Trang chủFigureTS. Nguyễn Trí Dũng - Tổng giám đốc Công ty Minh Trân:...

TS. Nguyễn Trí Dũng – Tổng giám đốc Công ty Minh Trân: “Cơ hội để xây dựng tương lai mới giữa Việt Nam và Nhật Bản”

TS. Nguyễn Trí Dũng – Tổng giám đốc Công ty Minh Trân là một trong số ít Việt kiều đầu tiên được Chính phủ Việt Nam mời về góp phần tìm giải pháp giúp đất nước vượt qua khó khăn sau khi nước nhà thống nhất. Bước sang tuổi 75, ông vẫn đi về giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ông cho rằng, cột mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023) là cơ hội để hai nước cùng nhau xây dựng tương lai mới. Trên nền tảng đó, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng kế hoạch hợp tác cho 20 năm, 50 năm tới.

Trở về Việt Nam với tâm thế một chuyên gia kinh tế của Liên Hiệp Quốc, TS. Nguyễn Trí Dũng đã góp phần quan trọng xây dựng nhiều chương trình nhằm kết nối kinh doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nhiều năm qua, Minh Trân – Vườn ươm giấc mơ Việt Nam do TS. Nguyễn Trí Dũng xây dựng đã trở thành điểm kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tâm huyết với việc phát triển kinh tế, văn hóa nước nhà. Và ông luôn sẵn lòng chia sẻ những bài học quý giá về “tư duy phát triển Nhật Bản”.

Cuộc gọi phỏng vấn của tôi với TS. Nguyễn Trí Dũng vào thời điểm ông vừa quay trở lại Nhật Bản thăm gia đình. Chia sẻ cảm xúc nhân dịp Việt Nam – Nhật Bản kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, ông cho biết: “Rất vui vì những đóng góp của tôi trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được cả hai chính phủ ghi nhận”.

-1199-1677208264.jpg

* Trở lại Nhật Bản lần này, ông thấy diện mạo đô thị của Việt Nam hiện nay như thế nào so với Nhật Bản?

– Có thể nói, diện mạo đô thị tại các thành phố lớn của nước ta đã hiện đại hơn, có nhiều công trình tạo dấu ấn về kiến trúc, cảnh quan. Nhìn bên ngoài thì hình thức sinh hoạt giữa các đô thị Việt Nam và Nhật Bản không khác biệt nhiều như trước đây. Tuy nhiên, xét về giao thông đô thị, tại Nhật Bản tổ chức chặt chẽ, hợp lý hơn, cộng đồng dân cư cũng có ý thức giao thông cao hơn.

 * Dưới góc nhìn của một nhà trí thức, đồng thời là doanh nhân, theo tiến sĩ, Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước tiến thế nào về quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa trong 50 năm qua?

– Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, cả hai bên đều cần thời gian để hiểu nhau. Ở giai đoạn đầu, một bộ phận nhân dân hai nước đặt câu hỏi về lý do thiết lập quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, khi quan hệ, đầu tư, giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng tăng thì không còn thắc mắc này. Quan hệ hai nước đã trở nên gần gũi, thân thiện. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Nhật Bản có cảm tình tốt với nhau.

Chúng ta thấy rõ việc hợp tác ngày càng phát triển giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản và ngược lại. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã làm ăn lâu dài ở Việt Nam. 5 năm gần đây, người lao động Việt Nam qua làm việc tại Nhật Bản ngày càng nhiều và ở chiều ngược lại, người Nhật cũng sinh sống nhiều ở các thành phố lớn tại Việt Nam.

Từ xuất phát điểm thấp, hiện Việt Nam đã có nhiều ngành công nghiệp phát triển nhưng chưa có sự tập trung, vẫn chủ yếu gia công, thiếu liên kết thành chuỗi. Vì vậy, hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản còn nhiều dư địa phát triển để cạnh tranh với các nước trong khối ASEAN.

