Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường THPT ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động,...

Trường THPT ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động, kể cả giờ ra chơi


Trường THPT ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động, kể cả giờ ra chơi- Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Thạnh Lộc, Q.12 trong ngày hội đón học sinh lớp 10

ẢNH: TRƯỜNG THPT THẠNH LỘC

Đó là Trường THPT Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM. Đây cũng là một trong số ít trường THPT công lập ở TP.HCM có nội quy nghiêm cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt thời gian diễn ra 8 tiết học chính khóa trong ngày ở trường, kể cả giờ ra chơi.

Giáo viên cũng không dùng điện thoại trong tiết dạy

Thầy Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Lộc, cho biết từ đầu năm học mới 2024-2025 này nhà trường bắt đầu áp dụng nội quy trên. Thầy Định cho biết trước khi đi đến quyết định này, nhà trường phải họp hội đồng sư phạm, thống nhất ý kiến từ tập thể đội ngũ thầy cô giáo, lấy ý kiến từ phụ huynh học sinh, đồng thời cũng trao đổi, nói chuyện, làm tư tưởng với các em học sinh để các em hiểu rằng vì sao không được dùng điện thoại di động trong suốt thời gian 8 tiết học chính khóa tại trường, kể cả giờ ra chơi.

Theo nội quy của Trường THPT Thạnh Lộc, Q.12 thì trong cả thời gian học tập buổi sáng tại trường – từ lúc 6 giờ 50 tới 10 giờ 45 và trong thời gian học tập buổi chiều tại trường, từ 12 giờ 50 tới 16 giờ 45, học sinh đều không được dùng điện thoại di động. Trong thời gian ra chơi giữa các tiết học, học sinh cũng không được sử dụng điện thoại di động.

Khi kết thúc giờ học chính khóa, bạn học sinh nào học bán trú, ăn cơm, nghỉ trưa tại trường thì được dùng điện thoại trong khoảng thời gian nghỉ trưa này. Nhưng vào giờ học buổi chiều, phải bắt buộc tắt máy, thực hiện nội quy “không được dùng điện thoại di động”.

Trường THPT ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động, kể cả giờ ra chơi- Ảnh 2.

Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại trường

ẢNH: TRƯỜNG THPT THẠNH LỘC

Theo thầy Hiệu trưởng Lương Văn Định, nhà trường không có tủ giữ đồ của học sinh, nên học sinh sẽ không mang điện thoại vào trường, hoặc nếu em nào mang theo sẽ phải tự giác tắt máy, tự bảo quản, không được phép sử dụng trong lớp học cũng như giờ ra chơi.

“Thời gian qua khi nhà trường áp dụng nội quy này thì vẫn có những học sinh lén sử dụng, cố tình sử dụng. Khi thầy cô giáo bắt gặp những học sinh vẫn cố tình sử dụng điện thoại trong thời gian 8 tiết chính khóa thì trường sẽ tạm giữ chiếc điện thoại đến cuối giờ mới trả lại. Lần đầu tiên học sinh vi phạm là nhắc nhở, nhưng 3 lần vi phạm sẽ mời phụ huynh lên trường làm việc”, thầy Định cho biết.

Việc giám sát, quản lý này sẽ được các thầy cô giáo, thầy cô bộ phận quản sinh, nhân viên nhà trường đi kiểm tra.

Đáng chú ý, bên cạnh việc nghiêm cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt 8 tiết tại trường học, Trường THPT Thạnh Lộc cũng yêu cầu giáo viên không dùng điện thoại di động trong giờ giảng dạy. “Vì giáo viên còn cầm điện thoại thì sao nói học sinh được”, thầy Định nhấn mạnh.

“Cái gì tốt cho học sinh thì mình làm”

Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15.9.2020 của Bộ GD-ĐT có quy định “học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Tại Trường THPT Thạnh Lộc, khi giáo viên cho phép học sinh dùng điện thoại di động để phục vụ cho bài học thì không phải ngẫu hứng là có thể cho các em mang điện thoại di động ra để làm bài, học bài. Giáo viên phải thể hiện được điều đó trong kế hoạch giảng dạy từ trước và kế hoạch đó nhà trường đều phải nắm, phải trao đổi trước với phụ huynh học sinh.

Hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Lộc cũng cho biết nhà trường có 3 phòng máy vi tính với tổng số 120 máy vi tính, đều được kết nối mạng, để phục vụ cho việc học tập của các em học sinh thuận tiện. Sắp tới, nhà trường sẽ trang bị thêm máy vi tính kết nối internet tại thư viện trường học để các em học sinh có thể dễ dàng tra cứu thêm thông tin, tài liệu tại đây.

Thầy Định bộc bạch, bản thân thầy với cương vị là hiệu trưởng nhà trường cũng rất trăn trở, cân nhắc trước khi đưa ra nội quy cấm học sinh dùng điện thoại di động để hội đồng sư phạm, tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường và cha mẹ học sinh cùng nêu ý kiến, thống nhất. Thầy Định cũng phải nghiên cứu kỹ điều lệ trường trung học, thông tư của Bộ GD-ĐT. “Sau nhiều trăn trở, cân nhắc thì chúng tôi quyết định về nội quy trên. Vì mình nhìn thấy những cái gì tốt cho học sinh, có lợi cho các em học sinh thì mình làm”, thầy Định nói.

