Trang chủChính trịNgoại giaoTruyền thông Đức ‘bắt mạch’ kinh tế Nga, lo ngại khả năng...

Truyền thông Đức ‘bắt mạch’ kinh tế Nga, lo ngại khả năng sụp đổ sau xung đột quân sự, không thể tự gỡ rối

Nền kinh tế Nga có thể rất khó khăn để tồn tại sau khi chiến dịch quân sự tại Ukraine kết thúc và diễn ra quá trình tái lập định dạng kinh tế thời bình, từ nền kinh tế thời chiến.

Truyền thông Đức ‘bắt mạch’ kinh tế Nga, lo ngại khả năng sụp đổ
Truyền thông Đức ‘bắt mạch’ kinh tế Nga, lo ngại khả năng sụp đổ, không thể tự gỡ rối. (Nguồn: The Economist)

“Việc ngừng xung đột quân sự có thể đẩy Nga vào một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc mà quốc gia này không thể tự mình giải quyết”, đó là những nhận định trong một bài phân tích của tờ báo Đức_Welt.

Nền kinh tế Nga đã chứng minh rằng, họ có thể hoạt động tốt hơn mong đợi bất chấp các lệnh trừng phạt trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã bước sang năm thứ ba, nhưng sự tăng trưởng hiện tại của họ phần lớn được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp vũ khí.

Tờ Welt cho biết, các nhà kinh tế được họ phỏng vấn đều cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phải duy trì sản lượng quốc phòng hiện tại ngay cả khi xung đột quân sự kết thúc, nếu không nền kinh tế sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu sắc.

Tăng trưởng GDP của Nga hiện phụ thuộc hai yếu tố, thứ nhất là mức tiêu dùng trong nước liên tục tăng và yếu tố khác là chi tiêu theo yêu cầu của chính phủ. Tuy nhiên, cả hai yếu tố này đều dựa trên các nhu cầu phát sinh trong bối cảnh xung đột quân sự Nga-Ukraine đang tiếp diễn.

“Nhưng liệu Nga sẽ duy trì nền kinh tế thời bình thế nào sau khi chiến dịch quân sự với Ukraine kết thúc? Làm thế nào để nền kinh tế thoát khỏi khó khăn khi nguồn ngân sách quốc phòng chỉ còn nhỏ giọt? Và liệu Điện Kremlin có tìm hướng đi mới cho nền kinh tế không, khi mô hình hiện tại có vẻ thuận tiện và tạo ra một tầng lớp những công dân hài lòng về mặt kinh tế?” bài báo đặt câu hỏi.

Tờ báo Đức viết, một số nhà nghiên cứu về kinh tế Nga đều tin rằng, Điện Kremlin sẽ cố gắng duy trì nền kinh tế thời chiến như hiện tại càng lâu càng tốt, ngay cả sau khi cuộc xung đột quân sự với Ukraine kết thúc. Với số lượng xe tăng và đạn dược đã bị phá hủy, ngành công nghiệp quốc phòng sẽ cần nhiều năm để bổ sung vào kho dự trữ này. Và phần lớn những người vốn đang được hưởng lợi từ kinh tế thời chiến và không trông chờ vào việc phương Tây sớm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, có thể sẽ không hưởng ứng quá trình tái lập mô hình kinh tế thời bình.

Theo thông tin từ chính phủ Nga, đầu năm nay, ngành quốc phòng Nga (theo nghĩa hẹp) bao gồm 6.000 công ty với 3,5 triệu nhân viên. Ngoài ra còn có 10 công ty lớn liên quan đến ngành quốc phòng.

Trong nửa đầu năm 2024, tổng sản phẩm quốc nội của Nga tăng 4,7% so với mức 3,6 phần trăm được ghi nhận vào năm ngoái, theo số liệu thống kê của Nga. Vào cuối năm nay, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Nga sẽ ở mức 3,5-4% trong khi dự báo trước đó chỉ từ 2,5-3,5%.

Trên thực tế, ngân sách Liên bang Nga đã tăng gần 50% trong 3 năm qua, tăng lên mức 36.600 tỷ Ruble (khoảng 427 tỷ USD) trong năm 2024, từ 24.800 tỷ Ruble vào năm 2021, trước khi nổ ra xung đột quân sự tại Ukraine.

Việc Moscow tăng chi tiêu cho quốc phòng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhờ đó tránh được kịch bản suy thoái như các dự báo ban đầu vào năm 2022, giữa bối cảnh nền kinh tế phải gánh chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng việc tăng mạnh chi tiêu cũng đã khiến lạm phát trong nước leo thang, buộc CBR phải tăng lãi suất. CBR đã tăng lãi suất chủ chốt lên 18% trong tháng trước, mức cao nhất kể từ khi tăng khẩn cấp lên 20% vào tháng 2/2022, trong nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ không bền vững.

