Trang chủChính trịNgoại giaoTrung Quốc ‘xuất con bài mặc cả" với EU, xe điện có...

Trung Quốc ‘xuất con bài mặc cả” với EU, xe điện có thể được giải cứu?

Bắc Kinh vừa chính thức tuyên bố không áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU, dù trước đó khu vực này cùng các đồng minh phương Tây, như Mỹ hay mới nhất là Canada đã thẳng thay áp thuế nhập khẩu đối với xe điện của Trung Quốc lên tới 100%.

Trung Quốc ‘xuất con bài mặc cả' với EU, xe điện có thể được giải cứu?
Trung Quốc tuyên bố không áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU. (Nguồn: devdiscourse)

Tuy nhiên, lý do Bắc Kinh đưa ra quyết định này không phải do không tìm thấy bằng chứng sản phẩm của EU đang bán phá giá tại thị trường hàng đầu thế giới này, mà là một động thái “cao tay” hơn đối tác.

Trong thông cáo công bố ngày 29/8, phía Trung Quốc cho biết, họ sẽ không áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU, mặc dù đã phát hiện ra rằng – rượu mạnh đã được bán tại Trung Quốc dưới giá thị trường, nhằm tạo điều kiện cho cả hai bên có thêm thời gian để thảo luận trong các cuộc đàm phán thương mại căng thẳng.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, họ đã phát hiện ra các nhà chưng cất rượu châu Âu bán phá giá rượu mạnh tại thị trường tiêu dùng 1,4 tỷ người, với biên độ dao động từ 30,6% đến 39,0% và ngành công nghiệp trong nước của họ đã bị thiệt hại.

“Các biện pháp chống bán phá giá tạm thời sẽ không được áp dụng trong trường hợp này trong thời điểm hiện tại”, tuyên bố cho biết, nhưng để ngỏ khả năng Bắc Kinh có thể hành động vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Trước đó, Bộ này cho biết rằng, cuộc điều tra dự kiến ​​sẽ kết thúc trước ngày 5/1/2025, nhưng có thể được gia hạn “trong những trường hợp đặc biệt”.

Cùng với động thái mới nhất này, Trung Quốc đã vận động 27 quốc gia thành viên của EU bác bỏ đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc áp dụng mức thuế bổ sung lên tới 36,3% đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 10 tới và quyết định của Bắc Kinh – không áp thuế đối với rượu mạnh từ EU có thể được coi là bước đi có lợi cho vụ kiện xe ô tô điện.

Pháp được coi là mục tiêu cuộc điều tra rượu mạnh của Bắc Kinh do nước này ủng hộ EU đánh thuế đối với ô tô điện Trung Quốc. Nước này cũng chiếm tới 99% lượng rượu mạnh nhập khẩu vào Trung Quốc hồi năm ngoái.

Hiệp hội rượu cognac Pháp, Văn phòng liên ngành quốc gia về rượu cognac cho rằng, quyết định tạm thời của Trung Quốc – hiện thời không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với rượu mạnh của EU – không giải quyết được mối lo ngại của họ về mức thuế quan cuối cùng. Các nhà sản xuất châu Âu cảnh báo thuế quan của Trung Quốc vẫn có thể được áp dụng trong tương lai.

“Chúng tôi hiểu rằng, mức thuế có thể áp dụng cho các sản phẩm của chúng tôi khi kết thúc thủ tục điều tra sẽ khoảng 34,8%. Nếu được áp dụng, mức thuế như vậy sẽ ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu rượu cognac sang Trung Quốc – một thị trường chiếm tới 25% lượng xuất khẩu của chúng tôi”, Hiệp hội rượu cognac Pháp cho biết rõ.

“Do đó, toàn bộ một ngành sẽ trở thành nạn nhân phụ của một cuộc xung đột kinh tế ngoài tầm kiểm soát. … Chúng tôi hy vọng, Pháp và EU sẽ ngay lập tức đàm phán với phía Trung Quốc để không áp dụng và từ bỏ các mức thuế này”, tuyên bố cho biết.

Sau thông báo của Trung Quốc, cổ phiếu của các nhà sản xuất rượu mạnh Pháp Remy Cointreau tăng 7,7% và Pernod Ricard tăng hơn 4,4%. Trong khi đó, cổ phiếu của nhà sản xuất Campari, Italy tăng 1,68%.

Quyết định của Trung Quốc được đưa ra khi Giám đốc điều hành của Pernod Ricard trình bày kết quả theo năm của công ty cho các nhà đầu tư. CEO Alexandre Ricard cho biết, công ty sẽ vẫn thận trọng với Trung Quốc vì quyết định không áp thuế dường như chỉ áp dụng cho thời điểm “hiện tại”. Ông từ chối bình luận thêm vì ông chưa có cơ hội xem xét tin tức.

Người phát ngôn của Pernod và Remy Cointreau đều chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.

Bắc Kinh đã công bố cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh của EU vào tháng 1. Các nhà sản xuất rượu cognac cho rằng, cuộc điều tra này liên quan một cuộc tranh chấp thương mại rộng lớn hơn chứ không phải chỉ thị trường rượu. Ngoài cuộc điều tra về rượu mạnh, Bắc Kinh cũng đã mở cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm từ sữa và thịt lợn từ EU trong những tháng gần đây.

