Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội mở 'chui' hàng...

Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội mở ‘chui’ hàng loạt lớp văn bằng 2

Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội mở ‘chui’ hàng loạt lớp văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh, khi sự vụ vỡ lở, nhà trường đổ hết lỗi cho một số cá nhân.

Không có hội đồng tuyển sinh nhưng có quyết định trúng tuyển

Từ hai năm nay nhiều người đã gõ cửa Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội để đòi bằng tốt nghiệp đại học văn bằng 2 (VB2) ngành ngôn ngữ Anh, sau khi đã đóng rất nhiều tiền và theo học các khóa học do nhà trường chiêu sinh. Tuy nhiên, trường này đã từ chối trách nhiệm và khẳng định không biết gì về các lớp VB2 đó.

Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội mở 'chui' hàng loạt lớp văn bằng 2- Ảnh 1.

Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội chối bỏ trách nhiệm trước việc tồn tại các lớp đại học văn bằng 2 tiếng Anh hoạt động “chui”

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, cuối năm 2022 Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học chính quy VB2 ngành ngôn ngữ Anh cho một số người học. Một số ý kiến cho rằng sở dĩ có việc này là bởi nhà trường đào tạo “chui”. Theo chính văn bản kết luận thanh tra của trường này thì đã có những khóa đào tạo đại học chính quy trên danh nghĩa, thu rất nhiều tiền của người học, nhưng không có gì chứng tỏ có hoạt động giảng dạy.

Chẳng hạn về việc tuyển sinh, trường thừa nhận không thành lập hội đồng tuyển sinh và các ban đề, ban coi thi, ban chấm thi, xét tuyển, ban thanh tra; không tổ chức xét tuyển hoặc tuyển; không họp hội đồng tuyển sinh xét trúng tuyển; không có đủ hồ sơ thí sinh. Nhưng lại có quyết định trúng tuyển do một phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo ký.

Không giảng dạy, có thu tiền

Các lớp VB2 này tuy có kế hoạch đào tạo nhưng trên kế hoạch đó không ghi tên cũng như không phân công giảng viên dạy, không có chữ ký lãnh đạo trường. Thời khóa biểu 4 kỳ không có chữ ký của lãnh đạo (ngoài lớp BV22.1 có chữ ký của Phó hiệu trưởng Vũ Văn Hóa).

Việc tổ chức đào tạo trong 2 năm liên tục được hoàn toàn thực hiện bằng hình thức trực tuyến (trong khi Bộ GD-ĐT chỉ cho phép dạy trực tuyến tối đa 30% thời lượng). Không tổ chức thực tập. Không có minh chứng cho thấy có sự giám sát lớp học (nghĩa là giảng viên có giảng bài, sinh viên có học hay không) của nhà trường.

Việc thi kết thúc học phần, đánh giá khóa luận tốt nghiệp đều chưa thực hiện đúng và đầy đủ theo đúng quy định về đào tạo đại học chính quy.

Cũng không có minh chứng về việc tổ chức thi hết học phần, như: không thành lập hội đồng thi (mà chỉ thành lập ban chức năng giúp việc cho hội đồng thi), không có minh chứng cho thấy nhà trường đã thực hiện các khâu ra đề, coi thi, chấm thi…; không phân công hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, không có minh chứng thể hiện việc thành lập hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp, không có bảng điểm các học phần hoặc không có bảng điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp… (nếu có cũng không đúng quy định).

Trong khi đó, học phí thu được từ các lớp kể trên là rất lớn. Với 2 lớp VB2 tại cơ sở Nguyễn Đức Cảnh, tổng số tiền thu theo danh sách học viên là gần 4 tỉ đồng. Chính xác là 3,924 tỉ đồng. Tại cơ sở Vũ Trọng Phụng (có 1 lớp), nhà trường cho biết không có số liệu học phí đã thu.

Chối bỏ trách nhiệm

Được biết, đầu năm 2021, bà Trần Thị Thúy Hà, Phó chủ nhiệm khoa Tiếng Anh B, Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, đã trình lên ban giám hiệu nhà trường xin chủ trương mở các lớp VB2 ngôn ngữ Anh ngoài trường. Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo của trường là ông Vũ Văn Hóa đã ký đồng ý vào các tờ trình này. Sau đó, tại cơ sở Nguyễn Đức Cảnh đã có 2 lớp VB2.12 và VB2.13 (A, B), tại cơ sở Vũ Trọng Phụng có 1 lớp VB2.1.

