Trang chủChính trịNgoại giaoTrung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh...

Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh nghiệp nước ngoài quyết không tách rời

Năm 2024, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và các nỗ lực “tách rời” trong nền kinh tế thế giới, điều gì đã xảy ra với sức hấp dẫn của Trung Quốc như một điểm đến đầu tư được ưa chuộng?

Trung Quốc vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn
Trung Quốc có sức hấp dẫn như một điểm đến đầu tư hàng đầu. (Nguồn: Bloomberg)

Khi năm 2024 sắp kết thúc, một quyết định đầu tư mang tính bước ngoặt gần đây của “gã khổng lồ” dược phẩm Pháp Sanofi đã nổi lên như một minh chứng thuyết phục cho niềm tin nhất quán của các nhà đầu tư toàn cầu vào thị trường Trung Quốc.

Đầu tháng 12/2024, công ty dược phẩm này đã công bố kế hoạch đầu tư gần 1 tỷ euro (khoảng 1,04 tỷ USD) để thành lập một cơ sở sản xuất insulin mới ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

Đây sẽ là khoản đầu tư lớn nhất của Sanofi tại đất nước tỷ dân kể từ khi gia nhập thị trường này vào năm 1982.

Sanofi không phải là trường hợp duy nhất tăng cường đầu tư tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong giai đoạn tháng 1-11/2024, kỷ lục 52.379 công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại đất nước, tăng 8,9% so với năm trước. Riêng tháng 11/2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đại lục trên thực tế đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dòng vốn đầu tư này là sự chứng minh cho sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như một điểm đến đầu tư hàng đầu.

Một yếu tố quan trọng cho phép Trung Quốc duy trì sức hút đối với đầu tư toàn cầu đó là hệ thống công nghiệp của Trung Quốc, toàn diện nhất trên quy mô toàn cầu và mang lại lợi thế chuỗi cung ứng khá lớn.

Lợi thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc dành cho các nhà đầu tư nước ngoài mang đến cơ hội tăng trưởng to lớn. Cùng với thị trường tiêu dùng rộng lớn 1,4 tỷ dân, quốc gia này vẫn là điểm đến quan trọng đối với các nhà đầu tư toàn cầu.

Ông Michael Hart, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho rằng, có hai lý do các công ty nước ngoài sẽ không rời khỏi thị trường Trung Quốc.

Thứ nhất, các công ty đã đầu tư vào chuỗi cung ứng và xây dựng chúng cùng với những nhà cung cấp của mình.

Thứ hai, họ không có thị trường thay thế nhanh chóng và dễ dàng.

Nâng mức độ mở cửa lên một tầm cao mới

Khi Trung Quốc theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới, vị thế của đất nước này trên bản đồ đổi mới toàn cầu tiếp tục tăng lên.

Chỉ số Đổi mới Toàn cầu năm 2024, do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới công bố, xếp Trung Quốc thứ 11 trong số các nền kinh tế đổi mới nhất thế giới, tăng một bậc so với năm trước. Điều này giúp đất nước tỷ dân trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong thập niên qua.

Để cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng tốt hơn những lợi thế của mình về chuỗi cung ứng, thị trường và đổi mới, Trung Quốc đã có những bước tiến trong việc tiếp tục mở cửa trong năm nay.

Trong suốt năm 2024, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp quan trọng được thiết kế để thúc đẩy một môi trường hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Các biện pháp này bao gồm từ việc mở rộng quyền tiếp cận những ngành công nghiệp quan trọng đến việc khởi xướng các chương trình thí điểm tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài.

Ngoài các động lực tăng trưởng truyền thống như sản xuất, Bắc Kinh đang mở rộng những nỗ lực mở cửa sang lĩnh vực dịch vụ.

Trong bối cảnh năm 2025 đến gần, Trung Quốc đang đặt mục tiêu nâng cao mức độ mở cửa lên một tầm cao mới, dựa trên những nỗ lực cải cách hàng thập kỷ nhằm tăng cường mở cửa thị trường.

Tại Hội nghị Công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc (11-12/12), Trung Quốc đã xác định mục tiêu hàng đầu trong năm 2025 là đẩy mạnh nâng cao tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư, mở rộng toàn diện nhu cầu trong nước.

Giới phân tích nhận định, việc đặt thứ tự các nhiệm vụ kinh tế cần triển khai trong năm 2025 có sự khác biệt so với năm trước. Hơn thế, ngôn từ sử dụng từ “mở rộng nhu cầu trong nước” thành “mở rộng nhu cầu trong nước toàn diện” đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc mở rộng nhu cầu trong nước trong năm 2025.





Nguồn: https://baoquocte.vn/trung-quoc-la-diem-den-dau-tu-hang-dau-ly-do-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-quyet-khong-tach-roi-298828.html

Cùng chủ đề

Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành

Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh bố trí lại mặt bằng cụm 12 công trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay khu vực phía đông bắc của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Diện tích mỗi công trình khoảng 3,8 - 4,5ha. Đồng thời, bố trí đường lăn song song và các công trình hạ tầng...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mê Linh rực rỡ hương sắc đêm khai mạc Festival hoa 2024

(Tổ Quốc) - Tối 26/12, tại quảng trường khu Trung tâm Hành chính huyện Mê Linh (TP Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 - năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa huyện Mê Linh. Tối 26/12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 chính thức khai mạc với chủ đề “Mê Linh...