Tuy nhiên, tại cuộc họp về các vấn đề kinh tế vào tháng 7/2024 mới đây, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, động lực tăng trưởng của kinh tế Nga vẫn cao. Ông cho biết, các con số trong lĩnh vực kinh tế thực cũng khá tích cực. Trong giai đoạn từ tháng 1-5/2024, lĩnh vực sản xuất của Nga tăng gần 9%. Chế tạo máy được đánh giá như một trong những động lực chủ chốt trong lĩnh vực này với tốc độ tăng trưởng 2 chữ số.

Thủ tướng Nga nhấn mạnh điều rất quan trọng là đầu tư tiếp tục tăng, đặt cơ sở tốt cho tương lai. Cuối quý I/2024, đầu tư tăng gần 15%, chủ yếu vào các lĩnh vực máy móc, thiết bị, tài sản trí tuệ. Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết thêm, hoạt động tiêu dùng ở mức rất cao, chủ yếu do thu nhập của người dân tăng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến lạm phát tăng. Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 1/7, lạm phát của Nga tăng lên 4,5%.

Ông nhấn mạnh vấn đề lạm phát cần phải được giải quyết vì các tiêu chuẩn sống của người dân phụ thuộc vào điều này. Ông yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình vĩ mô và nếu cần, điều chỉnh tức thời kế hoạch hành động trong vấn đề lạm phát với sự phối hợp của CBR.

Giám đốc Bộ phận châu Âu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông Alfred Kammer, cho biết IMF ghi nhận sự tăng trưởng khá mạnh mẽ của nền kinh tế Nga, nhờ hoạt động kinh tế tích cực do xuất khẩu dầu vẫn mạnh trong bối cảnh giá cao, tiêu dùng phục hồi, thị trường lao động ổn định và tiền lương thực tế đang tăng lên.





Nguồn: https://baoquocte.vn/truyen-thong-duc-bat-mach-kinh-te-nga-lo-ngai-kha-nang-sup-do-sau-xung-dot-quan-su-khong-the-tu-go-roi-282279.html

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga “bị thương”; Moscow đang bắt đầu “cuộc chiến” tài chính

Giá dầu thấp hơn và các khoản trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước đã khiến doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 10/2024 giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Phi USD hóa là chủ đề được bàn luận rộng rãi trong những năm gần đây và thực sự nó đã tiến sang “một giai đoạn mới” cao hơn, chặt chẽ hơn. Hơn thế nữa, BRICS không chỉ nỗ lực phi USD hóa, mà là đang củng cố tiến trình phi phương Tây hóa.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành tinh khi sức khỏe cộng đồng gắn liền với chất lượng môi trường. Ngoài việc chú trọng triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm bảo vệ con người và trái đất, Takeda còn nỗ lực mang đến các liệu pháp dự phòng cho những bệnh truyền nhiễm đang gia tăng do biến đổi khí hậu, trong đó có vaccine chủng ngừa sốt xuất huyết.

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta “lấy lại” gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị...

Vài năm trước, khi giá cà phê chỉ bằng một nửa so với hiện nay, cà phê đã bị mất thị phần vào tay cây hồ tiêu và sầu riêng. Xu hướng này đã đảo ngược trong hai năm qua, đưa tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam tăng lên 718.000 ha vào cuối năm 2023 và dự kiến ​​sẽ mở rộng hơn nữa vào cuối năm 2024, theo Vicofa.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Knapper khẳng định, trong suốt hơn 30 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ sự ủng hộ từ lưỡng đảng, dù đảng Dân chủ hay Cộng hòa đều ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.  Theo đó, những nhân tố từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như ông John McCain và ông John Kerry đã ủng hộ sự phát triển quan hệ mạnh...

Cùng chuyên mục

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Mới nhất

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi ở khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. "Khu vực...

Đại học nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất với 40 người, gồm 7 giáo sư, 33 phó giáo sư.Các chuyên ngành có ứng viên đạt...

Hải Phòng: Sáp nhập 3 xã thuộc huyện An Dương vào quận Hồng Bàng từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện An Dương (Hải Phòng) sẽ nhập vào quận Hồng Bàng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP. Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, điều chỉnh toàn...

Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Ngày 8/11/2024, Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng (BXH) VNR500 đã bước sang năm thứ 18 trên chặng đường tìm kiếm và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt...

Mới nhất