Trong đó, trồng trọt tăng 2,02%; chăn nuôi tăng 4,34%, thủy sản tăng 3,46%; lâm nghiệp tăng 4,11%.
Về tiêu thụ nông lâm thủy sản, ba tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỉ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu 3,36 tỉ USD tăng 96,5%.
Về xuất khẩu kim ngạch, tháng 3 đạt 4,85 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông sản chính 2,75 tỉ USD (tăng 31,1% so với tháng 3.2023), lâm sản chính 1,22 tỉ USD (giảm 0,3%), thủy sản 653 triệu USD (giảm 14,6%), chăn nuôi 43,6 triệu USD (tăng 8,3%), đầu vào sản xuất 173 triệu USD (tăng 0,2%).
Tính chung 3 tháng, các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm trước nên kim ngạch xuất khẩu tăng, đạt 13,53 tỉ USD; đóng góp vào kết quả này có:
Nông sản 7,46 tỉ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỉ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỉ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%; đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%.
Đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Trong đó, gỗ 2,32 tỉ USD (tăng 26,8%); rau quả 1,23 tỉ USD (tăng 25,8%); gạo 1,37 tỉ USD (tăng 40% với lượng 2,07 triệu tấn, tăng 12%); càphê 1,9 tỉ USD (tăng 54,2% với lượng 599 nghìn tấn, tăng 8,3%).
Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản: giá xuất khẩu gạo 661 USD/tấn, tăng 25%; càphê 3.181 USD/tấn, tăng 43,5%; cao su 1.462 USD/tấn, tăng 5,1%; hạt tiêu 4.153 USD/tấn, tăng 35,6%.
Riêng hạt điều 5.329 USD/tấn, giảm 8,6%; chè 1.616 USD/tấn, giảm 2,2%; phân bón 412 USD/tấn, giảm 9,1%…
Đáng chú ý giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Trong đó, xuất khẩu sang châu Á 6,27 tỉ USD (tăng 16,6%); châu Mỹ 2,96 tỉ USD (tăng 27,2%); châu Âu 1,85 tỉ USD (tăng 34,8%); châu Đại Dương 188 triệu USD (tăng 22,9%) và châu Phi 192 triệu USD (tăng 21,6%).
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Trong đó giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Hoa Kỳ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.