Câu hỏi đọc hiểu (câu 1: 3 điểm): Câu a (0,5 điểm): yêu cầu thí sinh (TS) phải trả lời sát với văn bản và chỉ cần 2 ý là được. Nếu TS trả lời ý ngoài văn bản sẽ không có điểm.
Câu b (0,5 điểm): TS phải trả lời đủ 2 vế, gọi tên đúng “thành phần gọi đáp” (0,25 điểm) và xác định đúng từ ngữ “Mẹ ơi” (0,25 điểm). Các trường hợp như gọi tên sai (tình thái hoặc phụ chú), hay xác định thừa từ ngữ, thiếu từ ngữ (chỉ có từ “ơi”) đều bị mất điểm.
Câu c (1 điểm): yêu cầu 4 ý trả lời, TS trả lời thiếu 1 ý sẽ bị trừ 0,25 điểm. Nếu TS ghi lại nguyên văn câu nói của Đặng Thùy Trâm cũng không có điểm. Phải bỏ từ “của mình” trong các câu nói đó mới được chấp nhận.
Câu d (1 điểm): yêu cầu TS phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát (thích hoặc không), có lập luận lý giải vì sao và không được mắc lỗi diễn đạt mới đạt trọn điểm.
Câu nghị luận xã hội (câu 2: 3 điểm): Chấp nhận cho TS viết dài hơn yêu cầu nhưng nếu viết thành đoạn văn sẽ bị trừ điểm. Điểm tối đa nếu viết thành đoạn văn là 1,75/3 điểm. Do yêu cầu của đề gồm rất nhiều biểu hiện, như nói lời cảm ơn, xin lỗi, lời yêu thương, lời tâm sự…, cho nên nếu TS chỉ nghị luận một biểu hiện (chẳng hạn cảm ơn/vô ơn) sẽ được điểm tối đa là 1 trên tổng số 3 điểm.
Trong bài làm nghị luận xã hội (và cả nghị luận văn học), nếu TS mắc từ 5 lỗi trở lên (chính tả, dùng từ, đặt câu…) sẽ bị trừ 0,25 điểm.
Câu nghị luận văn học (câu 3: 4 điểm): nếu TS làm đề 1 mà chọn văn bản là truyện để phân tích (đề yêu cầu là văn bản thơ) thì chỉ được chấm thang điểm về cấu trúc (0,5 điểm), diễn đạt (0,25 điểm), cùng với phần nội dung là 0,75 điểm. Cho nên điểm tối đa nếu TS chọn sai thể loại văn bản theo yêu cầu của đề là 1,5 điểm trên tổng 4 điểm. Nếu TS viết thành một đoạn văn, nhưng phải thật tốt, thì chỉ đạt được tối đa là 2,75 điểm. Đề 2 cũng có các yêu cầu tương tự như đề 1.