Tuy nhiên, theo Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, các tờ trình trên là tự ý cá nhân bà Trần Thị Thúy Hà lấy danh nghĩa Khoa Tiếng Anh B để làm, còn khoa không có chủ trương cũng như không biết gì về các lớp VB2 nói trên. Lãnh đạo Phòng Quản lý đào tạo cũng có tờ trình VB2 đó. Từ năm học 2020 – 2021 đến nay, nhà trường cũng không tổ chức tuyển sinh và đào tạo VB2 trình độ đại học cho bất cứ ngành học nào và cũng không ký hợp đồng hợp tác với bất cứ đơn vị nào ngoài trường.

Từ đó, nhà trường kết luận việc bà Trần Thị Thúy Hà trình mở các lớp VB2 tiếng Anh ngoài trường là làm trái quy định về thủ tục hành chính và vi phạm nhân danh, giả mạo Khoa Tiếng Anh B. Các tờ trình của bà Hà đã trình không có giá trị pháp lý (cho dù đã được phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo ký đồng ý), nên mọi hậu quả phát sinh nhà trường không chịu trách nhiệm. 




Nguồn: https://thanhnien.vn/truong-dh-kinh-doanh-va-cong-nghe-ha-noi-mo-chui-hang-loat-lop-van-bang-2-185241122193118168.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định cá tính ngút trời với chiếc mũ nồi

Mũ nồi gắn liền với hình ảnh các cô gái cổ điển, mang lại nét thanh lịch đặc...

Thái Lan triển khai 10 dự án tại Bình Định, đề xuất mở đường bay thẳng đến Quy Nhơn

Ngày 22.11 tại TP.Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP.HCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định. Hội nghị nêu ý kiến đề xuất tỉnh Bình Định có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hãng hàng không hai nước mở đường bay thẳng đến Quy Nhơn. Tham dự hội nghị có bà Wiraka Moodhitaporn, Tổng lãnh sự Thái Lan tại TP.HCM và...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Hơn 40% ý tưởng của Viettel Digital Talent được triển khai và ứng dụng vào thực tế

Ngày 22-11, tại trụ sở Tập đoàn Viettel đã diễn ra lễ bế giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent 2024, tổng kết chặng đường 6 tháng đào tạo và thực tập tại các đơn vị, cơ quan với chủ đề “Bung ý tưởng - bừng tương lai”. ...

Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ. ...

Bộ GD-ĐT dự kiến siết chặt xét học bạ, nâng ngưỡng đầu vào đào tạo giáo viên

Dự kiến từ năm 2025, cơ sở giáo dục đại học xét học bạ phải xét kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh; công khai danh sách thí sinh trúng tuyển xét tuyển sớm, tuyển không quá 20%. Ngày 22-11,...

Đề xuất mở rộng đối tượng cấp học bổng khuyến khích học tập

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 84/2020 ngày 17.7.2020 quy định chi tiết một số điều của luật Giáo dục, trong đó có quy định về học bổng khuyến...

Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối

DNVN - Ngày 22/11, Trường Đại học Đông Á phối hợp Văn phòng Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) tại Hà Nội và Đại học Cyber Ngoại ngữ Hàn Quốc đồng tổ chức hội thảo “Giáo dục tiếng Hàn tại miền Trung Việt Nam trong bối cảnh xã hội siêu kết nối”. ...

Mới nhất

Đồng chí Hà Sỹ Đồng giữ quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 22/11/2024, Phó Thủ tướng TT Chính phủ đã ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg về việc giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026 cho ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị. ...

Việt Nam nhất toàn đoàn cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber ​​Shield

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber ​​Shield, nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam, được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu. Chiều ngày 22/11, tại TP Hạ Long, Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) tổ chức bế mạc và...

Sức hút lớn từ sự đổi mới

Thu hút được khách tham quan lên đến hàng chục nghìn lượt người mỗi ngày, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tạo lên “cơn sốt” trên các trang mạng xã hội trong những ngày gần đây. Theo các chuyên gia, sức hút của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho thấy người dân rất...

Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn

NDO - Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) ra đời năm 2004 gắn với nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy ứng dụng, triển khai khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đến nay, công tác nghiên cứu...

Hội thảo khoa học “Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng”

Ngành đóng tàu TP. Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và đất nước. Chiều 22/11, Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hải Phòng phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phục...

Mới nhất