Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrưởng khoa làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường: Sao cho trọn...

Trưởng khoa làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường: Sao cho trọn vẹn đôi đường?


Ông Huỳnh Trọng Hiền trong vai trò tổng giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Cocoro, tham dự workshop “Giới thiệu việc làm tại Nhật Bản” tại Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM vào năm 2022 - Ảnh: KHÁNH VY

Ông Huỳnh Trọng Hiền trong vai trò tổng giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Cocoro, tham dự workshop “Giới thiệu việc làm tại Nhật Bản” tại Trường đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM vào năm 2022 – Ảnh: KHÁNH VY

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, TS Huỳnh Trọng Hiền – trưởng khoa Nhật Bản học, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), người bị “tố” làm cả giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, trực tiếp điều hành nhiều doanh nghiệp tư nhân thời gian qua – vừa nộp đơn xin nghỉ việc.

Vụ việc lại lần nữa khiến dư luận chú ý và tạo luồng ý kiến trái chiều. 

Vậy giải pháp nào để ổn thỏa chuyện giảng viên doanh nhân làm chân trong chân ngoài? Xin giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc.

Giảng viên doanh nhân chỉ nên thỉnh giảng

–  Dù vẫn ủng hộ giảng viên đại học phải tiệm cận với thực tế, đa tài đa năng… nhưng điều kiện đầu tiên là phải tuân theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu luật chưa cho phép công chức – viên chức đa nhiệm chân trong chân ngoài như vậy thì anh phải chấp hành thôi.

Bạn đọc Hà

– Việc giảng viên là người làm ở doanh nghiệp mang lại sự mới mẻ và trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên là chuyện không thể bàn cãi. Tuy nhiên những giảng viên này chỉ nên là giảng viên thỉnh giảng thôi. 

Phải nói thật là giảng viên từ doanh nghiệp ít khi quan tâm, sâu sát sinh viên, ít có sự kết nối và hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên như những giảng viên chỉ làm việc ở trường. 

Bạn đọc Sinh Viên

– Ai nói giảng viên đi làm doanh nghiệp mới giảng bài thực tế thì phải xem lại, vì còn tùy môn học. Trường đại học mà chỉ dạy thực chiến cho sinh viên thì sẽ trở thành trường nghề! Nếu vậy thì việc gì sinh viên phải mất 3-4 năm để học đại học, trong khi chỉ cần đi làm ở doanh nghiệp khoảng 6 tháng tới 1 năm sẽ có kinh nghiệm thực tế?

Bạn đọc Hoang Phong 

 – Luật quy định không cho phép công chức, viên chức đảm nhận các chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp là có lý do. Chưa kể vừa làm trưởng khoa vừa làm chủ hoặc điều hành nhiều doanh nghiệp cùng ngành là xung đột lợi ích với nhà trường, có sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Nếu giỏi và tâm huyết thì từ chức trưởng khoa, có thể làm giảng viên thỉnh giảng cho trường để tập trung điều hành doanh nghiệp cho tròn vai.

Bạn đọc Lý Trọng Phúc

Khó trọn vẹn đôi đường

– Thay vì cố giữ chức trưởng khoa để chịu lời đàm tiếu thì có thể nhường vị trí đó cho người nào có thể toàn tâm toàn ý với công việc này để tập trung vào phát triển công ty. 

Các thầy là nguồn tri thức quý giá, vừa có chuyên môn, vừa có mối quan hệ tốt sẽ thuận lợi phát triển công ty, tạo nhiều công ăn việc làm, của cải giá trị cho xã hội. Đồng thời là cầu nối vững chắc giữa nhà trường và doanh nghiệp, lợi cả đôi đường.

Bạn đọc Vinh

– Các thầy là trưởng khoa tại những trường đại học lớn với hàng ngàn sinh viên, lại còn giữ chức vụ quan trọng tại những công ty tư nhân bên ngoài, phải khen giỏi thì có giỏi nhưng mà chưa oai. 

Ở đây tôi muốn nói tới cái oai nghi của người thầy, vừa phải có kiến thức tốt truyền đạt đến người học, vừa phải tác phong chuẩn mực làm gương cho sinh viên.

