Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường học ở Bắc Kạn loay hoay tổ chức ăn bán trú...

Trường học ở Bắc Kạn loay hoay tổ chức ăn bán trú cho học sinh


 

Năm học 2024-2025, tỉnh Bắc Kạn có 280 trường học các bậc từ Mầm non đến THPT. Trong đó có 44 trường nội trú, bán trú và 106 trường Mầm non công lập tổ chức nấu bữa ăn cho học sinh từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước; 141 trường Mầm non, Tiểu học tổ chức nấu ăn cho học sinh từ kinh phí thỏa thuận với phụ huynh học sinh và tất cả đều phải triển khai theo Luật Đấu thầu 2023. Tuy nhiên, dù đã 1 tháng sau ngày khai giảng năm học mới, tất cả các cơ sở giáo dục này đều chưa thể triển khai lựa chọn đơn vị cung ứng theo Luật mà hầu hết vẫn tổ chức bữa ăn cho học sinh theo phương thức như các năm học trước. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng.

 “Cứ đến trưa phải đi đón đưa trẻ thế này rất bất tiện, tôi thường phải nhờ người đón giúp vì các cháu tan học vẫn còn giờ hành chính. Tôi mong sớm có bữa ăn bán trú để phụ huynh yên tâm hơn”.

Các trường học sẽ phải chịu trách nhiệm lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm, suất ăn. Vậy nhưng hầu hết các thầy cô giáo chưa bao giờ thực hiện nên chưa nắm rõ quy trình, thủ tục liên quan. Một số đơn vị còn băn khoăn chưa biết mình có thuộc diện áp dụng Luật đấu thầu hay không? Sử dụng nguồn kinh phí nào cho việc thuê tư vấn? Đơn vị mình thuộc diện chỉ định thầu hay đấu thầu? Việc đấu thầu theo tháng, theo quý hay phải trọn gói cả năm?

Bà Hứa Hoàng Anh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Theo phản ánh, các nhà trường thì hiện gặp khó trong thực hiện thủ tục, trên địa bàn huyện cũng chưa có đơn vị cung cấp suất ăn cho trẻ mà chỉ có các cửa hàng ăn uống. Vừa qua, trường Mầm non thị trấn Bằng Lũng có tổ chức họp, lấy ý kiến phụ huynh, các bậc phụ huynh cũng chưa đồng thuận, nhất trí cho đơn vị ngoài vào cung ứng suất ăn mà họ muốn thuê nuôi sinh nấu ăn như các năm trước”.

Để không ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, nhất là tại các xã, huyện vùng sâu, vùng khó khăn, nhiều trường đành phải tiếp tục nấu ăn cho học sinh theo phương án các năm trước vẫn thực hiện. Thầy giáo Ma Văn An, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Công Bằng, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho biết:  Công Bằng là xã khó khăn của huyện, việc duy trì sĩ số lớp học là điều rất vất vả với các thầy cô bởi nhiều học sinh cách trường đến hơn 10km, bữa ăn bán trú với thịt, cơm, canh nóng, đủ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để các em an tâm đến lớp.

“Theo Luật, phải chờ đấu thầu xong mới nấu ăn, nếu tạm dừng thì các em sẽ nghỉ hết, các em đều ở xa, ngủ tại trường, nếu dừng nấu các em sẽ ăn cái gì, đó là điều chúng tôi rất băn khoăn. Giờ giảng dạy là 2 buổi ngày, quy định chương trình phổ thông mới thì lớp 3 đã có Tin học, Tiếng Anh, nên chúng tôi cắt các điểm trường từ lớp 3 đưa các em về đây ở tập trung bán trú, mà đã ở đây thì phải có chỗ ăn, chỗ ở cho các em. Mấy năm trước vẫn cho ăn ở như thế thôi, nhưng giờ có Luật mới, nhà trường cảm thấy thực sự khó khăn”, thầy giáo Ma Văn An cho biết.

Trên cơ sở đề nghị của Sở Giáo dục Bắc Kạn, Sở KH&ĐT Bắc Kạn, sở Tài chính Bắc Kạn mới đây có văn bản hướng dẫn và giải đáp một số vấn đề liên quan đến lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm, suất ăn cho học sinh. 