Cột mốc kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản chính là cơ hội để hai nước xây dựng tương lai mới. Trên nền tảng đó, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng kế hoạch hợp tác cho 20 năm, 50 năm sắp tới.

Quan điểm kinh doanh tương đồng rõ nét nhất của doanh nhân Việt Nam và Nhật Bản chính là duy trì chữ tín và giảm thiểu những tranh chấp không cần thiết. Điều này tương tự như cuộc sống vợ chồng, đã chung sống là có mâu thuẫn. Gia đình hạnh phúc là thuận vợ thuận chồng và sự khéo léo của hai bên.

* Trong quá trình kết nối giữa doanh nghiệp hai nước về thương mại, văn hóa, kỷ niệm nào để lại ấn tượng nhất trong ông?

– Trở về quê hương sau ngày thống nhất, nhận thấy đất nước còn khó khăn, quan hệ hai nước chưa thuận lợi, tôi đã xây dựng Hội Thị dân Nhật Bản ủng hộ Việt Nam, quyên góp và trao tặng hơn 1.200 máy may cho 60 trung tâm dạy nghề cho phụ nữ phát triển kinh tế. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ và lan tỏa khắp nước Nhật. Đó cũng là tiền đề để tôi tổ chức giao lưu văn hóa và kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp giữa hai nước sau này, trong đó có mạng kết nối Việt Nam – Nhật Bản (JAVINET). Đây là chương trình hợp tác Việt – Nhật do tôi thành lập để xúc tiến kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và vận động một số trí thức, chuyên gia đã nghỉ hưu sang Việt Nam làm việc trong 20 năm qua.

* Với vai trò kết nối, ông đánh giá đâu là điểm tương đồng văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản? Tính cách của doanh nhân Nhật và Việt có cụm từ chung nào mà riêng ông có thể đúc kết?

– Điểm tương đồng rõ nhất trong văn hóa kinh doanh của người Nhật và người Việt là tình cảm dành cho gia đình. Người Việt đa phần sống chủ yếu vì gia đình, nhưng ý thức cộng đồng chưa rõ nét. Người Nhật cũng vì gia đình, nhưng ý thức cộng đồng rất cao. Khi hợp tác với đối tác các nước phương Tây, doanh nghiệp Việt sẽ thấy họ dựa trên luật pháp để giải quyết mọi vấn đề. Nhưng khi hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản, sẽ thấy họ suy tính hợp tác rất kỹ, tránh tranh chấp, kiện tụng.

Còn nữa, quan điểm kinh doanh tương đồng rõ nét nhất của doanh nhân Việt Nam và Nhật Bản chính là duy trì chữ tín và giảm thiểu những tranh chấp không cần thiết. Điều này tương tự như cuộc sống vợ chồng, đã chung sống là có mâu thuẫn. Gia đình hạnh phúc là thuận vợ thuận chồng và sự khéo léo của hai bên.

* Nhiều doanh nhân Việt Nam đang trăn trở về đội ngũ kế thừa. Trong khi đó, ở Nhật Bản có nhiều doanh nghiệp tồn tại hằng trăm năm, họ đã chọn đội ngũ kế thừa và đào tạo ra sao, thưa ông?

– Chọn người kế thừa là công việc rất khó. Trong khu vực, vì có lịch sử  kinh doanh lâu đời, Nhật Bản là nước làm rất tốt việc này. Họ lựa chọn người kế thừa vì sự phát triển doanh nghiệp. Toyota là một ví dụ sinh động cho việc này. Từ một công ty chế tạo máy dệt, sau đó mới lập ra công ty ô tô trên cơ sở công nghệ của ngành dệt, Toyota đã trải qua nhiều đời nhưng người trong gia tộc kế thừa không liên tục. Quan điểm của người Nhật là chọn người có tài đức để trở thành lãnh đạo kế nhiệm.