Khó có thể cáng đáng hết việc điều hành doanh nghiệp vừa chu toàn công việc giảng dạy, quản lý ở trường. 

Lẽ thường người ta sẽ tập trung cho sự nghiệp riêng (dù rằng sự nghiệp riêng đó ít nhiều có được là nhờ vào chức vị ở trường), chưa kể những vấn đề khác liên quan đến lợi ích. Các thầy nên rõ ràng, và nên tập trung cho nơi nào quan trọng nhất với các thầy, đừng cố ôm đồm.

Bạn đọc Cát Dương

– Mục đích của giáo dục – đào tạo là tạo ra các giá trị không chỉ cho người học mà còn cho cả cơ sở đào tạo và xã hội. Để đạt được mục đích đó, người giảng viên cần hội tụ đủ phẩm chất của một nhà giáo: vai trò là người dạy, người hướng dẫn – huấn luyện, người nghiên cứu, người quản lý. 

Điều này cho thấy một giảng viên chỉ có thể mang lại giá trị tối ưu cho sự phát triển của con người và của xã hội khi bản thân họ chứng minh được lý thuyết trong sách vở trở thành hiện thực trong thực tiễn, chứng minh được sự thành công nhờ vào quá trình học.

Các quy định, quy chế chỉ là các hướng dẫn để cho quá trình này phát triển tốt nhất. Có như vậy thì mới thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực nói chung, không chỉ chất lượng đội ngũ giảng viên mà còn là chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo. 

Do vậy việc trưởng khoa làm giám đốc doanh nghiệp bên ngoài mà họ vẫn thực hiện đủ, đúng vai trò, trách nhiệm ở cơ sở đào tạo thì hoàn toàn khuyến khích. 

Chỉ nên phê phán những người chân trong chân ngoài mà thực hiện không đủ, không đúng vai trò, trách nhiệm của họ với người học, với cơ sở đào tạo và với xã hội.

Một bạn đọc



Nguồn: https://tuoitre.vn/truong-khoa-lam-giam-doc-doanh-nghiep-ngoai-truong-sao-cho-tron-ven-doi-duong-20240528164416523.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất hỗ trợ giáo sư về dạy ở Đại học Hải Phòng 500 triệu đồng

Hải Phòng dự kiến hỗ trợ một lần đối với giảng viên là giáo sư (trong nước, ngoài thành phố) 500 triệu đồng, phó giáo sư 400 triệu đồng, tiến sĩ 300 triệu đồng khi về công tác giảng dạy tại Đại học Hải Phòng. ...

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ và thạc sĩ phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo. Trong đó có yêu cầu cụ thể về số lượng...

Giảng viên đại bỏ phố lên núi sống như người nguyên thủy hiện ra sao sau 14 năm?

GĐXH - Câu chuyện đằng sau việc 2 giảng viên tại đại học danh giá nhất Trung Quốc từ bỏ công việc nhiều người mơ ước và trở thành người đi ngược xu thế xã hội đã được hé lộ. ...

Tỷ lệ tiến sĩ tại các trường ra sao so với chuẩn cơ sở giáo dục ĐH?

Nhiều trường ĐH không đào tạo tiến sĩ có tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ vượt so với quy định của chuẩn cơ sở giáo dục ĐH. Tuy nhiên, với không ít trường có đào tạo tiến sĩ thì tỷ lệ...

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người dân chịu chi vui mùa Giáng sinh

Các trung tâm thương mại, điểm vui chơi, nhà hàng, nhà sách, đường phố rộn ràng đón khách trong đợt cao điểm mùa Giáng sinh và Tết dương lịch. Mùa Giáng sinh đang bước vào giai đoạn cao điểm, với không khí nhộn nhịp...

Tàu điện metro số 1 chính thức vận hành ở TP.HCM

Sáng nay 22-12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM. Đại biểu trải nghiệm, tham quan tuyến metro số 1 sáng 22-12 - Ảnh: QUANG ĐỊNH 7h40 sáng buổi lễ vận hành chính thức tuyến metro số 1 đã được bắt đầu. Tham dự buổi lễ có đại diện các Bộ ngành, Sở ngành ở Việt Nam,...

