

Tất cả sinh viên năm thứ nhất đều phải trải qua thực tập môn trắc địa đo nivo bằng máy theodolite, thực tập địa vật lý trên máy SP-1 đo điện trở suất, máy GAK đo trọng lực… Ngày ấy, sinh viên Việt Nam mới được tiếp xúc với các thiết bị đo đạc mới hiện đại, rất bỡ ngỡ nhưng rồi cũng quen dần và học được cách sử dụng thành thạo. Sau những giờ đo đạc ngoài trời, sinh viên về làm công tác văn phòng, xử lý số liệu, vẽ bản đồ địa hình, vẽ các lát cắt địa vật lý… Thực tập ở Zagorsk như cuộc dã ngoại vừa học vừa chơi, đã cung cấp cho đầu óc trẻ của sinh viên những khái niệm ban đầu của ngành nghề thăm dò địa chất để làm cơ sở cho những năm học sau. Trong năm thứ hai, sinh viên được học các môn cơ bản của ngành nghề như địa chất đại cương, cổ địa chất, cổ sinh, kiến tạo…

Thi xong 6-7 môn học với hàng chục bài kiểm tra, kết thúc năm thứ hai, chúng tôi lại lên đường đi thực tập địa chất ở Crimea ở miền Nam nước Nga. Ở đây, trường tổ chức một khu Palygon ở vùng Bakhchysarai, gần trại thực tập của trường Đại học Tổng hợp Lomonosov. Nhà trường chưa có ký túc xá, sinh viên chia nhau từng nhóm nhỏ ở nhờ nhà dân.

TSKH Trương Minh: Nhớ về những ngày học tập ở nước Nga

Trên lộ trình vẽ bản đồ địa chất vùng Crimea.

Một tháng thực tập trôi qua là với nhiều trải nghiệm thực tế ban đầu của người làm địa chất. Kết thúc mùa thực tập năm thứ hai, chúng tôi chia nhau từng nhóm đi tham quan các thành phố ven bờ Biển Đen với bầu trời cao lồng lộng, biển xanh bát ngát tuyệt đẹp. Ở đây có tổ chức đón tiếp dân du lịch bình dân rất hay. Các bà già đón nhận vài ba người về nhà mình ở trọ với giá rất “sinh viên”, còn việc đi thăm quan là tùy thích. Thế rồi chúng tôi lần lượt đi qua các thành phố biển Simferopol, Sevastopol, Yanta… Mùa hè trôi qua thật tuyệt vời, vừa được học trên thực tế vừa hiểu biết thêm đất nước Liên Xô rộng lớn bao la. Kỳ thực tập hè kết thúc, sinh viên lại cõng ba lô trở về trường, chuẩn bị vào năm học mới.

Sau kiến tập năm thứ nhất, tất cả sinh viên phải tham gia đi khẩn hoang (Selina) ở Kazacstan. Sinh viên đi khẩn hoang là tham gia gặt lúa mì, phụ máy gặt đập liên hợp, người khỏe thì phụ máy cày. Công việc vất vả cả ngày, ăn uống ngoài đồng, tối về ngủ trong nhà bạt, ban ngày nắng nóng, đêm thì lạnh buốt. Công việc thật vội vàng để kịp thu hoạch trước khi mùa đông tới.

TSKH Trương Minh: Nhớ về những ngày học tập ở nước Nga

Thảo nguyên Astrakhan.

Bước vào năm thứ ba, ngoài các môn khoa học địa chất cơ bản, sinh viên được phân ban vào học các môn chuyên ngành với các kiến thức sâu. Riêng địa vật lý chúng tôi được học các môn thăm dò trọng lực, điện, địa chấn, phóng xạ, địa vật lý giếng khoan… cùng các buổi thí nghiệm, các bài za – trốt (kiểm tra), hàng chục bài thi về các môn trong hai học kỳ. Mỗi môn thi được nghỉ trong hai ba ngày, sinh viên hầu như không ngủ để ôn thi. Trên đường đi thi mắt nhắm mắt mở, trong đầu vẫn lởn vởn các công thức toán học chuyên môn.

