Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTrước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm...

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ ‘sân nhà’?

Trước “bão” hàng giá rẻ đến từ sàn Temu, ông Trần Văn Hiển cho rằng, doanh nghiệp trong nước phải nghiên cứu sản phẩm ngách, phát huy thế mạnh “tự thân”.

Chia sẻ của ông Trần Văn Hiển – Phó trưởng Ban Đào tạo và Hội viên, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) với Báo Công Thương về thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp trong nước trước “bão” hàng giá rẻ từ sàn thương mại điện tử nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam.

Bão hàng giá rẻ từ sàn Temu: Để doanh nghiệp trong nước không ‘thua trên sân nhà’
Ông Trần Văn Hiển – Phó trưởng Ban Đào tạo và Hội viên, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,… cung cấp hàng hóa giá rẻ tham gia vào thị trường Việt Nam và chiếm lĩnh thị phần lớn. Xin ông cho biết, việc này có ảnh hưởng gì tới các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Phải nói rằng, sàn thương mại điện tử đã mang lại cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng nhiều lợi thế như: Tiếp cận thị trường rộng lớn, giảm chi phí, tiện lợi, đa dạng hóa sản phẩm, thanh toán linh hoạt, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà bán hàng và doanh nghiệp dễ dàng quản trị dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả đã dần là một sự lựa chọn cho chính doanh nghiệp bán hàng và người tiêu dùng trong xã hội hiện đại.

Chính vì vậy, việc kinh doanh truyền thống đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tạo ra nhiều thách thức cũng như hệ lụy, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 12/2019.

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử có mặt tại Việt Nam chủ yếu đến từ thị trường Trung Quốc với những thế mạnh đã và đang tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trên đà hồi phục, sau 3 năm bị tác động mạnh bởi dịch bệnh.

Những yếu tố tác động thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau như: Các sàn thương mại điện tử thường cung cấp những sản phẩm cạnh tranh về giá vì thực hiện việc bán hàng từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng. Trong khi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là những doanh nghiệp đang kinh doanh theo mô hình truyền thống với tiềm lực về vốn còn nhiều hạn chế, chi phí sản xuất, tiếp thị bán hàng cao, công nghệ lạc hậu dẫn đến khó đưa ra giá thành sản phẩm cạnh tranh.

Thói quen của người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi, người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng hàng hóa nhập khẩu, với giá thành rẻ, điều này đã khiến cho hàng hóa nội địa ít được ưa chuộng hơn và cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp gây ra sự khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.

Một vấn đề nữa là chính những doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm kênh phân phối và marketing hiệu quả trong khi thị trường bị chi phối bởi các sàn thương mại điện tử với quy mô và tiềm lực lớn.

Bão hàng giá rẻ từ sàn Temu: Để doanh nghiệp trong nước không ‘thua trên sân nhà’
Temu là sàn thương mại điện tử xuyên quốc gia. Ảnh: baochinhphu.vn

Nhiều ý kiến cho rằng, người tiêu dùng thanh toán trên các sàn thương mại điện tử như Temu hay sàn nước ngoài khác phải qua các kênh trung gian quốc tế gây khó khăn kiểm soát dòng tiền, có thể thất thu thuế. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rằng, không thể cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và của Trung Quốc nói riêng bán hàng tại Việt Nam vì đây là xu thế của thế giới hiện đại và Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Điều quan trọng ở đây là Nhà nước cần phải có các chế tài, giải pháp kiểm soát sàn thương mại điện tử mang tính đồng bộ để đảm báo các hoạt động trên sàn thương mại điện tử diễn ra an toàn, hiệu quả, minh bạch và đúng pháp luật quy định.

Việc người mua hàng trong nước khi thực hiện các giao dịch mua hàng trên các sàn thương mại điện tử quốc tế, trong đó có một số sàn thương mại điện tử đến từ Trung Quốc, dòng tiền thanh toán các đơn hàng sẽ chảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, việc cần làm là kiểm soát giao dịch, quản lý thuế phải chặt chẽ, hiệu quả.