Ông Đinh Hồng Đăng, Trưởng phòng Kế hoạch- Tài chính, sở GD&ĐT Bắc Kạn cho hay: “Từ đầu năm đến nay, Sở KH&ĐT Bắc Kạn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục, đơn vị sự nghiệp liên quan đến công tác đấu thầu. Tuy vậy, với các trường khó khăn đó là các thầy, cô giáo chủ yếu là nhiệm vụ đứng lớp, nên chưa thể quen với các văn bản quy định về đấu thầu. Do đó, hiện các thầy cô hiện vừa phải nghiên cứu, vừa học hỏi để thực hiện sao cho đúng quy định”.

Việc các trường tiếp tục triển khai bữa ăn theo phương thức cũ như một giải pháp tình thế và cũng đẩy các thầy cô giáo vào thế khó. Do đó, khi các hướng dẫn đã đưa ra, các cơ sở giáo dục cần sớm áp dụng, triển khai nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Đồng thời, qua đó cũng để đánh giá đúng tình hình khi áp dụng Luật vào thực tế. Từ khó khăn, vướng mắc và bất cập tại địa phương để có những đề xuất điều chỉnh chính sách phù hợp hơn với thực tiễn.



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/truong-hoc-o-bac-kan-loay-hoay-to-chuc-an-ban-tru-cho-hoc-sinh-post1125331.vov

Cùng chủ đề

ABBANK và quỹ BTTEVN chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

ABBANK và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) vừa ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024 nhằm chung tay vì sự phát triển và bảo vệ trẻ em Việt Nam. ...

Tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận 6,4 tỷ đồng tiền tài trợ xây nhà cho hộ nghèo

Thực hiện chương trình an sinh xã hội năm 2024, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn đã tài trợ và trao số tiền 6,4 tỷ đồng để hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo. Nguồn kinh phí...

Rau ngót rừng, rau sắng, đặc sản ngọt như mì chính, bổ máu, tăng cơ, ở Bắc Kạn bán đắt hơn thịt cá

Lên vùng miền núi Bắc Kạn vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch hàng năm sẽ bắt gặp mùa rau ngót rừng. Những người dân sinh sống ở nơi đây đã quen với mùa thu hoạch loại rau rừng-rau đặc sản này. ...

Bữa ăn bán trú 35.000

Những ngày qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh thu hút nhiều sự quan tâm. Nhiều người thắc mắc vậy với mức giá 35.000 - 40.000 đồng, một bữa ăn bán trú như thế nào được đánh giá...

Học sinh bức xúc bữa ăn bán trú, Hiệu trưởng Trường Gia Định phản hồi ra sao?

Chiều tối nay, 1.11, bà Nguyễn Ngọc Khánh Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã gặp trực tiếp phóng viên Báo Thanh Niên và phản hồi thông tin về những phản ánh của học sinh, phụ huynh về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0

VOV.VN - Bộ TT&TT vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung vai trò của nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu quốc gia đối với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số” để phù hợp với thực tiễn triển khai chính phủ số và chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.   Cụ thể, “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam...

Về Bần nghe hạt đỗ tương kể chuyện

VOV.VN - Cách Hà Nội khoảng 25km, thị trấn Bần Yên Nhân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Về làm tương, ở trong nước có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác.     VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/ve-ban-nghe-hat-do-tuong-ke-chuyen-post1133243.vov

ĐBQH: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương), việc sử dụng nguồn FDI là cơ hội để tăng trưởng, nhưng không phải là động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình sắp tới.   Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng nay 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân...

Những giờ vận động cuối cùng tại bang chiến địa gay cấn nhất bầu cử Mỹ 2024

VOV.VN - Cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều tự tin sẽ giành chiến thắng khi họ vận động tranh cử tại Pennsylvania, bang chiến địa gay cấn nhất cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Đây cũng là các cuộc vận động cuối cùng của cả 2 ứng viên ngay trước Ngày bầu cử.   Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay chứng kiến những thay đổi chóng mặt: 2 nỗ lực ám sát và một bản...

Xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng sau hơn 2 năm

VOV.VN - Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại đạt mốc 1 tỷ USD/tháng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay.   Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tháng 10/2024 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Mới nhất