Thế rồi năm học lướt qua trôi chảy, chuẩn bị cho một kỳ thực tập mới, thực tập sản xuất đầu tiên ở Liên đoàn địa chất Nam Ural hè 1959. Ba ngày đêm tàu hỏa chạy liên tục đến thành phố Uran, nơi giáp ranh hai miền Âu – Á của đất nước Nga rộng lớn. Về thực tập ở đây có tôi và San, bạn học cùng lớp, được trọ tại nhà dân. Hai anh em được chủ nhà bố trí ở chung một phòng, ngày đi làm ở thực địa. Mỗi sáng, chúng tôi được gia chủ gói cho ổ bánh mì với mấy quả trứng gà, khoai tây luộc cùng dưa chuột và lọ sữa bò tươi. Các thức ăn ấy không phải mua ngoài chợ mà do gia đình tự làm ra. Thời ấy tất cả nông dân Nga đều sinh sống trong nông trường tập thể hoặc nông trường quốc doanh. Hằng ngày, người ta đi làm cho nông trường, song nhà nào cũng có nuôi bò, lợn và vườn rau riêng. Sinh viên thực tập được ăn ở cùng gia đình mà không phải trả tiền. Ba tháng thực tập ngoài thực địa và làm công tác xử lý số liệu ở văn phòng, chúng tôi đã có một số kiến thức thực tế bổ sung cho những bài giảng lý thuyết ở trường.

TSKH Trương Minh: Nhớ về những ngày học tập ở nước Nga

Niên khóa 1959-1960, chương trình học năm thứ tư đi sâu vào các chuyên môn hẹp, chuẩn bị cho nghề nghiệp ra trường, đó là các môn Thăm dò Địa chấn. Lần này được đi thực tập ở Liên đoàn Địa vật lý Astrakhan trên bờ biển Kaspien. Đây là vùng thảo nguyên rộng lớn có nhiều triển vọng dầu khí ở dưới lòng đất.

Những năm ở Liên Xô miệt mài học hành cũng là thời gian mong đợi trông chờ ngày trở về quê hương. Thế rồi thời gian trôi nhanh, tôi đã tốt nghiệp đại học. Trước khi lên tàu về nước, tôi đi vòng quanh thành phố Moskva thân thương qua những năm miệt mài học tập và từ biệt các bạn học cùng trường.

Đời người thăng trầm có biết bao nhiêu niềm vui buồn khó quên, không hiểu vì sao càng về già càng nhớ nhiều tới những ký ức của cái thuở trai trẻ ấy!

Theo hồi ức của cố TSKH Trương Minh,

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/ee3c1e2d-1631-4d18-ba0c-d50fa8168933

Cùng chủ đề

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại. PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Ông đánh giá như thế nào về bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024? ...

Bộ Tư lệnh TPHCM gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 20-12, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TPHCM tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 – 22-12-2024). Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã cùng nhau xem phim tài liệu ôn truyền thống 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. 80 năm qua, dưới...

Đồng Yên Nhật trượt xuống mức thấp kỷ lục

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/12/2024: Đồng Yên Nhật trượt xuống mức thấp kỷ lục. Đổi 1 Man bằng bao nhiêu VND? Eximbank là ngân hàng mua Yen cao nhất. Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 21/12/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng 21/12/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 156,44 VND/JPY và tỷ giá bán...

Trào lưu du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân

Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn đang được nhiều địa phương trong cả nước triển khai nhằm bảo tồn, giới thiệu, quảng bá những bản sắc văn hóa, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đến với khách du lịch. Du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng giúp các địa phương nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân trong bối cảnh đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Tại...

Hình hài tuyến cao tốc hơn 100km qua Hà Tĩnh sắp hoàn thành

TPO - Sau gần 2 năm thi công, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh dài hơn 102km nhiều vị trí đã gần hoàn thiện. Các đơn vị thực hiện dự án đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ ở giai đoạn nước rút, kịp bàn giao vào tháng 4/2025. TPO - Sau gần 2 năm thi công, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh dài hơn 102km nhiều vị trí đã gần hoàn thiện. Các đơn vị thực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đoàn Bộ Nông – Lâm

Từ ngày 02 - 07/12, đoàn công tác Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia do Ngài Hean Vanhorn, Thứ trưởng Bộ Nông - Lâm -...

THACO trao 100 suất học bổng “Vượt khó vì tương lai” lần thứ 22

Ngày 4/12, tại TP. Biên Hòa, Báo Đồng Nai đã tổ chức Lễ trao 100 suất học bổng "Vượt khó vì tương lai" lần thứ 22 năm...