Trước thực trạng này, theo ông phía cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì để giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp nội địa?

Theo quan điểm của tôi, để giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử nước ngoài chiếm ưu thế, cơ quan quản lý nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp có tác động phổ rộng và kịp thời, giúp doanh nghiệp trong nước yên tâm sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong đó, triển khai sâu rộng các chương trình do Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Chính phủ, bộ, ban, ngành khởi xướng, qua đó tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh hàng hóa Việt Nam chất lượng. Ví dụ như chương trình Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; các chương trình xúc tiến thương mại giữa các vùng miền để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.

Đưa ra nhiều cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận vốn, đào tạo nâng cao năng lực, quy trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới sáng tạo và giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, cần đưa khung pháp lý liên quan đến quy định của sàn thương mại điện tử và chính sách liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng và quyền lợi của doanh nghiệp trong nước.

Đồng thời, tăng cường quản lý giám sát để ngăn chặn các sàn thương mại điện tử buôn bán hàng nhái, hàng giả, vi phạm bản quyền ảnh hướng trực tiếp đến người tiêu dùng và trốn thuế. Thời gian qua, một số sàn thương mại điện tử đã đưa ra nhiều chính sách áp dụng chế tài đối với nhà cung cấp buôn bán hàng giả, hàng nhái và vi phạm bản quyền nhưng những chính sách đó vẫn chưa phải là tối ưu khi các vụ lừa đảo vẫn còn xảy ra ở một số sàn thương mại điện tử.

Cần xây dựng hạ tầng thương mại điện tử, hoàn thiện thể chế đồng bộ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và ổn định để tạo lòng tin cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.

Với việc hàng hóa giá rẻ vào thị trường Việt Nam thông qua các nền tảng thương mại điện tử ứng dụng công nghệ ngày càng tiên tiến, tiện ích, xin ông cho biết, các doanh nghiệp trong nước cần cải thiện như thế nào để cạnh tranh với hàng giá rẻ nước ngoài?

Đánh giá trên bình diện chung các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước hiện nay còn nhiều hạn chế như về ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất, tiếp thị, quảng bá sản phẩm,… Trước thực trạng thị trường Việt Nam đang tràn lan hàng hóa giá rẻ, đa dạng mẫu mã đến từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước phải tự đánh giá được thực lực của chính mình, điểm mạnh, điểm yếu, từ đó hoàn thiện quy trình, sản xuất theo từng lộ trình, từng giai đoạn đã được hoạch định.

Việc quan trọng là áp dụng cộng nghệ để tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, cải tiến sản phẩm, phong phú về mẫu mã hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tìm tòi, nghiên cứu đưa ra thị trường những sản phẩm ngách để tạo ra thế mạnh của chính bản thân doanh nghiệp.

Tăng cường xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư; tận dụng, khai thác các ứng dụng mạng xã hội, các kênh truyền thông đa phương tiện để, sàn thương mại điện tử quảng bá sản phẩm, từ đó tiếp cận và thu hút khách hàng.

Đồng thời, phải thực hiện việc phát triển dịch vụ chăm sóc trước và sau bán hàng. Đây là vấn đề quan trọng để lấy lại niềm tin đối với người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!



Nguồn: https://congthuong.vn/truoc-suc-ep-hang-gia-re-tu-temu-doanh-nghiep-viet-lam-gi-de-giu-san-nha-355689.html

Cùng chủ đề

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của sàn Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành Việt Nam. Ngày 26/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký công văn 8598/BCT-TMĐT gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Công văn nêu rõ, trong...

Hàng giá rẻ Trung Quốc sắp tràn về Việt Nam?

(Dân trí) - Hỗ trợ tiếng Việt, miễn phí giao hàng là những động thái mới của Alibaba - "ông lớn" thương mại điện tử Trung Quốc nhằm giúp người bán tiếp cận thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Đối mặt với "cuộc chiến" khốc liệt ở thị trường trong nước, các công ty thương mại điện tử Trung Quốc bắt đầu rục rịch mở rộng thị phần sang thị trường nước ngoài với nhiều dịch vụ...