Khi không chọn được người kế thừa trong gia tộc, người Nhật sẽ chọn người ngoài. Và người được lựa chọn phải trải qua nhiều vị trí, có nhiều đóng góp tại doanh nghiệp. Họ chuẩn bị rất kỹ cho việc này. Trong khi đó, người Việt thường muốn chọn người trong gia tộc.

* Từ chuyện của Honda trong cuốn sách Honda Soichiro – Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới mà tiến sĩ là dịch giả, ông có lời khuyên gì với doanh nhân Việt đang loay hoay tìm người kế thừa?

– Honda không đưa ai trong gia tộc vào công ty. Họ tìm người tài để kế thừa lãnh đạo và dẫn dắt doanh nghiệp. Khi được cả công ty thẩm định, đánh giá cao về năng lực thì người đó sẽ yên tâm phát triển kinh doanh.

Ở Nhật Bản, dù có con trai nhưng nếu chưa “xứng đáng” họ vẫn chọn con rể. Họ có chế độ nuôi rể, đổi họ và tuyên bố người đó là con của gia đình. Và khi vào gia đình, người rể sẽ thấy trọng trách của mình với doanh nghiệp và xã hội lớn hơn. Việc này ở Việt Nam còn rất xa lạ.

Theo tôi, doanh nghiệp Việt nên nghĩ sâu về vấn đề này. Bản thân tôi khi dịch tác phẩm Honda Soichiro – Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới cũng là với mong muốn giúp doanh nhân nước nhà có thêm thông tin và tham khảo về việc xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Ở bất kỳ quốc gia nào, việc lựa chọn người trong gia tộc kế nghiệp đều mang đến cảm giác yên tâm hơn. Nhưng dù làm chính trị hay doanh nghiệp thì cũng phải nghĩ “cha truyền con nối” chưa chắc là tư duy tốt.

* Theo quan sát của ông, so với 20 năm trước thì doanh nghiệp Việt khi làm việc với doanh nghiệp Nhật đã có những thay đổi gì?

– So với 20 năm trước, ở nhiều mặt, nhiều cấp, doanh nghiệp Việt đã có kinh nghiệm làm ăn với doanh nghiệp Nhật, đã đạt được những thành tựu nhất định và có những bước tiến xa so với giai đoạn đầu. Hai bên đã có sự thấu hiểu và đồng cảm. Trong các gia đình Việt, rất nhiều sản phẩm của doanh nghiệp Nhật hiện diện và ở chiều ngược lại, nhiều sản phẩm Việt cũng xuất hiện tại Nhật. Nhiều công nghệ mới của Nhật được chuyển giao thành công tại Việt Nam.

Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, không thể tự mãn so với những cái mình đang có được. Về giao tiếp với doanh nghiệp Nhật, doanh nhân Việt cần phải trau dồi thêm tiếng Anh hay tiếng Nhật, cũng cần tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa Nhật Bản. Hiện ở Việt Nam có nhiều sách dịch viết về văn hóa Nhật Bản, nhưng không ít tư liệu được dịch qua tiếng Anh không còn giá trị hiện tại. Chẳng hạn như sách dịch về văn hóa thực dưỡng của Nhật, nhưng thực tế trong sinh hoạt hằng ngày, hiện nay người Nhật không thể hiện kiểu đó.

Nói chung, doanh nghiệp Việt khi hợp tác với doanh nghiệp Nhật đã có sự thay đổi tốt, nhưng vẫn ở mức độ tương đối so với nhu cầu. Do đó, chúng ta phải thay đổi để có tương lai mới.

-2471-1677208264.jpg

* Theo ông, văn hóa đóng vai trò thế nào trong việc kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản?

– Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Như Nhật Bản có kimono thì Việt Nam có áo dài truyền thống chẳng hạn. Trong lĩnh vực tôn giáo, tượng Phật của Việt Nam và Nhật Bản khá giống nhau. Khi nhìn vào tượng Phật của hai nước, thấy rõ tính nhân ái và sự bình an. Phạm trù về văn hóa thì rất rộng, mỗi người ở lĩnh vực khác nhau sẽ có định nghĩa và cách hiểu khác nhau. Nhưng trên tất cả, tôi cho rằng văn hóa tôn trọng là quan trọng nhất trong kinh doanh. Chúng ta hay dùng từ hợp tác win-win để mô tả việc hợp tác đôi bên cùng có lợi, không nghiêng về bên nào. Vì vậy, việc xây dựng niềm tin và tôn trọng đối tác là quan trọng nhất trong quá trình hợp tác làm ăn.

Việt Nam và Nhật Bản có điểm chung là đều từng trải qua chiến tranh nên nhân dân hai nước đều rất quý trọng hòa bình. Trong quá khứ, khi Việt Nam còn chiến tranh, nhân dân Nhật Bản đã ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam. Đó cũng là lý do khi tôi kêu gọi ủng hộ phụ nữ Việt Nam máy may đã nhận được sự ủng hộ và lan tỏa mạnh mẽ trên toàn nước Nhật. Tình cảm của nhân dân hai nước ngày càng gắn kết hơn. Nhiều người Việt đã trở thành dâu, rể Nhật Bản và nhiều người Nhật đã kết hôn với người Việt. Bản thân tôi cũng có vợ là người Nhật. Trong gia đình, sự thấu hiểu nhau rất quan trọng để tạo nên sự gắn kết bền chặt và trong kinh doanh cũng vậy. Sự thấu hiểu về văn hóa là tiền đề để tạo nên sự hợp tác thành công về lâu dài.

* Hiện nay, Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã và đang chuẩn bị các hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Với vai trò là Chủ tịch JAVINET, ông đã và đang làm gì để góp phần làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ giữa doanh nghiệp hai nước?

– Tôi nghĩ rằng, cùng với những hoạt động của chính phủ hai nước nhằm thắt chặt hơn quan hệ ngoại giao, việc xây dựng chiến lược ngoại giao nhân dân vô cùng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn nhiều biến động hiện nay.

Hiện nay, nhiều người Nhật có cảm tình với Việt Nam và muốn chuyển sang sinh sống tại đây, bởi họ nhận thấy sự thân thiện, dễ giao tiếp của người Việt. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong những năm tới.

Việc tôi xây dựng Vườn Minh Trân và tổ chức giao lưu, kết nối tại đây chính là muốn góp phần xây dựng mô hình ngoại giao nhân dân. Tôi đã làm việc này suốt nhiều năm và sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh này. Tôi kỳ vọng Vườn Minh Trân là điểm kết nối của nhân dân Việt Nam với nhân dân Nhật Bản.

Để kỷ niệm cột mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, tôi đã dịch sang tiếng Việt cuốn cẩm nang bảo vệ sức khỏe cho thanh thiếu niên sử dụng rộng rãi trong nước Nhật.

Dự kiến, khi trở lại Việt Nam lần này, tôi sẽ công bố tác phẩm này vào đầu tháng 4 tới. Đây được xem là sự đóng góp của tôi nhân sự kiện 50 năm thiết lập ngoại giao giữa hai nước.

Tôi hy vọng sắp tới sẽ có sự hợp tác với Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn để tổ chức chương trình tọa đàm kết nối kinh doanh và giao lưu văn hóa giữa doanh nhân Việt Nam và doanh nhân Nhật Bản.

* Cảm ơn tiến sĩ với những chia sẻ thú vị! 

Doanhnhansaigon.vn

Cùng chủ đề

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí; Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao. Trong suốt những...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ...