HLV Myanmar: ‘Chỉ Thái Lan mới là đối thủ của tuyển Việt Nam’

Phát biểu sau trận thua 0-5 ở ASEAN Cup 2024, HLV Myo Hlaing Win chúc đội tuyển Việt Nam may mắn trong cuộc đua vô địch với Thái Lan. HLV Myo Hlaing Win ở cuộc họp báo sau trận - Ảnh: N.K Myanmar đã để thua đội tuyển Việt Nam 0-5 ở lượt cuối bảng B ASEAN Cup 2024 diễn ra vào tối 21-12 trên sân Việt Trì. Mở đầu buổi họp báo sau trận đấu, HLV Myo Hlaing Win gửi lời chúc mừng...

Metro định tuyến lại đường đi học, đi làm

Ngày 22-12-2024 không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hạ tầng giao thông của TP.HCM mà sẽ là ngày mới được chờ đợi bấy lâu, ngày thay đổi cuộc sống của bao người, bao gia đình. Sáng nay (22-12) các nhà ga thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu đón khách - Ảnh: C.TUẤN Tuyến đường 20km từ Thủ Đức vào khu vực trung tâm TP sẽ rất gần với metro và các...

Liz Mitchell của Boney M, Samantha Fox và Joy Band ‘đốt cháy’ sân khấu Đà Lạt 18.000 khán giả

Đà Lạt đã có một đêm cháy với âm nhạc không tuổi từ danh ca Liz Mitchell của Boney M, Samantha Fox và Joy Band. ...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Chuyện người gieo chữ ở Cà Lò

TP - Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Lý Thanh Trầm về quê hương, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, gieo chữ. Sau 6 năm “trồng người”, nữ giáo viên sinh năm 1991 được phân công đến điểm trường Cà Lò, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Khánh Xuân, Bảo Lạc. Cà Lò là xóm xa xôi, văn minh chưa gõ cửa, không điện, không nước, không sóng điện thoại… TP -...

Hơn cả một thú chơi

Sưu tầm figure đem đến cảm xúc đặc biệt thông qua sự kết nối với ký ức, niềm vui sở hữu và sự gắn kết cộng đồng ...

Ai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của Metro TP.HCM?

Những ngày này, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Ít ai biết logo và các hạng mục nhận diện thương hiệu của HCMC Metro lại do một nhóm sinh viên tái thiết kế...

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ...

Giảm bao nhiêu tiền trong chi phí học tập?

Nếu từ năm học 2025-2026, trẻ mầm non dưới 5 tuổi ở TP.HCM được miễn học phí, phụ huynh sẽ giảm được một khoản tiền trong chi phí học tập của con em. Việc miễn học phí này còn có ý nghĩa trong...

Mới nhất

Trung tướng Phùng Khắc Đăng: “Dân chủ, công khai, chế độ chính sách vượt trội, xây dựng quân đội mạnh, tinh gọn sẽ thành...

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Dân Việt đã có cuộc trò chuyện cùng Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.     Trung tướng Phùng Khắc Đăng từng là một người lính đã gắn bó suốt mười lăm năm...

Người đẹp Malaysia đăng quang Miss Charm 2024, Quỳnh Nga giành ngôi á hậu 2

Xuất sắc vượt qua 35 thí sinh quốc tế, người đẹp Rashmita Rasindran đến từ Malaysia trở thành chủ nhân chiếc vương miện Miss Charm 2024. Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Nga của Việt Nam nhận danh hiệu á hậu 2. Miss Charm 2024 Rashmita Rasindran xúc động khi nhận vương miện từ "người tiền nhiệm" Luma...

Chuyện người gieo chữ ở Cà Lò

TP - Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Lý Thanh Trầm về quê hương, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, gieo chữ. Sau 6 năm “trồng người”, nữ giáo viên sinh năm 1991 được phân công đến điểm trường Cà Lò, thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Khánh Xuân, Bảo Lạc. Cà Lò...

Tàu điện metro số 1 chính thức vận hành ở TP.HCM

Sáng nay 22-12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM. Đại biểu trải nghiệm, tham quan tuyến metro số 1 sáng 22-12 - Ảnh: QUANG ĐỊNH 7h40 sáng buổi lễ vận hành chính thức tuyến metro...

Chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao đang làm giàu cho nông dân một huyện của Lâm Đồng

Huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà...

Mới nhất

Hơn cả một thú chơi