Hà Nội: hạ tầng khu đông tạo đà cho thị trường bất động sản ‘cất cánh’

Sự bứt tốc của hạ tầng giao thông đã và đang thay đổi cục diện từ kinh tế, văn hóa, đến bất động sản phía đông, đưa khu vực này trở thành trung tâm mới Thủ đô. Hạ tầng trở thành “trợ lực” của mô hình Thủ đô đa trung tâm Trong lịch sử, phía đông Hà Nội từng là “vùng đất ngủ quên” phía bên kia sông Hồng. Tuy nhiên, từ sau quy hoạch năm 1998 và sự ra đời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi động Dự án ‘Đối tác Xanh do Phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Dự án nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nâng cao quyền năng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định chính sách và hành động về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Nga “mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ca ngợi cơ chế đối tác quốc gia BRICS là "một cột mốc quan trọng khác', nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, khi Điện Kremlin công bố thêm 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS.

Bộ Y tế và Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024

“Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai”

Chương trình nghị sự bận rộn của đối ngoại Ấn Độ

Chưa đầy một tuần nữa bước vào năm 2025, Ấn Độ đã bắt tay vào việc hoạch định hoạt động đối ngoại trong năm mới.

Apple gặp thách thức lớn trong việc sản xuất iPhone không viền

Apple vẫn đang cố gắng phát triển một chiếc iPhone với màn hình tràn viền hoàn toàn, đánh dấu bước tiến lớn nhất mà công ty đạt được.

Bài đọc nhiều

Lý do Ấn Độ không còn mua dầu từ Nga nhiều nhất

Trong tháng 11/2024, khối lượng dầu thô mà Ấn Độ nhập khẩu của Nga đã giảm, trong khi quốc gia Nam Á tăng cường mua hàng từ Trung Đông. Nga để mất thị phần dầu mỏ tại Ấn Độ vào tay các nhà xuất khẩu Trung Đông. (Nguồn: Bloomberg) Những tháng trước đó, Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu...

Xây nhịp cầu hợp tác tin cậy giữa doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan (Trung Quốc)

Nhằm kết nối, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp của hai bên, TS. Ngô Phẩm Trân, doanh nhân Việt kiều tại Đài Loan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan, đã phối hợp với một số hiệp hội nghề nghiệp tại đây tổ chức hai chương trình Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại thành phố Đào Viên và thành phố Đài Trung, thu hút hơn 100 doanh nghiệp của Đài Loan tham dự.

Ủy ban người Việt nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Chủ tịch nước quyết định tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao theo Quyết định số 1524/QĐ-CTN ngày 23/12/2024. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các hoạt động từ thiện nhân đạo, củng...

Tìm lại ký ức và tình thầy trò Trung – Việt

66 năm trước, đã có hơn 20 học viên Việt Nam đến học tập tại Học viện Gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc. Cuối tháng 11/2024, khi tham dự hội thảo quốc tế "Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa: Kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc" tại Đà Nẵng, ông Vương Văn Hoa, Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Marx của trường mang theo nhiệm vụ đặc biệt từ các giảng viên cao tuổi: tìm...

Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị “thổi lửa”, thị trường “sáng cửa” tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị. Theo giới chuyên gia, thị trường vàng sẽ duy trì trạng thái cân bằng, giao dịch chủ yếu mang tính cầm chừng trước thềm năm mới.

Cùng chuyên mục

Nga “mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ca ngợi cơ chế đối tác quốc gia BRICS là "một cột mốc quan trọng khác', nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, khi Điện Kremlin công bố thêm 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS.

Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Các nhà kinh tế nói với Business Insider rằng, kinh tế Nga không sụp đổ nhưng nước này sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn vào năm 2025 nếu tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Sự đồng hành của các cơ quan đại diện sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tin bước ra ‘biển lớn’

Baoquocte.vn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt là rất lớn cần có vai trò đồng hành của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 - 69.000 đồng/kg. Nên xuất bán thịt heo đúng theo lịch trình và thời gian đã định, không nên cố tình giữ lại để đẩy giá lên cao, vì điều này có thể gây ra hiện tượng tăng giá ảo.

Đếm ngược thời điểm Ukraine “buông tay” Nga, Tổng thống Putin nói “không còn thời gian”

Ngày 26/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, không còn thời gian trong năm nay để ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt mới với Ukraine.

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp năm 2024

Ngày 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và PTNT. ...

2024: Năm học của các giải nhất với sinh viên ĐH Duy Tân

Năm 2024 đánh dấu cột mốc của sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân với chuỗi dài các giải nhất ở khắp các “đấu trường” học thuật trong nước và quốc tế ở đa dạng các ngành học khác nhau. ...

Bất bình vì chủ cơ sở trồng giá bằng hóa chất chỉ bị phạt tiền, không khởi tố

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online bày tỏ bất bình khi chủ cơ sở trồng giá bằng hóa chất độc hại ở Huế chỉ bị phạt tiền, vì giá trị của lô giá chưa đạt đến mức phải khởi tố hình sự. ...

Tập huấn tăng cường về tổ chức và quản lý thực hiện chương trình GDPT 2018

Sáng 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn hiệu trưởng trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) về tăng cường tổ chức...

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phước Bình 2

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phước Bình 2, tỉnh Đồng Nai. Quyết định nêu rõ: Chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời chấp thuận nhà đầu tư...

Mới nhất

09:08:34

Nâng tầm sản phẩm OCOP