Trường THPT ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động, kể cả giờ ra chơi- Ảnh 3.

Tách rời chiếc điện thoại di động, học sinh được kết nối cùng nhau nhiều hơn

ẢNH: TRƯỜNG THPT THẠNH LỘC

Thầy Định cho hay từ đầu năm học mới 2024-2025 tới nay, khi áp dụng quy định trên, ông quan sát học sinh, có em thì buồn vì vẫn chưa quen với việc “thoát ly” khỏi điện thoại. Nhưng rất nhiều em vui vẻ, chịu khó vận động hơn, chịu khó tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở sân trường, hay ngồi đọc sách, trò chuyện với bạn bè. Còn trước đây, khi chưa cấm học sinh dùng điện thoại di động, cứ đến giờ chơi, học sinh chỉ ngồi lì trong lớp và mỗi người một cái điện thoại để “bấm bấm”.

Phụ huynh học sinh Trường THPT Thạnh Lộc cũng đồng tình với nội quy của trường, nhiều phụ huynh cho biết khi các con ở nhà thì không thể nào ngăn cản, kiểm soát hết thời gian con sử dụng điện thoại di động nên bây giờ chỉ mong con đến trường, để các con “thoát ly” được chiếc điện thoại di động, chú tâm học hành.

Trường THPT Thạnh Lộc có 2.000 học sinh với 44 lớp học, tỷ lệ học 2 buổi/ngày đạt 100%.




Nguồn: https://thanhnien.vn/truong-thpt-o-tphcm-cam-hoc-sinh-dung-dien-thoai-di-dong-ke-ca-gio-ra-choi-185240914072510075.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NSND Kim Xuân lần đầu làm mẫu áo dài cho Võ Việt Chung

Bộ sưu tập Hoa xuân gồm 5 mẫu áo dài nhung cao cấp thêu họa tiết tinh xảo...

Một trong những nhân tố khởi đầu cho sự vươn mình của đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định dân tộc ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, sân bay Long Thành chính là một trong những nhân tố khởi đầu cho sự vươn mình của đất nước. Chiều 13.11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa có chuyến thị sát dự án sân bay Long Thành và làm việc với các đơn vị liên quan về dự án; thăm...

Năm 2025, thí sinh có cần thi năng lực để xét vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM?

Một trong 2 phương thức tuyển sinh chủ đạo của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2025 là xét tuyển kết hợp. Để xét tuyển phương thức này, thí sinh có cần tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Người thầy quân hàm xanh 20 năm gieo chữ cho học trò nghèo ở Nha Trang

Suốt 20 năm qua, thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn biên phòng Cầu Bóng, thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) vẫn đều đặn gieo chữ cho học trò nghèo ở Nha Trang. Một trong những học trò của lớp...

Chuyện nữ Phó Giáo sư có nhiều bằng sáng chế nhất ở Trường Hóa và Khoa học Sự sống

Gần 30 năm gắn bó với công tác giảng dạy và nghiên cứu Hóa hữu cơ, Hóa học các hợp chất thiên nhiên, PGS.TS Trần Thu Hương, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Chương trình Đào tạo ngành...

Hàng trăm chuyên gia ngành giáo dục bàn cách thu hút nhân tài về Hạ Long

Ngày 14/11,TP Hạ Long tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực GD-ĐT. Tại hội thảo, ông Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy Hạ Long, Quảng Ninh khẳng định Hạ Long luôn xác định là địa phương có tính tiên...

Năm 2025, thí sinh có cần thi năng lực để xét vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM?

Một trong 2 phương thức tuyển sinh chủ đạo của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2025 là xét tuyển kết hợp. Để xét tuyển phương thức này, thí sinh có cần tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia...

Thanh tra kết luận trường thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM sai phạm trong tuyển sinh

Thanh tra Bộ GDĐT vừa có kết luận về việc thành lập và hoạt động của Hội đồng trường; tuyển sinh, quản lý đào tạo, điều kiện mở ngành và duy trì ngành các trình độ giáo dục đại học... của Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM. ...

Mới nhất

Chuyện nữ Phó Giáo sư có nhiều bằng sáng chế nhất ở Trường Hóa và Khoa học Sự sống

Gần 30 năm gắn bó với công tác giảng dạy và nghiên cứu Hóa hữu cơ, Hóa học...

Hàng trăm chuyên gia ngành giáo dục bàn cách thu hút nhân tài về Hạ Long

Ngày 14/11,TP Hạ Long tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực GD-ĐT. Tại hội thảo, ông Vũ Quyết Tiến, Bí...

Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm

Lãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm. Tin mới y tế ngày 14/11: Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễmLãnh đạo Trung ương hội Thầy...

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về thuế giá trị gia tăng với phân bón

(ĐCSVN) - Do còn có ý kiến đại biểu Quốc hội chưa thống nhất về thuế giá trị gia tăng (GTGT) với phân bón, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ xin ý kiến đại biểu để đảm bảo tính đồng thuận và thống nhất cao trước khi thông qua. Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Mới nhất