Trang chủChính trịChủ quyềnTrung Quốc-Philippines nhất trí hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông, có...

Trung Quốc-Philippines nhất trí hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông, có phải chỉ là lời nói?

Mặc dù Trung Quốc và Philippines đã nhất trí hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông nhưng lời nói trên bàn đàm phán và hành động trên thực địa lại không có sự đồng nhất.

Trung Quốc-Philippines nhất trí hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông, có phải chỉ là lời nói?
Cuộc va chạm giữa tàu của Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông ngày 17/6. (Nguồn: AP)

Kiềm chế tối đa hay vạch lằn ranh đỏ

Tờ The Straits Times ngày 10/7 đăng bài viết của hai nhà báo chuyên nghiên cứu về Trung Quốc và Biển Đông Yew Lun Tian và Mara Cepeda phân tích về những hệ quả sau vụ đụng độ giữa hải cảnh Trung Quốc và lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines trên Biển Đông. TG&VN lược dịch lại bài phân tích.

Khi lực lượng hải cảnh Trung Quốc đụng độ với binh sĩ Philippines ở Biển Đông vào ngày 17/6, căng thẳng giữa hai bên đã leo thang đỉnh điểm. Tuy nhiên, tình hình dịu xuống kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ra lệnh cho quân đội “kiềm chế tối đa” ở Biển Đông.

Theo giới phân tích địa chính trị và ngoại giao, Mỹ có thể đã “khuyên” Philippines giảm căng thẳng. Một nhà ngoại giao Đông Nam Á giấu tên nhận định rằng Mỹ đã theo dõi chặt chẽ sự cố hôm 17/6 và “khuyên” Philippines nên hạ nhiệt.

Cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines ngày 17/6 đã đẩy căng thẳng hai bên trên Biển Đông gần hơn với kịch bản “lằn ranh đỏ” mà ông Marcos Jr. đã nêu ra tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 31/5, theo đó “nếu một người Philippines bị thiệt mạng do phía Trung Quốc gây ra, Philippines sẽ coi đó là một hành động gây chiến”.

Sau đó, ông Marcos Jr. nói thêm rằng Mỹ – đồng minh hiệp ước của Philippines – sẽ cân nhắc việc kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ chung (MDT) năm 1951 nếu tàu thuyền của nước này bị tấn công vũ trang trên Biển Đông.

Giải thích lý do tại sao Tổng thống Philippines có thể đưa ra tuyên bố như vậy, Tiến sĩ Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore cho biết: “So với những người tiền nhiệm, ông Marcos Jr. thực sự đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi cho lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc ở Biển Đông từ công chúng, quốc hội, quân đội và lực lượng bảo vệ bờ biển. Đây là điều chưa từng có”.

Tiến sĩ Aries Arugay, nghiên cứu viên tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) bình luận thêm rằng việc Mỹ tuyên bố công khai ủng hộ Manila cũng là nhằm gửi tín hiệu trấn an đến tất cả các đồng minh quốc phòng của mình, bao gồm cả Nhật Bản và Australia.

Mặc dù Washington đã tái khẳng định mạnh mẽ cam kết hỗ trợ Manila khi cần thiết, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tàu chiến Mỹ xuất hiện khi Trung Quốc và Philippines đụng độ trên biển.

Một nhà ngoại giao Đông Nam Á giấu tên nhận định Philippines đã quá liều lĩnh khi đặt niềm tin vào MDT. Thực tế, Washington đang bị chi phối bởi các cuộc khủng hoảng khác ở Ukraine và Gaza.

Ông Jonathan Malaya, Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines vừa qua có nhận định: “Mỹ đang tham gia toàn diện vào 2 cuộc xung đột trên nên không có lợi cho họ khi có cuộc xung đột thứ 3 ở Biển Đông trong bối cảnh bầu cử Mỹ đang đến rất gần”.

Thực địa và bàn đàm phán

Philippines và Trung Quốc đã nhất trí hạ nhiệt căng thẳng tại vòng họp thứ 9 của “Cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông” ngày 2/7 vừa qua.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, Tướng Romeo Brawner Jr., Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Philippines vẫn giữ giọng điệu cứng rắn khi khẳng định với các phóng viên rằng ông ủng hộ phát biểu về “lằn ranh đỏ” của Tổng thống Marcos Jr. tại Đối thoại Shangri-La.

Ông Brawner Jr. nhấn mạnh: “Nếu ai đó tấn công, chúng tôi sẽ sử dụng lực lượng tương ứng để tự vệ”.

Trung Quốc cũng không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ dừng lại. Manila đưa tin, một tàu hải cảnh Trung Quốc dài 165m, được mệnh danh là “quái vật”, đã xâm nhập EEZ của Philippines ở Biển Đông ngày 2/7.

Thiếu tướng Jay Tarriela, người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho rằng tàu này có mặt để “đe dọa” Philippines.

Kể từ cuộc họp đầu tiên vào năm 2017, Cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông đã trở thành kênh thường xuyên để hai bên giải quyết các tranh chấp trên biển.

Các cuộc gặp diễn ra thông suốt cho đến khi dịch Covid-19 bùng phát, và kể từ chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vào tháng 1/2023, hai bên chưa nối lại các chuyến thăm viếng song phương cấp cao.