Cuộc điều tra về sữa cũng đã được tiến hành vào tuần trước, một ngày sau khi Brussels công bố kế hoạch thuế quan sửa đổi đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất. Pháp cũng là nước xuất khẩu sữa lớn sang Trung Quốc vào năm ngoái với 211 triệu USD, các sản phẩm bị nhắm mục tiêu chủ yếu là sữa và kem.

“Đây có vẻ là một chiến thuật đàm phán từ Trung Quốc”, nhà phân tích Laurence Whyatt của Barclays nhận xét, dự kiến sau đây ​​sẽ thấy “mối liên hệ” giữa thuế quan của EU đối với xe điện Trung Quốc và hành động của Bắc Kinh đối với việc nhập khẩu rượu mạnh của EU.

Liệu bằng cách này họ có thể thuyết phục EU hủy bỏ một số biện pháp thuế đã lên kế hoạch áp dụng không?

Một phát ngôn viên của EC đã lên tiếng “tuyên bố rắn” rằng, diễn biến này sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của họ về thuế xe điện, đồng thời mô tả hai cuộc điều tra là “hai hướng riêng biệt”.

Trong một tuyên bố khác, các nhà lãnh đạo EU cho biết, họ đang theo dõi cuộc điều tra “rất chặt chẽ”, trong khi đánh giá chi tiết của họ cho rằng, kết quả của cuộc điều tra của Bắc Kinh là “đáng ngờ”. “Do đó, họ sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc điều tra nhằm đảm bảo các quy tắc của WTO được tuân thủ… và sẽ không ngần ngại thực hiện mọi hành động cần thiết để bảo vệ các nhà xuất khẩu EU”, tuyên bố cho biết.

Giới quan sát quốc tế bình luận, động thái bất ngờ của Trung Quốc là một “con bài cao tay” dù trước đó EU và các đồng minh không hề nương tay với kế hoạch áp thuế xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến bước này thì EU không thể không đặt mọi thứ lên bàn cân.





Nguồn: https://baoquocte.vn/trung-quoc-xuat-con-bai-mac-ca-voi-eu-xe-dien-co-the-duoc-giai-cuu-284395.html

Cùng chủ đề

Áp thuế khủng lên xe điện Trung Quốc, lộ điểm yếu “chí mạng” của Mỹ, Bắc Kinh vẫn đang dẫn đầu

Sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden mạnh tay tăng thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, một số mẫu xe vẫn rẻ hơn so với các xe điện của Mỹ. Điều này cho thấy những thách thức lớn mà xe điện của Mỹ đang phải đối mặt.

Bầu cử Mỹ vào giai đoạn nước rút, Washington tung “đòn” mới với Trung Quốc, doanh nghiệp công nghệ “dậy sóng”

Ngày 13/9, chính phủ Mỹ có quyết định mới về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thuế trừng phạt đối với xe điện Trung Quốc tại Mỹ sắp tăng gấp 4 lần

Chính quyền Mỹ ngày 13/9 thông báo sẽ tăng thuế đối với xe điện và một số hàng hóa khác của Trung Quốc kể từ ngày 27/9 trong một phần của nỗ lực duy trì khả năng cạnh tranh của người lao động và các ngành công nghiệp liên quan ở Mỹ.

Khoản tiền lớn từ Trung Quốc “chảy” vào Nga, lộ diện thách thức của Mỹ trong cạnh tranh với Bắc Kinh

Báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết, Trung Quốc chi tiêu nhiều gấp 9 lần so với Mỹ cho các dự án hạ tầng trên toàn cầu trong 8 năm qua.

Được phương Tây “đẩy thuyền”, Nhân dân tệ hưởng lợi bất ngờ, ông Trump đe dọa các nước từ bỏ USD

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã thúc đẩy giao dịch đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc lên mức cao mới. Tuy nhiên, điều này khiến NDT đối mặt với lời đe dọa áp thuế từ cựu Tổng thống Donald Trump.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thị trường nội địa tăng liên tiếp trong 4 tuần, thế giới triển vọng tích cực

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Cùng chuyên mục

Giá vàng miếng SJC đi lên, vàng nhẫn lập đỉnh kỷ lục, thế giới nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt...

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới cùng tăng mạnh. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”. Giá vàng miếng đi lên.

Người nước ngoài khám phá nét đẹp Tết Trung thu Việt Nam

Múa lân rộn ràng, ảo thuật đầy mê hoặc, phá cỗ vui nhộn hay tự tay làm bánh Trung thu truyền thống... là những trải nghiệm thú vị của nhiều em nhỏ và du khách nước ngoài tại Việt Nam trong dịp Tết Trung thu năm nay. Ngày 16/9,...

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Mới nhất

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Cấp bách khôi phục sản xuất, đảm bảo đủ thực phẩm cuối năm

Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm trên 3.700 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; trên 26.000 con gia súc, trên 2,9 triệu con gia cầm bị chết. Đây cũng chính là thiệt hại về nguồn cung thực phẩm lớn cho cuối năm.Trước tình hình này, phóng viên TTXVN đã có...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc đến trình Quốc thư

Sáng 17/9/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ đến trình Quốc thư. Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tiep-dai-su-trung-quoc-den-trinh-quoc-thu-20240917083607354.htm

Xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp …

Phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầuTại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Chính phủ đã đặt mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương đó là: “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền...

Mới nhất

Những lưu ý quan trọng