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để nghe: Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng này âu lo. Sau tiếng còi khai cuộc, HAGL tiếp tục trung thành với lối chơi phòng ngự phản công.Video:...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Toàn cảnh tuyến đường gần 750 tỷ đồng ở Hà Nội dự kiến thông xe cuối năm nay

(VTC News) - Sau gần 2 năm triển khai, dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối hai quận phía Tây Nam Hà Nội đạt hơn 80% tiến độ, dự kiến về đích cuối năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài đoạn từ Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm) đến vị trí ranh giới với khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông) khởi công đầu năm 2023. Công...
09:00:16

Cổ vật bằng vàng của người Champa

Các nhà khảo cổ học đã tìm ra nhiều dấu tích về khai thác vàng của người Champa xưa. Những mỏ vàng ở Trung Bộ trước đây thuộc sở hữu của vương quốc Champa đã từng cung cấp một khối lượng lớn vàng đáp ứng cho các vương triều của họ. Vùng đất Quảng Nam từng là kinh đô, thánh địa của người Champa với những di tích nổi tiếng như Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương... Nơi đây từng...

“Mắt thần” miền Trung dưới chân đỉnh Hải Vân

(Dân trí) - Sơn Chà hay Hòn Chảo là một đảo nhỏ, hoang sơ nằm dưới chân đỉnh Hải Vân. Nơi đây có những người lính biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày đêm canh gác, bảo đảm chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Cách đất liền khoảng 10 hải lý, nhìn từ xa đảo Sơn Chà nổi lên tựa chiếc chảo úp nên còn được gọi là Hòn Chảo. Đảo rộng chừng 1,5km2 nhưng có đầy đủ địa...
11:22:22

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ truyền thống Việt Nam – Ấn Độ

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là một trong những nhà Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi Ấn Độ bầu cử Hạ viện và có Chính phủ nhiệm kỳ mới. Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/lam-sau-sac-hon-nua-quan-he-truyen-thong-viet-nam-an-do-19323.htm

Biệt thự cổ trăm tuổi ở Cần Thơ

Đến thăm Bảo tàng Thành phố Cần Thơ, tôi được đồng nghiệp Triệu Vinh tặng cho cuốn sách Nhà cổ ở thành phố Cần Thơ - giới thiệu 16 công trình kiến trúc xưa, chủ yếu được xây dựng trong những năm cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, nay vẫn sừng sững giữa lòng Tây Đô, bất chấp chiến tranh, thời gian và cơn lốc đô thị hóa..., những công trình hàng trăm năm tuổi ấy...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Canada dừng cho phép người Việt du học không cần chứng minh tài chính

Chính phủ Canada quyết định dừng chương trình du học diện miễn chứng minh tài chính đã triển khai trong 6 năm qua, nối tiếp loạt quy định thắt chặt liên tiếp được ban hành. Đại diện trường Canada tư vấn du học cho phụ huynh, học sinh Việt Nam trong một triển lãm tổ chức hồi tháng 10 ẢNH: NGỌC LONG Xét duyệt sẽ chậm và khó hơn? Du học diện miễn chứng minh tài chính (SDS) là chương trình visa ưu tiên...

Khởi tố vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), đồng thời khởi tố 6 người để điều tra về hai tội danh. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin về vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - Ảnh: GIANG LONG Thông tin về vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách.   Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần...

Chuyến công tác của Thủ tướng: Đổi mới để bứt phá, đoàn kết để có thêm sức mạnh

Việc Thủ tướng phát biểu tại các hội nghị, đã chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ" chính thức khai mạc vào 20 giờ ngày 9/11 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), hứa hẹn mang đến một không gian văn hóa, du lịch và nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là...

Mới nhất

Ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu về Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(CLO) Chiều 9/11, tại Khu đô thị Eco Central Park TP Vinh, Báo Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu Cao trào Xô viết Nghệ...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo...

Quảng Ninh sửa ‘Cung con rùa’ chuẩn bị cho giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á

TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi)

Sửa đổi Luật Hóa chất là cần thiếtBáo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 41 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 30/7/2024 Chính phủ đã có Tờ trình số 371 và Tờ trình tóm...

Mới nhất