Năm ngoái, hai nước đã tổ chức một cuộc họp về cơ chế tham vấn chỉ 1 tháng sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cáo buộc tuần duyên Trung Quốc đã chiếu tia laser cấp quân sự khiến một số thành viên thủy thủ đoàn của lực lượng này bị mù tạm thời. Trong những tháng tiếp theo, xung đột và va chạm thường xuyên diễn ra giữa hai nước tại Biển Đông.





Nguồn: https://baoquocte.vn/trung-quoc-philippines-nhat-tri-ha-nhiet-cang-thang-tai-bien-dong-co-phai-chi-la-loi-noi-278482.html

Cùng chủ đề

Không gian quảng bá du lịch Việt Nam: Điểm nhấn trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam

Du lịch và giao lưu nhân dân là một trong những nội dung ưu tiên trong Chương trình triển khai quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei giai đoạn 2023 - 2027.

Nga sơ tán công dân tại Belgorod, Iran sắp tấn công Israel quy mô lớn, Mỹ triển khai tàu ngầm tới Trung Đông

Phó Tổng thống Iran vừa được bổ nhiệm sắp từ chức, hàng không hai nước châu Âu ngừng bay tới Trung Đông, Serbia coi BRICS là giải pháp thay thế EU, Australia ký thỏa thuận với Anh, Mỹ về AUKUS, đánh bom xe buýt ở Afghanistan, nhiều người thương vong… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Philippines cáo buộc Không quân Trung Quốc “hành động nguy hiểm và khiêu khích”, Bãi cạn Scarborough lại thêm nóng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 11/8 đã kịch liệt lên án hành động của Không quân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough, mô tả những động thái này là “vô lý, bất hợp pháp và liều lĩnh”.

Nga tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Kursk, tàu đổ bộ tấn công của Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Israel và Hamas sắp...

Mexico bác đề nghị bắt giữ Tổng thống Putin, Trung Quốc kiện EU lên WTO về thuế xe điện, Nga ban hành luật chấm dứt quyền công dân của người nước ngoài, Mỹ triển khai phi đội tàng hình F-22 đến Trung Đông, hai ứng viên Tổng thống Mỹ chốt ngày tranh luận… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Campuchia khởi công dự án kênh đào Funan Techo, Israel cân nhắc tấn công phủ đầu Iran, Nga cảnh báo đáp trả phương Tây...

Ứng viên Harris ráo riết chọn "phó tướng", Iran dọa “thanh trừng” Thủ tướng Israel, EU trừng phạt 28 đại diện cơ quan an ninh Belarus, quân đội Bangladesh thành lập chính phủ lâm thời, Ukraine nhận 3,9 tỷ USD từ Mỹ….là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Australia tự hào về mối quan hệ với ASEAN

Phát biểu tại tiệc tiếp tân nhân kỷ niệm lần thứ 57 Ngày ASEAN, Toàn quyền Australia cho biết, 2024 là một năm đặc biệt, Australia tự hào về mối quan hệ với ASEAN.

Mê mẩn ‘bức tranh’ ruộng bậc thang mùa lúa xanh ở Hoàng Su Phì

Mùa lúa xanh tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) không chỉ là thời điểm cây lúa phát triển mạnh mẽ mà còn là mùa của vẻ đẹp tự nhiên hiếm có của những thửa ruộng bậc thang bát ngát.

Vì sao lại xảy ra điều này?

Hồi tuần trước, Nhật Bản đã lần đầu tiên đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất xung quanh rãnh Nankai chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, khiến Thủ tướng Kishida Fumio phải hủy kế hoạch công du châu Á và hàng nghìn người hủy kế hoạch du lịch.

Sẽ ra sao nếu Ukraine “đặt dấu chấm hết” cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?

Bất chấp "cơn mưa" trừng phạt đổ bộ tới Nga, đất nước này vẫn đang bơm khí đốt tự nhiên sang châu Âu thông qua Ukraine. Tại sao?

Học phí Trường ĐH Khoa học

Năm học 2024-2025, học phí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh dao động từ 14,3 triệu đồng đến 82 triệu đồng/năm học.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Philippines cáo buộc Không quân Trung Quốc “hành động nguy hiểm và khiêu khích”, Bãi cạn Scarborough lại thêm nóng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 11/8 đã kịch liệt lên án hành động của Không quân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough, mô tả những động thái này là “vô lý, bất hợp pháp và liều lĩnh”.

Trung đoàn 196 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Các đại biểu cùng cán bộ, nhân viên, chuyên viên Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn...

“Bát nước thao trường” ấm tình đồng đội

Một ngày đầu tháng 8, chúng tôi có mặt trên thao trường huấn luyện của Tiểu đoàn 864, Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân vào giờ nghỉ giải lao của một buổi huấn luyện giữa cái nắng chiều cực gắt của bán đảo Cam Ranh. Giữa sự khắc nghiệt thời tiết, là không khí tươi vui, rộn ràng của các chiến sĩ trẻ thông qua những tiếng đàn, tiếng hát, tiếng nói cười từ mô hình “Bát...

Dùng trực thăng đưa ngư dân bị chấn thương sọ não từ đảo Trường Sa vào đất liền điều trị

Ngư dân Mai Anh Tuấn bị chấn thương sọ não, nhập Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngày 5/8, hôm nay (6/8) đã được đưa vào đất liền bằng trực thăng để tiếp tục điều trị.

Mới nhất

Mới nhất

Đón nắng