Trao niềm tin, “cởi trói” cơ chế cho nhà thầu nội địa

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Vũ Văn Khoa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) cho rằng, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, có thương hiệu, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn vậy, cần xây dựng cơ chế và...

Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 303,94 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 42 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023. Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng. Thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, ngày 31/10/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận để đánh giá tình...

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP... Cơ hội và thách thức Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2024 giữa Việt Nam và các đối tác trên thế giới đạt 578,5 tỷ USD tăng 16,3%...

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022). Sáng ngày 1/11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thông tin, xuất khẩu thủy sản tháng 10 đã tăng mạnh trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy...

Giá lúa tăng nhẹ 100 đồng/kg, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm

Giá lúa gạo hôm nay 1/11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định đối với mặt hàng gạo. Giá lúa tăng 100 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 1/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng gạo. Giá lúa tăng 100 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và...

Liên tục đảo chiều, thế giới quay đầu giảm, trong nước tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 1/11/2024, giá cà phê thế giới đồng loạt giảm, trong nước nằm ở mức 108.800-109.200 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg so với hôm qua. Giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 1/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay tăng 600 đồng/kg nằm trong khoảng 108.800-109.200 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 109.100 đồng/kg, giá mua...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Bộ Xây dựng: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 không còn hàng để bán

Bộ Xây dựng nhấn mạnh, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 25 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung trên thị trường. Vị trí còn lại là căn hộ chung cư cao cấp, siêu cao cấp (có...

Tập đoàn Dầu khí Saudi Aramco có doanh thu 500 tỉ USD hợp tác với PVN

Tập đoàn Saudi Aramco quan tâm và có kế hoạch hợp tác đầu tư tại Việt Nam, hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), trước mắt trong lĩnh vực thương mại dầu khí. Cử đoàn công tác sang Việt...

Nuôi gà kiểu mới: Không kháng sinh, cho gà tắm nắng, chạy nhảy

Chăn nuôi gia cầm theo phương pháp đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi đang trở thành xu hướng những năm gần đây, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Dự án Farm Champion của Thái Lan là một mô hình như thế.Nhằm nâng cao tiêu chuẩn chăn nuôi gà, Tổ chức Bảo vệ động vật...

Đề xuất luật hóa 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Hành vi thao túng và vi phạm công bố thông tin giao dịch của người nội bộ được cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung vào "Các hành vi bị nghiêm cấm" để áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thị trường, tăng tính răn đe. Hành vi thao túng và vi phạm công bố thông tin giao dịch của người nội bộ được cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung vào "Các hành vi...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Dịch sởi đang tăng cao

Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. ...

Đề xuất dành hơn 256.000 tỷ đồng để phát triển văn hóa

(ĐCSVN) - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 với tổng nguồn lực hơn 256.000 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm. Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng 1/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh,...

Đưa thương hiệu công nghệ thông tin Việt ra thế giới: Cần chính sách pháp lý phù hợp

Cách đây khoảng 20 năm, những doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam đã tiên phong vươn ra thị trường quốc tế, thực hiện những bước tiến đầu tiên trong...

tìm hiểu kỹ trước khi mua

Thị trường "ấm" lên Khác với tình hình ảm đạm trong những tháng trước, bước vào mùa cao điểm xây dựng năm nay được nhiều chủ đại lý buôn bán thiết bị vệ sinh đánh giá đã bớt ảm đạm. Tuy nhiên nhu cầu chủ yếu đến từ việc xây dựng các công trình dân dụng, trong khi nguồn...

Kinh tế và du lịch hưởng lợi gì từ đường sắt cao tốc?

VOV.VN - Một trong những lợi ích lớn nhất của đường sắt cao tốc, đó là đem đến cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho các khu vực dọc tuyến. Vậy các khu vực này được lợi gì từ đường sắt cao tốc, theo kinh nghiệm và góc nhìn từ quốc gia tỷ dân Trung Quốc?   Vào đầu...

Mới nhất

Dịch sởi đang tăng cao

Novaland đổi “tướng”