DOJI ĐƯỢC VINH DANH GIẢI VÀNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

Ngày 18/12, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI được vinh danh Giải Vàng Chất lượng Quốc gia trong Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng châu Á – Thái Bình Dương. Niềm vinh dự này không những là minh chứng cho hành trình đổi mới và phát triển bền vững của DOJI, mà còn khẳng định cam kết về chất lượng và sự hài lòng cao nhất dành cho khách hàng. Giải thưởng...

Cơ hội đầu tư sinh lời sáng giá

Giữa làn sóng phát triển mạnh mẽ của bất động sản khu Đông Hà Nội, Shophouse khối đế Eurowindow River Park với loạt ưu thế vượt trội đang là tâm điểm đầu tư. Kinh doanh đa năng, số lượng hữu hạn Khi thị trường địa ốc bước vào giai đoạn sàng lọc...

Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống

Hành trình 90 ngày tái thiết thôn Kho Vàng: Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Bài đọc nhiều

Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống

Hành trình 90 ngày tái thiết thôn Kho Vàng: Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam và Saudi Aramco thúc đẩy hợp tác

Vừa qua, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với Công ty Dầu khí Arập Xêút Saudi Aramco tại Dhahran, Arập Xêút. Tham gia đoàn công tác có Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Xuân Huyên, đại diện các ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị BSR và PTSC. Ông Mohammed Y. Al Qhatani...

Không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, Việt Nam sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện

Chia sẻ với PV, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho biết, nếu không nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chính sách, đất nước sẽ đối mặt với thực trạng thiếu điện. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, diễn ra...

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng – Human Act Prize năm 2024

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng - Human Act Prize năm 2024 | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam và EVN ký kết PPA các dự án điện

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án...

Cùng chuyên mục

Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống

Hành trình 90 ngày tái thiết thôn Kho Vàng: Bài 2: Những ngôi nhà hiện đại, song vẫn giữ truyền thống | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng – Human Act Prize năm 2024

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng - Human Act Prize năm 2024 | 20/12/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam và Saudi Aramco thúc đẩy hợp tác

Vừa qua, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với Công ty Dầu khí Arập Xêút Saudi Aramco tại Dhahran, Arập Xêút. Tham gia đoàn công tác có Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Xuân Huyên, đại diện các ban chuyên môn/Văn phòng Tập đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị BSR và PTSC. Ông Mohammed Y. Al Qhatani...

Bài 1: Thi công với thời gian

Ngày khởi công, quả đồi chỉ là miếng đất trống, được san gạt vội vàng... Ngày khởi công, những người lạc quan nhất có lẽ cũng không dám nghĩ công trình có thể hoàn thành trong thời gian ngắn đến vậy. Địa hình chia cắt, dốc cao khiến việc vận chuyển vật liệu trở thành bài toán nan giải. Đường dẫn vào công trường khi đó vẫn chỉ là những lối mòn đất đỏ, mùa mưa thì trơn trượt,...

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp Giám đốc World Bank tại Việt Nam

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp Giám đốc World Bank tại Việt Nam | 18/12/2024 Lượt xem: ...

Mới nhất

Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025

Trong kịch bản cơ sở, với mức tăng trưởng 18% lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, và định giá 12,5 – 13 lần P/E, MBS kỳ vọng VN-Index sẽ đạt 1.400 – 1.420 điểm trong năm 2025. Trong kịch bản cơ sở, với mức tăng trưởng 18% lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, và định...

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn với xe bệ phóng và tên lửa chống diệt...

Tàu không số trong ký ức anh hùng Hồ Đắc Thạnh: 12 chuyến tàu sinh tử

Tại lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, TX.Đông Hòa, Phú Yên) tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu không số (28.11.1964 - 28.11.2024), chứng kiến đại diện tỉnh Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đường Hồ Chí Minh trên biển do Thủ tướng Chính phủ...

Những chuyện ‘lạ’ ở ‘tổng hành dinh’ Bộ đội Cụ Hồ

4 câu chuyện “kỳ lạ” được kể bởi thế hệ con cháu các sĩ quan, tướng lĩnh Quân đội khắc họa nên Quân đội anh hùng, dân tộc anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh… LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày...

Nông nghiệp đô thị là xu hướng tất yếu, cải thiện an ninh lương thực, bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành...

Mới nhất